Câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng nha khoa
Điều dưỡng nha khoa là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng nha khoa thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí điều dưỡng nha khoa
Theo bạn, điều dưỡng nha khoa là gì?
Điều dưỡng nha khoa hay còn gọi là trợ thủ nha khoa là người đảm nhận vai trò trợ giúp bác sĩ nha khoa trong công tác khám chữa các bệnh liên quan đến răng miệng cho người bệnh. Bên cạnh vai trò hợp tác với bác sĩ nha khoa thì các cử nhân điều dưỡng nha khoa cũng có thể độc lập hoàn thành một số thủ thuật đơn giản trong nha khoa như: lấy cao răng, nhổ răng, trồng răng,… và một số kỹ thuật phòng bệnh răng miệng khác.
Vì sao bạn muốn trở thành điều dưỡng nha khoa?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực y tế. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí điều dưỡng nha khoa là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Quản lý và tổ chức phòng khám nha khoa
Đầu tiên, điều dưỡng nha khoa đảm nhiệm việc quản lý và tổ chức các hoạt động trong phòng khám. Đặc biệt, trong những phòng khám nhỏ với số lượng nha sĩ hạn chế, điều dưỡng nha khoa thường phụ trách lập lịch hẹn cho bệnh nhân sao cho phù hợp với thời gian của cả bệnh nhân và nha sĩ.
Họ cũng chịu trách nhiệm sắp xếp các thiết bị và dụng cụ nha khoa cần thiết, bao gồm máy mài, nhíp sau khi đã được tiệt trùng.
Thực hiện các công việc chuyên môn
Ngoài công việc quản lý, điều dưỡng nha khoa cũng tham gia vào các hoạt động chuyên môn. Một số công việc chuyên môn mà điều dưỡng nha khoa thực hiện bao gồm các nhiệm vụ đơn giản như
- Thực hiện các công việc đơn giản như hàn răng, lấy cao răng, gắn răng giả, mài răng, làm hàm tháo lắp, nhổ răng, ghép xương, chỉnh nha.
- Kiểm soát và vệ sinh dụng cụ nha khoa. Sau đó được phân loại để đảm bảo tính an toàn và không bị nhiễm khuẩn.
- Thực hiện chụp ảnh và chụp X-quang.
Chăm sóc bệnh nhân
Thêm vào đó, điều dưỡng nha khoa cũng đảm nhận các công việc chăm sóc bệnh nhân. Họ chủ yếu giúp đỡ và chăm sóc bệnh nhân và khách hàng trong quá trình điều trị.
- Đo huyết áp và ghi chú tiền sử bệnh của bệnh nhân.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng và cung cấp hướng dẫn cho khách hàng.
- Massage và chăm sóc bệnh nhân để làm giảm đau nhức và tăng sự thoải mái.
điều dưỡng nha khoa đóng vai trò không thể thiếu trong môi trường nha khoa. Họ không chỉ làm việc chuyên môn mà còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ quản lý và chăm sóc bệnh nhân. Sự đóng góp của điều dưỡng nha khoa giúp đảm bảo sự thuận lợi trong các hoạt động của phòng khám nha khoa và mang lại sự thoải mái và an tâm cho bệnh nhân.
Đảm nhận một số ca khác
Ngoài việc hỗ trợ bác sĩ thực hiện những ca khó, điều dưỡng tại phòng khám nha khoa sẽ hỗ trợ bác sĩ thực hiện một số ca bệnh đơn giản như kỹ thuật hàn răng, lấy cao răng, thủ thuật trám bít hố rãnh răng, kỹ thuật nhổ răng sữa và một số công việc liên quan tới kỹ thuật răng miệng khác.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một điều dưỡng nha khoa.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng nha khoa về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Phát triển kinh doanh như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Ăn gì sau khi tẩy trắng răng ?
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia Răng Hàm Mặt, thực phẩm ưu tiên sau khi tẩy trắng răng bao gồm:
- Thực phẩm mềm và không sậm màu: cơm, cháo, súp, sữa chua trắng, trứng, đậu phụ, bánh gạo, bánh mỳ…
- Nước lọc, nước khoáng, nước dừa hoặc sữa
- Trái cây mềm và có màu nhạt như: chuối, lê, táo, bưởi, mãng cầu…
- Những loại rau củ giòn và ít màu; khoai tây, bông cải, súp lơ, cần tây, cải thìa, hành tây, các loại nấm…
- Có thể ăn các loại cá: cá hồi, basa, diêu hồng… và thịt để bổ sung dinh dưỡng như: heo, gà, vịt, bò…
- Hải sản như tôm, mực, nghêu, sò, thịt cua, ghẹ…không ảnh hưởng đến màu sắc của răng.
Sau khi lấy cao răng cần kiêng gì?
Sau khi lấy cao răng, bạn nên tránh xa những thực phẩm chứa yếu tố kích thích hoặc nhiều axit. Cụ thể người bệnh cần:
- Kiêng sử dụng thực phẩm quá lạnh, quá nóng: Thực phẩm quá lạnh như kem, đá, sữa chua hoặc quá nóng như sữa nóng, cafe nóng sẽ khiến răng bị ê buốt, đau nhức. Bạn hãy lưu ý tới vấn đề này!
- Tránh xa đồ ngọt: Sau khi lấy cao răng, bạn nên tránh xa đồ ăn ngọt. Bởi hàm lượng đường trong bánh kẹo, đồ ngọt sẽ giúp vi khuẩn phát triển thuận lợi. Từ đây gây hại cho men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, đau buốt.
- Không nên ăn thực phẩm có tính axit cao: Những thực phẩm có tính axit cao như dưa muối, chanh, cà muối, dấm,..có chứa lượng axit lớn. Chúng dễ khiến men răng bị mòn đi, ngả màu và tạo thành mảng bám. Do đó bạn nên kiêng kỵ những thực phẩm này sau khi lấy cao răng.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí điều dưỡng nha khoa
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một điều dưỡng nha khoa như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, điều dưỡng nha khoa có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn điều dưỡng nha khoa sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề điều dưỡng nha khoa như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Tại sao bạn chọn phụ tá nha khoa như một nghề nghiệp?
↳
Một trợ lý nha khoa đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một văn phòng nha khoa. Đặt câu hỏi này để tìm hiểu điều gì đã truyền cảm hứng cho ứng viên theo đuổi công việc hỗ trợ nha khoa và điều họ thấy thú vị về nghề này. Những gì cần tìm kiếm trong một câu trả lời:
- Kiến thức về vai trò
- Điểm mạnh
- Mong muốn giúp đỡ người khác
Ví dụ: “Khi còn là một thiếu niên, tôi đã bị mẻ chiếc răng cửa trong một tai nạn. Nha sĩ của tôi đã có thể gặp tôi ngay lập tức và lòng trắc ẩn dành cho tôi đã giúp tôi có trải nghiệm tốt hơn. Tôi biết ngay rằng tôi muốn tạo ra loại trải nghiệm tương tự cho những người khác.”
Mức độ kinh nghiệm của bạn với phần mềm quản lý hành nghề nha khoa là gì?
Bạn thực hiện những bước nào để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bệnh nhân?
Làm thế nào để bạn giải thích sự cần thiết của một thủ tục nha khoa cho một bệnh nhân không hiểu tầm quan trọng của việc điều trị?
Một bệnh nhân được chẩn đoán có bốn lỗ sâu răng và trở nên ngỗ nghịch vì họ cho rằng nha sĩ trước đây của họ - người mà họ đã gặp sáu tháng trước - không đề nghị bất kỳ phương pháp điều trị nào. Làm thế nào để bạn xử lý tình hình?
Làm thế nào để bạn duy trì bảo mật bệnh nhân?
Bạn làm theo các bước nào để lấy dấu alginate chất lượng?
Bạn sẽ phản ứng thế nào với một bệnh nhân trở nên lo lắng và khó chịu trước một thủ tục đã được lên lịch và cố gắng rời khỏi cuộc hẹn?
Tại sao bạn thích làm trợ lý nha khoa?
Tại sao bạn muốn làm việc tại cơ sở này?
Làm thế nào để bạn làm việc với những bệnh nhân đang lo lắng?
Làm thế nào bạn sẽ mô tả mối quan hệ của bạn với các nha sĩ trước đây và các nhân viên khác mà bạn đã làm việc cùng?
Làm thế nào để đảm bảo bạn không quên những nhiệm vụ quan trọng trong một ngày bận rộn tại văn phòng?
Bạn có kinh nghiệm thực hành trong việc thực hiện các quy trình điều trị nha khoa cơ bản như làm sạch răng, tư vấn về chăm sóc răng, và làm nha sĩ hỗ trợ không?
Làm thế nào bạn duy trì hiệu suất làm việc trong môi trường nha khoa, đồng thời đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân?
Bạn đã từng xử lý những tình huống khẩn cấp nha khoa như sự cố về an toàn của bệnh nhân hoặc xử lý các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị?
Làm thế nào bạn giải quyết hiệu quả vấn đề giao tiếp với bệnh nhân, đặc biệt là trong trường hợp họ có lo ngại hoặc sợ hãi về điều trị nha khoa?
Điểm mạnh của bạn với vị trí Điều dưỡng nha khoa?
Bạn nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc với vị trí Điều dưỡng nha khoa?
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi với vị trí Điều dưỡng nha khoa?