Ông chia xuất khẩu tư bản thành hai hình thức, một là xuất khẩu tư bản sản xuất, hai là xuất khẩu tư bản cho vay. Lê-nin cho rằng tư bản dư thừa của các nước phát triển chủ yếu chảy sang các nước lạc hậu về kinh tế. Xuất khẩu tư bản phải thoả mãn hai điều kiện, một là tư bản dư thừa ở một số ít nước tư bản phát triển, hai là các nước lạc hậu có khả năng phát triển tư bản chủ nghĩa. Cuối cùng, Lenin chỉ ra rằng kết quả tất yếu của quá trình luân chuyển vốn từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là sự trì trệ kinh tế ở các nước xuất khẩu tư bản và sự suy giảm tư bản của các nước nhập khẩu tư bản.
2. Nguyên nhân
- Do tình trạng "tư bản thừa" tại các nước phát triển. tức là tại các nước lớn, kinh tế bão hòa, thị trường đã bị các TCĐQ thao túng.. => tỉ suất lợi nhuận (p') giảm => cần đầu tư ra nước ngoài để tìm p' cao
- Do lịch sử, nhiều nước tư bản lớn có thuộc địa nên cần đầu tư sang thuộc địa.
VD: Pháp đưa sang VN nền công nghiệp đóng tàu, khai thác mỏ,,,...
Xuất khẩu tư bản Là việc đầu tư tư bản ra nước ngoài để sản xuất GTTD và thực hiện GTTD ở nước ngoài nhằm làm phương tiện để bóc lột GTTD ở nước nhập khẩu
3. Các hình thức xuất khẩu tư bản
- Theo chủ thể xuất khẩu gồm XKTB của nhà nước nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự, hoặc XKTB của tư nhân nhằm mục đích lợi nhuận
- Theo cách thức đầu tư, gồm:
+ XKTB trực tiếp (FDI): Nhà tư bản trực tiếp đầu tư vốn và thực hiện SXKD+ XKTB gián tiếp: đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, cho nước ngoài vay tín dụng, lượng lãi suất, tài trợ ODA
- Theo hình thức hoạt động: Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia, hoạt động tài chính, tín dụng của ngân hàng, chuyển giao công nghệ
4. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Hướng xuất khẩu tư bản có sự thay đổi cơ bản
- Về dòng vốn đầu tư: Xuất hiện dòng vốn đầu tư giữa các nước lớn với nhau, Vì:
- KHKT phát triển tạo nên các ngành mới, các nước nhỏ chưa đủ đk để đầu tư, tiếp nhận sản xuất.
- Để tính rào cản chính sách giữa các nước, có thể đầu tư qua nước thứ 3
- Về chính trị: Nước lướn tăng cường sử dụng XKTB (của nhà nước và tự nhiên) để chi phối nền kinh tế (do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường) của nhỏ từ đó có khả năng chi phối chính trị, văn hóa, xã hội.
- Chủ thể XKTB có thay đổi. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng to lớn và ngày càng xuất hiện nhiều chủ thể XKTB là các nước phát triển như ở Châu Á
- Hình thức xuất khẩu TB ngày càng đa dạng xen với xuất khẩu hàng hóa
- Sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản được bỏ dần thay vào đó là nguyên tắc cùng có lợi được tôn trọng.
Xem thêm:
Câu hỏi tự luận Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường?
Câu hỏi tự luận Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường?
Câu hỏi tự luận Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
Câu hỏi tự luận Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam?