Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường? | Câu hỏi tự luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện ngân hàng

Câu hỏi tự luận KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN chương 2: "Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường?" (có đáp án) giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường?

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phân công lao động xã hội:

a. Là sự phân công công việc giữa những người sản xuất

b. Là sự phân chia lao động xã hội các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau

c. Khiến cho những người sản xuất độc lập với nhau

d. b và c

Câu 2: Hàng hoá là:

a. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con người

b.Tất cả các vật phẩm có trong tự nhiên

c. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi mua bán

d. Tất cả các vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

Câu 3: Thực chất của quan hệ trao đổi hàng hóa là:

a. Trao đổi hai lượng hàng hóa bằng nhau

b. Trao đổi hai lượng hàng hóa khác nhau

c. Trao đổi hai giá trị sử dụng khác nhau với hai lượng giá trị bằng nhau

d. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất hàng hóa

Câu 4: Vì sao hàng hóa có 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị:

a. Vì đó là ặc trưng riêng có của nền sản xuất hàng hóa

b. Vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: lao động cụ thể và loa động trừu tượng

c. Vì lao động sản xuất hàng hóa có 2 loại: Lao động giản đơn và lao động phức tạp

d. Vì quá trình trao đổi hàng hóa luôn có người mua và người bán

Câu 5: Giá trị hàng hóa là:

a. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

b. Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

c. Biểu hiện của giá trị trao đổi

d. Biểu hiện của giá trị sử dụng

Câu 6: Vai trò của lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là:

a. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

b. Tạo ra tính hữu ích của sản phẩm làm cho sản phẩm có giá trị

c. Tạo ra giá trị hàng hóa

d. Nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa

Câu 7: Thời gian lao động cá biệt là:

a. Thời gian lao động của từng chủ thể trong việc sản xuất hàng hóa

b. Thời gian lao động trung bình để sản xuất hàng hóa

c. Thời gian laođ ộng hao phí được xã hội thừa nhận

d. Cả a, b, c đều sai

Câu 8: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa do nhân tố nào quyết định:

a. Chi phí về máy móc, thiết bị và vật tư, nguyên vật liệu

b. Lượng lao động của mỗi chủ thể trong việc sản xuất hàng hóa

c. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

d. Số lượng và chất lượng giá trị sử dụng của hàng hóa

Câu 9: Cơ sở căn bản của giá cả thị trường là:

a. Tính khan hiếm của hàng hóa

b. Giá trị hàng hóa

c. Giá trị sử dụng của hàng hóa

d. Thị hiếu của thị trường

Câu 10: Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị:

a. Giá cả hàng hóa vận động lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa

b. Giá trị hàng hóa vận động lên xuống xoay quanh giá cả hàng hóa

c. Giá cả hàng hóa lúc nào cũng bằng giá trị hàng hóa

d. Giá cả hàng hóa luôn cao hơn giá trị hàng hóa

Câu 11: Quy luật giá trị có tác dụng:

a. Điều chuyển các yếu tố sản xuất giữa các ngành một cách có kế hoạch

b. Tự phát điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá; Cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao ộng; phân hoá những người sản xuất

c. Phân bổ nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác một cách có ý thức

d. Đem lại lợi ích cho tất cả những người sản xuất hàng hoá

Câu 12: Quy luật giá trị yêu cầu:

a. Giá trị cá biệt của hàng hóa phải lớn hơn giá trị xã hội của hàng hóa

b. Giá trị cá biệt của hàng hóa phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội của hàng hóa

c. Cả a và b đều úng

d. Cả a và b đều sai

Câu 13: Sản xuất hàng hoá tồn tại:

a. Trong mọi xã hội

b. Trong chế độ nô lệ, phong kiến, TBCN

c. Trong các xã hội, có phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất

d. Chỉ có trong CNTB

u 14: Giá cả hàng hoá là:

a. Giá trị của hàng hoá

b. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền

c. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá

d. Tỉ lệ trao đổi hàng hoá trên thị trường

Câu 15: Lao động cụ thể là:

a. Phạm trù riêng của CNTB

b. Phạm trù của nền kinh tế hàng hoá

c. Phạm trù riêng của kinh tế thị trường

d. Phạm trù chung của mọi nền kinh tế

Câu 16: Lao động cụ thể:

a. Tạo ra giá trị hàng hóa

b. Chỉ có ở người lao ộng trí óc

c. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

d. Chỉ có ở người lao động chân tay

Câu 17: Hai thuộc tính của hàng hóa là:

a. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

b. Giá trị sử dụng và giá cả

c. Giá trị sử dụng và giá trị

d. Giá trị và giá trị trao đổi

Câu 18: Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao ộng lên 2 lần thì ý nào dưới đây là đúng?

a. Tổng số hàng hoá tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng lên 4 lần

b. Tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần, tổng số hàng hoá tăng 2 lần

c. Giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần

d. Tổng số hàng hoá tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần.

Câu 19: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là :

a. Lao động tư nhân và lao động xã hội

b. Lao động giản ơn và lao động phức tạp

c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng

d. Lao động quá khứ và lao động sống

Câu 20: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến NSLĐ?

a. Trình độ chuyên môn của người lao ộng

b. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất

c. Các điều kiện tự nhiên

d. Cả a, b, c

Câu 21: Yêu cầu của quy luật giá trị:

a. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

b. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động cá biệt của hàng hoá

c. Hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết

d. Người bán phải có lợi hơn người mua

Câu 22: Mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hóa:

a. Tỷ lệ thuận

b. Tỷ lệ nghịch

c. Năng suất lao động không ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa

d. Cả a, b, c ều sai

Câu 23: Ý kiến nào dưới đây đúng về ảnh hưởng của cung – cầu

a. Chỉ quyết định giá cả và có ảnh hưởng đến giá trị

b. Không có ảnh hưởng đến giá trị và giá cả

c. Có ảnh hưởng đến giá cả thị trường

d. Cả a, c

Câu 24: Cung – cầu là quy luật kinh tế. Thế nào là cầu?

a. Là nhu cầu cuả thị trường về hàng hóa

b. Là nhu cầu của người mua hàng hóa

c. Là sự mong muốn, sở thích của người tiêu dùng

d. Nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiện trên thị trường ở mức giá nhất định

Câu 25: Thế nào là cung hàng hóa

a. Là số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra

b. Là toàn bộ số hàng hóa đem bán trên thị trường

c. Toàn bộ hàng hóa đem bán trên thị trường và có thể đưa nhanh đến thị trường ở một mức giá nhất định

d. Là toàn bộ khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường

Câu 26: Ý kiến nào đúng nhất về cạnh tranh trong các ý sau:

a. Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất

b. Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất với người tiêu dùng

c. Là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế

d. Cả a, b, c

Câu 27: Cạnh tranh có vai trò:

a. Phân bố các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả

b. Kích thích tiến bộ khoa học – công nghệ

c. Đào thải các nhân tố yếu kém, lạc hậu, trì trệ

d. Cả a, b, c

Câu 28: Mục đích của cạnh tranh là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong câu trả lời sau :

a. Nhằm thu được lợi nhuận nhiều nhất

b. Nhằm mua, bán hàng hóa với giá cả có lợi nhất

c. Giành các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất

d. Giành lợi ích tối đa cho mình

Câu 29: Đâu là đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường?

a. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập tự chủ cao, giá cả do thị trường quyết ịnh

b. Nền kinh tế vận động theo các quy luật của kinh tế thị trường

c. Có sự điều tiết của nhà nước.

d. Cả a, b, c

Câu 30: Chủ thể chính tham gia thị trường gồm:

a. Người sản xuất

b. Người tiêu dùng

c. Chủ thế trung gian trong thị trường và Nhà nước

d. Cả a, b, c

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B C C B A C A C B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B D C C B C C C C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A B D D C C D A D D

CHỌN ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN

Câu 31: Kinh tế hàng hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người và xã hội loài người?

Câu 32: Phân công lao động cá biệt là sự phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của đời sống xã hội?

Câu 33: Lao động giản đơn là lao động chân tay?

Câu 34: Lao động trừu tượng tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa?

Câu 35: Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi?

Câu 36: Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng cố định?

Câu 37: Khi cường độ lao động giảm thì giá trị của một đơn vị hàng hóa lên?

Câu 38: Khi tăng cường độ lao động sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị của tổng số hàng hóa?

Câu 39: Tăng cường độ lao động giống với tăng năng suất lao động ở chỗ cùng làm giảm giá trị của một ơn vị hàng hóa?

Câu 40: Mọi lao động phức tạp đều có thể quy về lao động giản đơn, trung bình?

Câu 41: Ở Việt Nam hiện nay, do sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên tác dụng của quy luật giá trị chưa thực sự rõ nét

Câu 42: Tất cả những vật phẩm có giá trị sử dụng đều là hàng hóa?

Câu 43: Xét về mặt lao động cụ thế thì tất cả các lao động đều giống nhau?

Câu 44: Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng?

Câu 45: Tiền tệ không phải là hàng hóa?

Câu 46: Tiền làm chức năng thước đo giá trị vì bản thân tiền có giá trị sử dụng rất cao?

Câu 47: Nguyên nhân của khủng hoảng sản xuất thừa là sự tách rời giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa?

Câu 48: Lao động trừu tượng là phạm trù vĩnh viễn?

Câu 49: Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường?

Câu 50: Cường độ lao động ảnh hưởng tỷ lệ nghịch tới giá trị một hàng hóa?

Câu 51: Nhà nước cần phát hành số lượng tiền bằng với tổng giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường?

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

TỰ LUẬN

Câu 52: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa? Tại sao hàng hóa có hai thuộc tính?

Câu 53: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Ý nghĩa của việc phát hiện tính hai mặt đó ối với việc làm rõ thực chất của giá trị hàng hóa?

Câu 54: Phân tích lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

Câu 55. Phân tích nguồn gốc và bản chất của tiền tệ? Vì sao tiền tệ được coi là một loại hàng hóa đặc biệt?

Câu 56: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này?

Câu 57: So sánh ảnh hưởng của tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động ến lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa?

Câu 58: Nền kinh tế thị trường là gì? Phân tích những đặc trưng của nền kinh tế thị trường?

Câu 59: Phân tích nội dung quy luật cung – cầu?

Câu 60: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì? Biện pháp và kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành?

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

BÀI TẬP

Câu 62:

Giả sử trên thị trường có bốn nhóm người cùng tham gia sản xuất một loại hàng hóa. Để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa, nhóm I cần 3h và làm được tổng số 100 đơn vị hàng hóa; Nhóm II sản xuất 1 đơn vị hàng hóa mất 5h và làm được tổng số 600 đơn vị hàng hóa; Nhóm III sản xuất 1 đơn vị hàng hóa mất 6 giờ và làm được 200 ơn vị; Nhóm IV cần 7h Để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa và tổng số hàng hóa sản xuất của nhóm IV là 100 đơn vị.

Câu 63:

Ban đầu, một xí nghiệp trong 1 ngày sản xuất được 8000 sản phẩm với tổng giá trị tính bằng tiền là 160.000 $. Hãy điền vào bảng sau:

  Giá trị tính bằng
tiền của 1 sản
phẩm
Giá trị tính bằng
tiền của tổng sản
phẩm
Năng suất LĐ tăng 1,5 lần 13,13$ 160000$
Cường độ lao động tăng 2 lần 20$ 320000$
Cả năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng 1,5 lần 13,33$ xấp xỉ 32000$
Năng suất lao động tăng 2 lần, cường độ lao động giảm 2 lần 10$ 80000$

Câu 64:

Trong một ngày lao động, một nhà máy sản xuất được 1000 sản phẩm, tổng giá trị tính bằng tiền là 4000$. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:

a. Năng suất tăng lên 2 lần.

b. Cường độ lao ộng tăng lên 1,5 lần.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Xem thêm 

Giáo trình học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Bài giảng học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Nhận định đúng/sai học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Tóm tắt lý thuyết về Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

Tóm tắt công thức học phần Kinh tế chính trị

Câu hỏi bài tập học phần Kinh tế chính trị

Câu hỏi tự luận học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin:

Câu hỏi tự luận Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin?

Câu hỏi tự luận Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi tự luận Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi tự luận Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam?

Câu hỏi tự luận Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh ngân quỹ

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh kinh doanh quốc tế

Mức lương của thực tập sinh ngân hàng là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!