Công việc của Nhân Viên Y Tế là gì?
Nhân viên y tế là những người lao động đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại các cơ sở y tế. Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó những công việc như Bác sĩ, Điều dưỡng viên,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên y tế
Chăm sóc và quản lý sức khỏe người bệnh
Nhân viên y tế là người thăm khám và điều trị các bệnh thông thường như đau đầu, cảm cúm, tiêu chảy, đau bụng hay nhiễm trùng ngoài da… tại các trường học, trung tâm y tế, doanh nghiệp,... Họ cũng phụ trách công tác sơ cứu ban đầu, xử lý tạm thời các vết thương như bong gân, chảy máu, gãy xương, ngừng tim, sai khớp, ngừng thở, điện giật, súc vật cắn, động kinh, bỏng, đuối nước, dị vật rơi vào mắt, ngộ độc, dị ứng…
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Nhân viên y tế cũng phụ trách xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người dân. Họ cũng là người tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người người dân.
Triển khai, tuyên truyền chương trình phòng chống bệnh, tai nạn
Nhân viên y tế có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc hay các bệnh về học đường tại trường học. Họ cũng là người tiến hành kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các trường học, doanh nghiệp cũng như tổ chức thực hiện bồi dưỡng cán bộ y tế theo quy định.
Nhân Viên Y Tế có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 117 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Y Tế
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Y Tế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Y Tế?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên y tế
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Tốt nghiệp bác sĩ, bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, y tá,... Có chứng chỉ hành nghề bác sĩ và các giấy tờ chứng minh năng lực chuyên môn liên quan.
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên y tế phải hiểu rõ những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý cũng như nắm vững những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc người bệnh. Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các loại thuốc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đối tượng giao tiếp chủ yếu của nhân viên y tế là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do đó bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Trong quá trình giao tiếp, nhân viên y tế cần thể hiện sự cởi mở với người bệnh, giúp người bệnh có thể chia sẻ tất cả những mong muốn và nhu cầu mà họ cần. Đồng thời hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân cách chăm sóc tốt nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
-
Kỹ năng đánh giá chuẩn xác: Là người kề cận với bệnh nhân, nhân viên y tế phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của họ để kịp thời báo tới bác sĩ. Đó là lý do mà nhân viên y tế viên cần phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác. Những đánh giá mà nhân viên y tế viên đưa ra sẽ được ghi nhận lại để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, nhanh chóng xử lý nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
-
Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn: Nhân viên y tế phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động chăm sóc người bệnh. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, nhân viên y tế viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc nhân viên y tế viên sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều ca chấn thương nặng, cấp cứu hay sự ra đi của người bệnh. Đặc thù của của nhân viên y tế viên là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.
-
Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề Y nói chung, làm nhân viên y tế nói riêng cần phải có. Công việc nhân viên y tế có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho nhân viên y tế tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.
Các yêu cầu khác
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc
- Có tình yêu thương, cảm thông đối với bệnh viên
- Biết sử dụng các công cụ tin học văn phòng như Word, Excel,...
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên y tế
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 3 năm | Nhân viên y tế | 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
3 - 7 năm | Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế | 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Kỹ sư thiết bị y tế | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên y tế và các ngành liên quan:
- Bác sĩ khoa nội: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Điều dưỡng trưởng bệnh viện: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên y tế
Mức lương: 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 3 năm kinh nghiệm
Nhân viên y tế là những người có kiến thức chuyên môn về y tế, duy trì và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Họ có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, cơ sở y tế dự phòng, v.v.. Công việc chính là hỗ trợ chẩn đoán, chữa trị các vấn đề bệnh lý đơn giản và làm theo sự chỉ đạo của các y bác sĩ có chuyên môn cao hơn.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên Y tế có môi trường làm việc khá đa dạng từ bệnh viện, trung tâm y tế, trường học đến doanh nghiệp,... nên không phải lo về nhu cầu việc làm. Song, càng làm ở những cơ sở lớn, áp lực lại càng cao đòi hỏi Nhân viên y tế phải có tinh thần vững vàng và khả năng xử lý tình huống linh hoạt trong bất kỳ tình huống nào. Vì là công việc Nhà nước nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng bù lại được sự ổn định về sau.
2. Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm kinh nghiệm
Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế có nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và phát triển khách hàng mới trong lĩnh vực y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, và các đơn vị y tế khác. Bạn sẽ phụ trách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tư vấn về sản phẩm và giải pháp y tế phù hợp, thực hiện các chiến lược bán hàng và đảm bảo đạt được các mục tiêu doanh số được giao.
>> Đánh giá: Trong giai đoạn đầu, Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sẽ khá khó khăn vì đối tượng khách hàng đặc thù đòi hỏi họ phải bỏ nhiều công sức trong câu chuyện tìm kiếm khách hàng. Nhưng khi đã quen và có các khách hàng thân thiết, công việc này có thể mang lại mức lương khá hấp dẫn nhờ vào các khoản hoa hồng. Việc làm Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Kỹ sư thiết bị y tế
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Trách nhiệm của Kỹ sư thiết bị y tế là đảm bảo chất lượng của các thiết bị y tế và tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra theo định kỳ. Với nhiều người có kiến thức chuyên môn vững vàng, họ còn phụ trách sáng tạo ra những máy móc mới phục vụ cho y học.
>> Đánh giá: Kỹ sư thiết bị y tế là một vị trí vô cùng quan trọng vì chỉ cần xảy ra dù chỉ là một sai sót nhỏ, thứ mà nó ảnh hưởng đến là cả một mạng người. Do đó, kỹ sư thiết bị y tế là việc làm dành cho những người có kinh nghiệm lâu năm làm trong lĩnh vực thiết bị y tế và có nền tảng chuyên môn vững chắc. Mức lương cho vị trí này cũng khá cao, phù hợp với những gì họ phải làm.
5 bước giúp Nhân viên y tế thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Nhân viên y tế, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành Y. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức y học vững chắc, bạn mới có thể đưa ra những chẩn đoán chuẩn xác để tiến hành chữa trị cho bệnh nhân. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Nhân viên y tế.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Nhân viên y tế là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, bệnh nhân cho đến người nhà bệnh nhân. Nhân viên y tế nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực y học và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Nhân viên y tế là xác định tình trạng và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì bệnh nhân càng có cơ hội cứu chữa tốt hơn, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp "ngàn cân treo sợi tóc". Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của nhân viên y tế là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các bác sĩ để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho bệnh nhân. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe bệnh nhân và những thân nhân để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực y tế này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Điều dưỡng viên đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Bác sĩ mới nhất
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Bác sĩ nội trú hiện nay
Đánh giá, chia sẻ về Nhân Viên Y Tế
Các Nhân Viên Y Tế chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Nhân Viên Y Tế
↳
Tôi có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, nơi tôi đã làm việc tại một bệnh viện trong quá khứ. Một trong những trường hợp đáng chú ý là khi tôi đối mặt với một bệnh nhân có triệu chứng khẩn cấp. Trong tình huống này, tôi đã ngay lập tức áp dụng kỹ năng y tế của mình để đánh giá tình trạng bệnh nhân, liên lạc với đội ngũ y tế để yêu cầu hỗ trợ và triển khai các biện pháp cần thiết để cung cấp chăm sóc ngay tức thì. Trải qua trường hợp này, tôi học được sự quan trọng của tư duy nhanh nhạy và kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường y tế, điều này đã làm tăng cường khả năng làm việc của tôi trong vị trí Nhân Viên Y Tế.
↳
Để đảm bảo luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, tôi thường xuyên tuân thủ các quy định và hướng dẫn của tổ chức y tế, duy trì sự sạch sẽ và tiêm kỷ luật với các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng. Tôi thường đeo đủ trang bị bảo hộ, duy trì vệ sinh cá nhân, và đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn an toàn cho bệnh nhân và đồng nghiệp. Đồng thời, tôi liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về an toàn và vệ sinh để đảm bảo áp dụng những phương pháp mới nhất và hiệu quả nhất trong công việc của mình.
↳
Tôi đã tích cực tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về sức khỏe thông qua trải nghiệm của mình. Tôi đã tham gia tổ chức và dẫn đầu nhiều sự kiện giáo dục với mục tiêu tăng cường nhận thức về các vấn đề sức khỏe quan trọng. Vai trò của tôi là giúp cung cấp thông tin chính xác, tương tác với cộng đồng để đáp ứng nhu cầu và đồng thời thúc đẩy những thay đổi tích cực trong lối sống và thái độ của họ đối với sức khỏe.
↳
Trong môi trường y tế, tôi luôn duy trì sự bình tĩnh và tập trung khi đối mặt với tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ. Tôi sẵn sàng áp dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để ổn định tình hình và cung cấp chăm sóc hiệu quả. Một ví dụ điển hình là khi tôi phải xử lý một trường hợp nhận đựơc thông báo về người bệnh có triệu chứng nặng, tôi ngay lập tức đánh giá tình trạng, liên lạc với đội ngũ y tế, và thực hiện các biện pháp cấp cứu theo quy trình đã được đào tạo. Bằng cách này, tôi có thể đảm bảo an toàn và chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân trong môi trường y tế.
Câu hỏi thường gặp về Nhân Viên Y Tế
Nhân viên y tế là những người lao động đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại các cơ sở y tế. Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe.
Để đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức làm công việc hỗ trợ phục vụ, cụ thể như sau:
Viên chức làm công tác y tế trường học, có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được xem xét để bổ nhiệm và xếp mức lương theo chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ.
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Nhân viên y tế là:
- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?
- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?
- Thời gian rảnh bạn thường làm gì?
- Bạn hay bị stress trong những trường hợp nào? Cách bạn vượt qua nó là gì?
- Vì sao bạn quyết định tìm công việc mới tại thời điểm này?
Nhân viên y tế có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn:
- Nhân viên y tế
- Chuyên viên y tế
- Trưởng phòng y tế
- Quản lý y tế hoặc Chuyên gia y tế
Đánh giá (review) của công việc Nhân viên y tế được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.