Câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Y Tế

15 Các câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên Y Tế được chia sẻ bởi các ứng viên

Bệnh  nghề nghiệp nhân viên y tế có thể mắc theo nhóm yếu tố tác hại gồm những bệnh nào ? 

Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật

Đây là nhóm bệnh nghề nghiệp (BNN)mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin,…

Các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc:

  • Khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV
  • Khoa truyền nhiễm
  • Khoa lao và các bệnh phổi
  • Khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám bệnh
  • Khoa thuộc hệ ngoại: khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt
  • Giải phẫu bệnh
  • Khoa xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật
  • Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…)
  • Nhân viên tại phòng thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin…

Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:

  • Bệnh lao nghề nghiệp
  • Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
  • Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
  • Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
  • Bệnh Leptospira nghề nghiệp

Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp chưa có trong danh mục BNN được bảo hiểm:

  • Bệnh do virut: SARS, Ebola, cúm A/H5N1, herpes, sởi, cúm, rubella, quai bị…
  • Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bạch hầu, thương hàn, liên cầu A…
  • Bệnh nhiễm ký sinh trùng: bệnh sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết
  • Nhiễm nấm

Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

Bệnh do yếu tố bức xạ ion hóa (chất phóng xạ) được quan tâm nhất trong nhóm này,gặp ở nhân viên y tế làm việc trong các khoa/phòng:

  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, SPECT-CT, PET-CT, CT- Scanner, can thiệp mạch, đo độ loãng xương…
  • Khoa Xét nghiệm, khoa xạ trị có sử dụng các chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

Bệnh do yếu tố bức xạ không ion hóa:  sử dụng tia laser (hồng ngoại, cực tím) trong điều trị bệnh nội khoa, da liễu, trong phẫu thuật. Sử dụng bức xạ cực tím để diệt vi khuẩn nấm mốc trong phòng phẫu thuật, vi sinh…

Bệnh do ô nhiễm điện từ trường trong các bệnh viện chủ yếu ở các khoa/phòng phục hồi chức năng, nơi có sử dụng các máy điều trị sóng ngắn

Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:

  • Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
  • Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
  • Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

Nhóm bệnh liên quan do các yếu tố hóa lý, do bụi

Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là tiếp xúc với bụi bông vải trong quần áo, khăn, ga, bông, gạc…
  • Khoa ngoại: công việc tiếp xúc với bụi talc ở găng y tế, trong bó bột điều trị gãy xương
  • Khoa vi sinh, xét nghiệm, giải phẫu…tiếp xúc với hóa chất, hộ lý dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.

Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:

  • Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
  • Bệnh hen nghề nghiệp
  • Các bệnh do yếu tố hóa học
  • Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:
  • Khoa Vi sinh; Khoa Xét nghiệm sinh hóa, huyết học; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Ung bướu
  • Hộ lý dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.
  • Quản lý kho hóa chất, thuốc độc hại

Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố ecgonomi (do căng thẳng lao động…)

Do đặc tính chất của công việc phải khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục 24/24 h nên nhân viên y tế phải làm ca, trực đêm.Công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện. 

Phải làm sao để phòng chống mắc bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế ?

Các bệnh do yếu tố vi sinh vật

Đặc điểm phát sinh của nhóm bệnh này gồm 3 yếu tố: nguồn gây bệnh (tác nhân); đường lây, môi trường; vật chủ lây bệnh. Về nguyên tắc để phòng bệnh phải loại bỏ đi ít nhất một trong 3 yếu tố trên bằng biện pháp sau:

Tác động lên nguồn gây bệnh bằng các biện pháp như:

  • Cách ly, cô lập nguồn gây bệnh, biện pháp này rất quan trọng đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp
  • Xử lý tiệt trùng, tẩy uế các bệnh phẩm,sinh phẩm, chất thải ( phân, nước tiểu), các đồ dùng bị nhiễm bệnh
  • Vệ sinh, tẩy uế thường xuyên vật dụng, nhà cửa nơi làm việc
  • Xử lý chất thải đúng nơi quy định

Cắt đường truyền bệnh:

  • Trong quá trình làm việc phải cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, tuân thủ quy trình phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn. Phòng ngừa các tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn.
  • Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi khám bệnh, làm thủ thuật.
  • Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, mũ, găng tay, quần áo bảo hộ…
  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo như nước uống, thức ăn và kiểm soát tốt các vật trung gian truyền bệnh.
  • Vật chủ lây nhiễm bệnh
  • Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn vệ sinh khi làm việc.
  • Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh: tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B, A; lao, quai bị, rubella, sởi, thủy đậu…

Các bệnh do yếu tố vật lý

  • Tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh bức xạ. Đo kiểm tra an toàn bức xạ ion hóa định kì nơi làm việc.
  • Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng các máy phát bức xạ ion hóa, khi sử dụng nguồn hóa chất đồng vị phóng xạ.
  • Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống bức xạ ion hóa, phòng chống tiếng ồn (nút tai)
  • Đeo liều kế cá nhân và kiểm tra định kì
  • Thường xuyên đo kiểm tra môi trường tiếng ồn, đo bức xạ cực tím khi sử dụng để diệt khuẩn trong phòng mổ, phòng vi sinh…
  • Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với chất phóng xạ chú ý  khám da, khám mắt và làm xét nghiệm huyết đồ, làm thêm các xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm bệnh phóng xạ nghề nghiệp
  •  Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với tiếng ồn: khám tai mũi họng và đo thính lực …

Các bệnh do hóa chất, bụi

  • Nắm được quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất. Nhận biết các yếu tố nguy cơ và xử trí ban đầu.
  • Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo  hộ lao động cá nhân.
  • Biết được độc tính hóa chất khi sử dụng, đường xâm nhập, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa
  • Nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn.
  • Thông thoáng và giữ vệ sinh nơi làm việc

Các bệnh do các yếu tố Ecgonomi

  • Cần bố trí làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tăng cường luyện tập thể thao và tập bài tập thích hợp giữa giờ nhằm giảm đau mỏi xương khớp
  • Giảm làm những việc mất sức

Những phúc lợi cần phải có của nhân viên y tế gồm những gì ?

Cán bộ  phụ trách y tế hầu như là kiểm nghiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm. Việc khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế không được triển khai ở rất nhiều bệnh viện.

Để giúp cho công tác chẩn đoán cũng như công tác giám định bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế thì mỗi cơ sở y tế cần:

  • Có cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách y tế
  • Lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo kiểm tra môi trường lao động và có đánh giá tiếp xúc đối với yếu tố vi sinh vật (báo cáo quan trắc môi trường lao động được thực hiện  theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016)
  • Có hồ sơ sức khỏe cho từng nhân viên y tế
  • Khám sức khỏe tuyển dụng cần chú ý làm các xét nghiệm như chụp X-quang tim phổi; HBsAg, anti HCV, HIV…
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
  • Khám bệnh nghề nghiệp cho một số khoa phòng có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, mẫu hồ sơ và các chỉ định khám và xét nghiệm đối với bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm theo phụ lục 4 thông tư 28/2016/BYT
  • Làm tốt công tác khai báo tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi đang làm việc. Xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính
  • Cần tổ chức lớp tập huấn về an toàn lao động và phòng chống BNN ở nhân viên y tế.

Bộ câu hỏi phỏng vấn thông tin cá nhân

  • Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 
  • Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
  • Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
  • Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
  • Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
  • Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
  • Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
  • Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
  • Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
  • Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
  • Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?
  • Thời gian rảnh bạn thường làm gì?
  • Bạn hay bị stress trong những trường hợp nào? Cách bạn vượt qua nó là gì?
  • Vì sao bạn quyết định tìm công việc mới tại thời điểm này?

Lưu ý để giúp phỏng vấn được thuận lợi hơn

Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:

Về trang phục

Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:

  • Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật. 
  • Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.

Kinh nghiệm về tác phong

Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.

Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc

Định hình rõ câu hỏi và vấn đề

Trong buổi phỏng vấn sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.

Câu hỏi phỏng vấn

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn có kinh nghiệm làm việc trong các bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác không? Nếu có, hãy mô tả một trường hợp cụ thể mà bạn đã đối mặt và cách bạn đã xử lý.

1 câu trả lời

Tôi có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, nơi tôi đã làm việc tại một bệnh viện trong quá khứ. Một trong những trường hợp đáng chú ý là khi tôi đối mặt với một bệnh nhân có triệu chứng khẩn cấp. Trong tình huống này, tôi đã ngay lập tức áp dụng kỹ năng y tế của mình để đánh giá tình trạng bệnh nhân, liên lạc với đội ngũ y tế để yêu cầu hỗ trợ và triển khai các biện pháp cần thiết để cung cấp chăm sóc ngay tức thì. Trải qua trường hợp này, tôi học được sự quan trọng của tư duy nhanh nhạy và kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường y tế, điều này đã làm tăng cường khả năng làm việc của tôi trong vị trí Nhân Viên Y Tế.

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Làm thế nào bạn đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân?

1 câu trả lời

Để đảm bảo luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, tôi thường xuyên tuân thủ các quy định và hướng dẫn của tổ chức y tế, duy trì sự sạch sẽ và tiêm kỷ luật với các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng. Tôi thường đeo đủ trang bị bảo hộ, duy trì vệ sinh cá nhân, và đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn an toàn cho bệnh nhân và đồng nghiệp. Đồng thời, tôi liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng về an toàn và vệ sinh để đảm bảo áp dụng những phương pháp mới nhất và hiệu quả nhất trong công việc của mình.

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn đã từng tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về các vấn đề sức khỏe chưa? Nếu có, hãy mô tả một trải nghiệm và vai trò của bạn trong đó.

1 câu trả lời

Tôi đã tích cực tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về sức khỏe thông qua trải nghiệm của mình. Tôi đã tham gia tổ chức và dẫn đầu nhiều sự kiện giáo dục với mục tiêu tăng cường nhận thức về các vấn đề sức khỏe quan trọng. Vai trò của tôi là giúp cung cấp thông tin chính xác, tương tác với cộng đồng để đáp ứng nhu cầu và đồng thời thúc đẩy những thay đổi tích cực trong lối sống và thái độ của họ đối với sức khỏe.

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Làm thế nào bạn ứng xử khi đối mặt với tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ trong môi trường y tế? Hãy cung cấp một ví dụ cụ thể nếu có thể.

1 câu trả lời

Trong môi trường y tế, tôi luôn duy trì sự bình tĩnh và tập trung khi đối mặt với tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ. Tôi sẵn sàng áp dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để ổn định tình hình và cung cấp chăm sóc hiệu quả. Một ví dụ điển hình là khi tôi phải xử lý một trường hợp nhận đựơc thông báo về người bệnh có triệu chứng nặng, tôi ngay lập tức đánh giá tình trạng, liên lạc với đội ngũ y tế, và thực hiện các biện pháp cấp cứu theo quy trình đã được đào tạo. Bằng cách này, tôi có thể đảm bảo an toàn và chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân trong môi trường y tế.

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Tôi đến với sự tự tin và sự quyết tâm, và tôi hy vọng sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình trong vị trí này.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Tôi đã làm thực tập tại một công ty quảng cáo, nơi tôi đã phát triển kỹ năng viết và biên tập nội dung. Khả năng này đã giúp tôi trở thành một người viết sáng tạo và tự tin trong việc trình bày ý kiến.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Lý do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Mục tiêu chính của tôi là tạo ra giá trị và đóng góp cho công ty. Nếu tôi cảm thấy không thể đóng góp một cách hiệu quả do môi trường không thích hợp, tôi sẽ cần phải xem xét lại tình hình.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Mức lương ở công ty cũ của bạn với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Ban đầu, khi tôi mới tham gia vào công ty, mức lương khởi điểm của tôi là 9 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang nhận mức lương là 12 triệu đồng mỗi tháng.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn có thể làm được gì cho chúng tôi với vị trí Nhân Viên Y Tế?

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Điểm mạnh của bạn với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Để tạo ấn tượng tích cực khi ứng tuyển, hãy xem xét những thế mạnh mà bạn có và làm rõ cách chúng đã đóng góp vào sự thành công trong công việc trước đây.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn còn ứng tuyển cho công ty nào với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Trong buổi phỏng vấn xin việc, hãy nói thật về tình trạng tìm kiếm việc làm của mình và tập trung vào công ty bạn đang muốn tham gia.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Thông tin về sự tăng trưởng của công ty đã làm tôi hứng thú. Vị trí này phản ánh đúng sự chuyên nghiệp của tôi, và tôi tự tin rằng kinh nghiệm và kiến thức của mình sẽ đóng góp vào sự phồn thịnh của công ty.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Cách làm việc của bạn với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

"Theo dõi kỹ lưỡng và đánh giá định kỳ giúp tôi kiểm soát tiến độ công việc một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng tôi luôn đi đúng hướng và đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đề ra."

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Mong đợi của bạn khi ứng tuyển với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Tôi hy vọng rằng công việc này sẽ cung cấp cho tôi cơ hội thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự thăng tiến trong sự nghiệp của mình, đồng thời đóng góp vào thành công của công ty.

 

Nhân Viên Y Tế được hỏi... 10/11/2023

Điểm yếu của bạn với vị trí Nhân Viên Y Tế?

1 câu trả lời

Câu hỏi này trong phỏng vấn đòi hỏi bạn phải thức sự hiểu rõ điểm yếu của mình và trình bày những biện pháp cụ thể mà bạn đã thực hiện để khắc phục chúng. Lưu ý rằng những điểm yếu này không được thiết lập trực tiếp với công việc bạn đang ứng tuyển.