Công việc của Điều dưỡng nha khoa là gì?

Điều dưỡng nha khoa hay còn gọi là trợ thủ nha khoa là người đảm nhận vai trò trợ giúp bác sĩ nha khoa trong công tác khám chữa các bệnh liên quan đến răng miệng cho người bệnh. Bên cạnh vai trò hợp tác với bác sĩ nha khoa thì các cử nhân điều dưỡng nha khoa cũng có thể độc lập hoàn thành một số thủ thuật đơn giản trong nha khoa như: lấy cao răng, nhổ răng, trồng răng,… và một số kỹ thuật phòng bệnh răng miệng khác.  

Mô tả công việc của điều dưỡng nha khoa

Công việc của điều dưỡng nha khoa là gì? điều dưỡng nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và phối hợp với nha sĩ trong nhiều hoạt động khác nhau. Công việc của điều dưỡng nha khoa không chỉ bao gồm các nhiệm vụ chuyên môn mà còn đảm nhận vai trò trong quản lý và tổ chức công việc trong phòng khám nha khoa.

Quản lý và tổ chức phòng khám nha khoa

Đầu tiên, điều dưỡng nha khoa đảm nhiệm việc quản lý và tổ chức các hoạt động trong phòng khám. Đặc biệt, trong những phòng khám nhỏ với số lượng nha sĩ hạn chế, điều dưỡng nha khoa thường phụ trách lập lịch hẹn cho bệnh nhân sao cho phù hợp với thời gian của cả bệnh nhân và nha sĩ. 

Họ cũng chịu trách nhiệm sắp xếp các thiết bị và dụng cụ nha khoa cần thiết, bao gồm máy mài, nhíp sau khi đã được tiệt trùng.

Thực hiện các công việc chuyên môn

Ngoài công việc quản lý, điều dưỡng nha khoa cũng tham gia vào các hoạt động chuyên môn. Một số công việc chuyên môn mà điều dưỡng nha khoa thực hiện bao gồm các nhiệm vụ đơn giản như

  • Thực hiện các công việc đơn giản như hàn răng, lấy cao răng, gắn răng giả, mài răng, làm hàm tháo lắp, nhổ răng, ghép xương, chỉnh nha.
  • Kiểm soát và vệ sinh dụng cụ nha khoa. Sau đó được phân loại để đảm bảo tính an toàn và không bị nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện chụp ảnh và chụp X-quang.

Chăm sóc bệnh nhân

Thêm vào đó, điều dưỡng nha khoa cũng đảm nhận các công việc chăm sóc bệnh nhân. Họ chủ yếu giúp đỡ và chăm sóc bệnh nhân và khách hàng trong quá trình điều trị.

  • Đo huyết áp và ghi chú tiền sử bệnh của bệnh nhân.
  • Hướng dẫn vệ sinh răng miệng và cung cấp hướng dẫn cho khách hàng.
  • Massage và chăm sóc bệnh nhân để làm giảm đau nhức và tăng sự thoải mái.

điều dưỡng nha khoa đóng vai trò không thể thiếu trong môi trường nha khoa. Họ không chỉ làm việc chuyên môn mà còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ quản lý và chăm sóc bệnh nhân. Sự đóng góp của điều dưỡng nha khoa giúp đảm bảo sự thuận lợi trong các hoạt động của phòng khám nha khoa và mang lại sự thoải mái và an tâm cho bệnh nhân.

Đảm nhận một số ca khác

Ngoài việc hỗ trợ bác sĩ thực hiện những ca khó, điều dưỡng tại phòng khám nha khoa sẽ hỗ trợ bác sĩ thực hiện một số ca bệnh đơn giản như kỹ thuật hàn răng, lấy cao răng, thủ thuật trám bít hố rãnh răng, kỹ thuật nhổ răng sữa và một số công việc liên quan tới kỹ thuật răng miệng khác.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 91 - 156 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Điều dưỡng nha khoa có mức lương bao nhiêu?

91 - 156 triệu /năm
Tổng lương
84 - 144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 12 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 156 triệu

/năm
91 M
156 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Điều dưỡng nha khoa

Tìm hiểu cách trở thành Điều dưỡng nha khoa, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Điều dưỡng nha khoa
91 - 156 triệu/năm
Điều dưỡng nha khoa

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Điều dưỡng nha khoa?

Yêu cầu tuyển dụng điều dưỡng nha khoa 

Yêu cầu về trình độ

Hiểu rõ những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. 

  • Nắm vững những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng.
  • Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các loại thuốc. Thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng đánh giá, điều dưỡng nha khoa có thể xác định chính xác loại thuốc cho bệnh nhân và tiến hành kê đơn. Hoặc điều dưỡng nha khoa có thể cung cấp những đánh giá về tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê đơn.

Kỹ năng giao tiếp

Đối tượng giao tiếp chủ yếu của họ là người cao tuổi. Do đó bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe ý kiến của người khác. 

Trong quá trình giao tiếp, điều dưỡng cần thể hiện sự cởi mở với người bệnh, giúp người bệnh có thể chia sẻ tất cả những mong muốn và nhu cầu mà họ cần. Đồng thời hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân cách chăm sóc tốt nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. 

Tinh thần mạnh mẽ

Trong công việc điều dưỡng nha khoa sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều ca chấn thương nặng, cấp cứu hay sự ra đi của người bệnh. 

Đặc thù của của điều dưỡng nha khoa là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.

Tỉ mỉ, siêng năng

Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một điều dưỡng nha khoa. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến tình trạng của bệnh nhân từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.

Thấu hiểu, lòng vị tha

Để có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì điều dưỡng nha khoa cần phải thấu hiểu được những đau đớn, thống khổ mà người bệnh đã phải chịu đựng. Đồng thời luôn mang đem đến sự thiện cảm và cảm giác thoải mái cho người bệnh, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị.

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc

Với những tổng hợp công việc của ngành điều dưỡng ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Hơn nữa, sự đam mê với nghề cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn của nghề.

Rèn luyện tính cẩn thận

Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề Y nói chung, làm điều dưỡng nói riêng cần phải có.

Công việc điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.

Tinh thần ham học hỏi

Khoa học y học có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì điều dưỡng nha khoa sẽ không thể giỏi được.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thì điều dưỡng nha khoa luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Kỹ năng đánh giá chuẩn xác

Là người kề cận với bệnh nhân, điều dưỡng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của họ để kịp thời báo tới bác sĩ. Đó là lý do mà điều dưỡng nha khoa cần phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác. Những đánh giá mà điều dưỡng nha khoa đưa ra sẽ được ghi nhận lại để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, nhanh chóng xử lý nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn

điều dưỡng nha khoa phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động chăm sóc người bệnh. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, điều dưỡng nha khoa phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Chấp hành các quy định của bệnh chăm sóc người cao tuổi

điều dưỡng nha khoa làm việc trong bệnh chăm sóc người cao tuổi, vì vậy, việc chấp hành các quy định là điều nên làm. Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian, công việc, bảo mật thông tin và tôn trọng nguyện vọng bệnh nhân là một số các quy định cần nhớ của nghề điều dưỡng.

Lộ trình thăng tiến của điều dưỡng nha khoa 

Mức lương bình quân của điều dưỡng nha khoa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên:  Trợ lý điều dưỡng nha khoa 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí trợ lý điều dưỡng nha khoa. Nhiệm vụ chính của điều dưỡng nha khoa là quan sát hỗ trợ các hoạt động cho người điều dưỡng chính. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một điều dưỡng nha khoa.

Từ 2 - 3 năm: Điều dưỡng viên nha khoa

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí điều dưỡng nha khoa chính. Nó là mức độ cao hơn của trợ lý điều dưỡng nha khoa , sẽ thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các công việc đơn giản như hàn răng, lấy cao răng, gắn răng giả, mài răng, làm hàm tháo lắp, nhổ răng, ghép xương, chỉnh nha. Kiểm soát và vệ sinh dụng cụ nha khoa. Sau đó được phân loại để đảm bảo tính an toàn và không bị nhiễm khuẩn.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý điều dưỡng nha khoa

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí quản lý điều dưỡng, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ lớn hơn đối với việc quản lý các tệp  khách hàng quan trọng, đồng thời có thể đóng vai trò hướng dẫn đối với các điều dưỡng nha khoa.

Đánh giá, chia sẻ về Điều dưỡng nha khoa

Các Điều dưỡng nha khoa chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Điều dưỡng nha khoa

Tại sao bạn chọn phụ tá nha khoa như một nghề nghiệp?
1900.com.vn
Điều dưỡng nha khoa
Q: Tại sao bạn chọn phụ tá nha khoa như một nghề nghiệp?
08/11/2023
1 câu trả lời

Một trợ lý nha khoa đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một văn phòng nha khoa. Đặt câu hỏi này để tìm hiểu điều gì đã truyền cảm hứng cho ứng viên theo đuổi công việc hỗ trợ nha khoa và điều họ thấy thú vị về nghề này. Những gì cần tìm kiếm trong một câu trả lời:

  • Kiến thức về vai trò
  • Điểm mạnh
  • Mong muốn giúp đỡ người khác

Ví dụ: “Khi còn là một thiếu niên, tôi đã bị mẻ chiếc răng cửa trong một tai nạn. Nha sĩ của tôi đã có thể gặp tôi ngay lập tức và lòng trắc ẩn dành cho tôi đã giúp tôi có trải nghiệm tốt hơn. Tôi biết ngay rằng tôi muốn tạo ra loại trải nghiệm tương tự cho những người khác.”

Mức độ kinh nghiệm của bạn với phần mềm quản lý hành nghề nha khoa là gì?
1900.com.vn
Điều dưỡng nha khoa
Q: Mức độ kinh nghiệm của bạn với phần mềm quản lý hành nghề nha khoa là gì?
08/11/2023
1 câu trả lời

Lưu trữ lịch sử y tế của bệnh nhân, điều trị nha khoa, các cuộc hẹn và thông tin thanh toán được thực hiện thông qua việc sử dụng hiệu quả phần mềm dành riêng cho nha khoa. Sử dụng một trợ lý nha khoa có chuyên môn về loại phần mềm mà văn phòng của bạn sử dụng sẽ giảm thời gian đào tạo và đảm bảo ứng viên nhanh chóng thích nghi với vai trò này. Những gì cần tìm kiếm trong một câu trả lời:

  • Trình độ tin học
  • Trải nghiệm phần mềm nha khoa
  • Nhu cầu đào tạo có thể

Ví dụ: “Tôi đã sử dụng rộng rãi Dentrix trong 5 năm qua. Văn phòng trước đây của tôi đã chuyển đổi thành văn phòng không giấy tờ, vì vậy mỗi trợ lý nha khoa được yêu cầu lập biểu đồ và ghi lại tất cả các ghi chú trong Dentrix. Tôi đã lên lịch các cuộc hẹn, sắp xếp các cuộc hẹn hoàn chỉnh và gửi yêu cầu bồi thường cho các công ty bảo hiểm.”

Bạn thực hiện những bước nào để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bệnh nhân?
1900.com.vn
Điều dưỡng nha khoa
Q: Bạn thực hiện những bước nào để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bệnh nhân?
08/11/2023
1 câu trả lời

Chuẩn bị đúng cách cho sự xuất hiện của một bệnh nhân nha khoa thể hiện khả năng tổ chức và chú ý đến từng chi tiết. Một trợ lý nha khoa có thể lập kế hoạch trước và dự đoán nhu cầu một cách thích hợp sẽ cải thiện năng suất của văn phòng và đảm bảo các cuộc hẹn vẫn đúng tiến độ. Những gì cần tìm kiếm trong một câu trả lời:

  • Những kỹ năng tổ chức
  • Cống hiến để duy trì một hoạt động trơn tru
  • Khả năng thực hiện nhiều việc

Ví dụ: “Trước khi bệnh nhân đến, tôi xem lại lịch sử y tế và nha khoa của họ, đảm bảo phòng phẫu thuật sạch sẽ và trang nhã, chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết và chụp các bức ảnh chụp X-quang gần đây của họ.”

Làm thế nào để bạn giải thích sự cần thiết của một thủ tục nha khoa cho một bệnh nhân không hiểu tầm quan trọng của việc điều trị?
1900.com.vn
Điều dưỡng nha khoa
Q: Làm thế nào để bạn giải thích sự cần thiết của một thủ tục nha khoa cho một bệnh nhân không hiểu tầm quan trọng của việc điều trị?
08/11/2023
1 câu trả lời

Thông thường, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hiểu nhu cầu điều trị nha khoa, đặc biệt nếu họ không cảm thấy đau hoặc không thể nhìn thấy khu vực có vấn đề. Câu hỏi này sẽ xác định liệu ứng viên có thể tìm ra các kỹ thuật độc đáo để đơn giản hóa lời giải thích và minh họa tầm quan trọng của việc điều trị, giải quyết tình huống và trấn an bệnh nhân hay không. Những gì cần tìm kiếm trong một câu trả lời:

  • Tháo vát
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Tính kiên nhẫn

Ví dụ: “Chiến lược tiếp theo của tôi là sử dụng máy ảnh trong miệng để chụp ảnh chiếc răng cần điều trị. Một khi bệnh nhân nhận thấy tình trạng răng của họ xấu đi, trường hợp của tôi dễ thực hiện hơn nhiều! Tôi cũng sử dụng các mô hình răng và bản vẽ để giải thích rõ hơn về giải phẫu răng, quy trình và điều gì có thể xảy ra nếu họ không hành động.”

Câu hỏi thường gặp về Điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa hay còn gọi là trợ thủ nha khoa là người đảm nhận vai trò trợ giúp bác sĩ nha khoa trong công tác khám chữa các bệnh liên quan đến răng miệng cho người bệnh. Bên cạnh vai trò hợp tác với bác sĩ nha khoa thì các cử nhân điều dưỡng nha khoa cũng có thể độc lập hoàn thành một số thủ thuật đơn giản trong nha khoa như: lấy cao răng, nhổ răng, trồng răng,… và một số kỹ thuật phòng bệnh răng miệng khác. 

Tại Việt Nam mức lương vị trí Điều dưỡng nha khoa dao động khoảng 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành điều dưỡng nha khoa hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của điều dưỡng nha khoa.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc điều dưỡng nha khoa phổ biến:

  • Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 
  •  Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
  • Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
  • Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
  • Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
  • Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
  • Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
  • Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
  • Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
  • Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
  • Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Bài viết xem nhiều