Công việc của Kỹ sư thiết bị y tế là gì?

Kỹ sư thiết bị y tế (Medical device engineer) là một nhân viên kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực Y tế. Vì thế, phạm vi làm việc của vị trí này rất đa dạng: bệnh viện, phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng nghiên cứu hay bất cứ cơ sở Y tế nào. Mỗi cơ quan, doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng trong công việc. Tuy nhiên, yêu cầu chung đối với vị trí này chính là đảm bảo độ chính xác, an toàn cho các thiết bị y tế khi đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó những công việc như Kỹ sư thiết kế vật lý, Kỹ sư thiết kế cơ khí,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc của Kỹ sư thiết bị y tế

Nhiệm vụ của Kỹ sư thiết bị y tế bao gồm:

Lắp đặt, kiểm tra thiết bị y tế

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Kỹ sư thiết bị y tế phải kể đến là lắp đặt và sửa chữa các thiết bị y tế. Khi có đơn đặt hàng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải cử các Kỹ sư thiết bị y tế đến lắp đặt và kiểm tra đảm bảo các thiết bị đã hoạt động bình thường khi đến tay khách hàng. Cũng như cách dùng cụ thể, chi tiết cho các nhân sự trực tiếp vận hành thiết bị.

Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế

Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt và kiểm tra, trong quá trình sử dụng, nếu máy móc có bất kỳ vấn đề gì, Kỹ sư thiết bị y tế sẽ là người xử lý sự cố phát sinh của máy móc, thiết bị y tế trong khi đang vận hành. Họ sẽ tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì các thiết bị y tế theo sự phân công cụ thể của cấp trên.

Phát triển các loại thiết bị y tế mới

Những Kỹ sư thiết bị y tế có nhiều năm kinh nghiệm cũng tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển ra các thiết bị y tế tân tiến, hiện đại phục vụ cho ngành y tế. Tuy nhiên, để làm được điều này cần trình độ chuyên môn khá cao. 

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,8 ★
Khoảng lương năm 130 - 195 M
Cơ hội nghề nghiệp
4,1 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Kỹ sư thiết bị y tế có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
104 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ sư thiết bị y tế

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư thiết bị y tế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân Viên Y Tế
91 - 117 triệu/năm
Kỹ sư thiết bị y tế
130 - 195 triệu/năm
Kỹ sư thiết bị y tế

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
25%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư thiết bị y tế?

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư thiết bị y tế

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp: Kỹ sư thiết bị y tế phải tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành y tế, kỹ sư,... hoặc ít nhất là các chuyên ngành liên quan. Có các chứng chỉ trong lĩnh vực y tế, khoa học là một điểm cộng. 
  • Kiến thức chuyên môn: Khác với các kỹ sư khác, vì tính đặc thù trong lĩnh vực y tế, Kỹ sư thiết bị y tế phải có kiến thức chuyên môn cả về y học và khoa học, để không gây ra các sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến bệnh nhân khi sử dụng các thiết bị y tế.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt: Đã là một Kỹ sư thiết bị y tế bạn nhất định phải sử dụng thành thạo các phần mềm vận hành máy móc trên máy tính. Nếu bạn biết sử dụng phần mềm mô phỏng, bạn sẽ dễ dàng xử lý tình huống, sự cố phát sinh. Đây cũng là kỹ năng đầu tiên giúp bạn nhận điểm cộng từ nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng tư duy khoa học, logic và sáng tạo: Là một công việc kỹ thuật, mỗi hành động, giải pháp đều cần sự quyết đoán, nhanh gọn. Vì vậy Kỹ sư thiết bị y tế cần có lối tư duy khoa học, logic và sáng tạo. Khi vận hành các loại máy móc, việc linh hoạt các thiết bị thúc đẩy máy móc hoạt động hiệu quả hơn chính là nhờ vào khả năng sáng tạo của Kỹ sư thiết bị y tế.
  • Khả năng cẩn thận, tỉ mỉ: Kỹ sư thiết bị y tế không những chịu trách nhiệm hoàn thành công việc mà còn phải chịu trách nhiệm với sức khỏe hay tính mạng của bệnh nhân khi sử dụng những thiết bị y tế do mình lắp đặt, sửa chữa hay bảo trì. Chỉ cần một chút sơ suất cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Vì thế, Kỹ sư thiết bị y tế phải thật cẩn thận, tỉ mỉ để hoàn thành tốt công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp, kết nối: Mọi người thường nghĩ làm kỹ thuật sẽ khô khan, ít nói nhưng Kỹ sư thiết bị y tế lại thường xuyên phải giao tiếp trong công việc. Họ cần trao đổi trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn cách sử dụng thiết bị với các bộ phận liên quan. Cách trao đổi dễ hiểu là tiền đề để công việc diễn ra suôn sẻ và đảm bảo hiệu quả khi sử dụng thiết bị.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Bộ phận kỹ thuật bao gồm nhiều thành viên, mỗi Kỹ sư thiết bị y tế được giao quản lý một vài thiết bị phù hợp khả năng. Để đóng góp công sức vào thành công chung của tập thể, Kỹ sư thiết bị y tế cần có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo các thiết bị y tế tại cơ quan luôn được hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh mỗi ngày.

Các yêu cầu khác

  • Có khả năng tiếng Anh hoặc ít nhất 1 ngoại ngữ khác
  • Biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc
  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế ít nhất 5 năm

Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư thiết bị y tế

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 3 năm Nhân viên y tế 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
3 - 7 năm Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Kỹ sư thiết bị y tế 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Kỹ sư thiết bị y tế và các ngành liên quan:

1. Nhân viên y tế

Mức lương: 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 3 năm kinh nghiệm

Nhân viên y tế là những người có kiến thức chuyên môn về y tế, duy trì và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Họ có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, cơ sở y tế dự phòng, v.v.. Công việc chính là hỗ trợ chẩn đoán, chữa trị các vấn đề bệnh lý đơn giản và làm theo sự chỉ đạo của các y bác sĩ có chuyên môn cao hơn. 

>> Đánh giá: Công việc Nhân viên Y tế có môi trường làm việc khá đa dạng từ bệnh viện, trung tâm y tế, trường học đến doanh nghiệp,... nên không phải lo về nhu cầu việc làm. Song, càng làm ở những cơ sở lớn, áp lực lại càng cao đòi hỏi Nhân viên y tế phải có tinh thần vững vàng và khả năng xử lý tình huống linh hoạt trong bất kỳ tình huống nào. Vì là công việc Nhà nước nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng bù lại được sự ổn định về sau. 

2. Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế

Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm kinh nghiệm

Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế có nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và phát triển khách hàng mới trong lĩnh vực y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, và các đơn vị y tế khác. Bạn sẽ phụ trách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tư vấn về sản phẩm và giải pháp y tế phù hợp, thực hiện các chiến lược bán hàng và đảm bảo đạt được các mục tiêu doanh số được giao. 

>> Đánh giá: Trong giai đoạn đầu, Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sẽ khá khó khăn vì đối tượng khách hàng đặc thù đòi hỏi họ phải bỏ nhiều công sức trong câu chuyện tìm kiếm khách hàng. Nhưng khi đã quen và có các khách hàng thân thiết, công việc này có thể mang lại mức lương khá hấp dẫn nhờ vào các khoản hoa hồng. Việc làm Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở. 

3. Kỹ sư thiết bị y tế

Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Trách nhiệm của Kỹ sư thiết bị y tế là đảm bảo chất lượng của các thiết bị y tế và tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra theo định kỳ. Với nhiều người có kiến thức chuyên môn vững vàng, họ còn phụ trách sáng tạo ra những máy móc mới phục vụ cho y học. 

>> Đánh giá: Kỹ sư thiết bị y tế là một vị trí vô cùng quan trọng vì chỉ cần xảy ra dù chỉ là một sai sót nhỏ, thứ mà nó ảnh hưởng đến là cả một mạng người. Do đó, kỹ sư thiết bị y tế là việc làm dành cho những người có kinh nghiệm lâu năm làm trong lĩnh vực thiết bị y tế và có nền tảng chuyên môn vững chắc. Mức lương cho vị trí này cũng khá cao, phù hợp với những gì họ phải làm. 

5 bước giúp Kỹ sư thiết bị y tế thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Kỹ sư thiết bị y tế, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành Y.  Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức y học vững chắc, bạn mới có thể xem xét sữa chửa, lắp đặt và kiểm tra hoàn chỉnh các thiết bị y tế, tránh những trục trặc nguy hiểm trong quá trình sử dụng cho bệnh nhân hay thậm chí là phát triển các loại thiết bị mới. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Kỹ sư thiết bị y tế

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Kỹ sư thiết bị y tế là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày như đồng nghiệp, khách hàng, y bác sĩ,... Kỹ sư thiết bị y tế nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực y học và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Kỹ sư thiết bị y tế là đánh giá tình trạng và sửa chữa, lắp đặt các thiết bị y tế. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng để có thể xác định đúng tình trạng của máy móc và tìm ra những vấn đề. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Kỹ sư thiết bị y tế là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các cấp trên để tiến hành hỗ trợ máy móc tại các cơ sở y tế. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe khách hàng để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực y tế này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư Quy trình mới nhất

>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư dự án đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP

Đánh giá, chia sẻ về Kỹ sư thiết bị y tế

Các Kỹ sư thiết bị y tế chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Kỹ sư thiết bị y tế

Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đội ngũ chuyên gia y tế để phát triển các thiết bị và dụng cụ y tế mới không?
1900.com.vn
Kỹ sư thiết bị y tế
Q: Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đội ngũ chuyên gia y tế để phát triển các thiết bị và dụng cụ y tế mới không?
29/01/2024
1 câu trả lời

Người phỏng vấn có thể hỏi câu hỏi này để đánh giá khả năng cộng tác với người khác và làm việc theo nhóm của bạn. Câu trả lời của bạn phải cho thấy rằng bạn sẵn sàng làm việc với các chuyên gia khác, giao tiếp hiệu quả và tôn trọng ý kiến của người khác.

Ví dụ: “Tôi rất thoải mái khi làm việc với đội ngũ chuyên gia y tế vì tôi đã từng làm như vậy ở những vị trí trước đây. Ở vị trí gần đây nhất, tôi đã làm việc cùng với hai kỹ sư và một bác sĩ để phát triển thiết bị mới cho phòng cấp cứu của bệnh viện chúng tôi. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên để thảo luận ý tưởng và chia sẻ phản hồi về các dự án của nhau. Tôi đã học được tầm quan trọng của việc lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người và xem xét đề xuất của họ khi phát triển thiết bị mới.”

Một số kỹ năng quan trọng nhất mà một kỹ sư y tế cần có là gì?
1900.com.vn
Kỹ sư thiết bị y tế
Q: Một số kỹ năng quan trọng nhất mà một kỹ sư y tế cần có là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Kỹ năng quan trọng nhất của một kỹ sư y tế là giải quyết vấn đề. Điều này là do chúng tôi liên tục thực hiện các dự án mới đòi hỏi chúng tôi phải tìm ra giải pháp cho các vấn đề riêng biệt. Một kỹ năng quan trọng khác là giao tiếp. Chúng tôi làm việc với nhiều người khác nhau, tất cả đều có ý tưởng riêng về những gì sẽ xảy ra. Điều quan trọng là có thể giao tiếp rõ ràng để mọi người hiểu nhau. Cuối cùng, tôi nghĩ tính sáng tạo cũng là một kỹ năng quan trọng. Chúng ta cần nghĩ ra những cách mới để giải quyết vấn đề hoặc tạo ra thiết bị mới.”

Bạn sẽ thiết kế một thiết bị hoặc thiết bị y tế mới như thế nào?
1900.com.vn
Kỹ sư thiết bị y tế
Q: Bạn sẽ thiết kế một thiết bị hoặc thiết bị y tế mới như thế nào?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Trước tiên, tôi sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu các thiết bị hiện tại được sử dụng trong bệnh viện và phòng khám để xem những thiết bị nào hiện có trên thị trường và những thiết bị nào bệnh nhân hiện đang sử dụng. Tôi cũng muốn hiểu nhu cầu cụ thể của bệnh viện hoặc phòng khám để có thể thiết kế một thiết bị đáp ứng các yêu cầu đó trong khi vẫn tiết kiệm chi phí cho cơ sở. Sau khi thực hiện nghiên cứu của mình, tôi sẽ lập danh sách các thông số kỹ thuật cho thiết bị mới và sau đó bắt đầu thiết kế nguyên mẫu.”

Kinh nghiệm của bạn khi làm việc với bệnh nhân là g 1ì?
1900.com.vn
Kỹ sư thiết bị y tế
Q: Kinh nghiệm của bạn khi làm việc với bệnh nhân là g 1ì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi đã làm việc với bệnh nhân trong phần lớn sự nghiệp của mình với tư cách là kỹ sư y tế. Tôi bắt đầu làm việc tại một bệnh viện nơi tôi chịu trách nhiệm bảo trì các thiết bị như máy chụp CT và máy MRI. Điều này đòi hỏi tôi phải liên lạc với các bác sĩ và y tá về bất kỳ vấn đề nào chúng tôi gặp phải với thiết bị. Tôi học được rằng điều quan trọng là phải lắng nghe những gì bệnh nhân nói để tôi có thể hiểu mối quan tâm của họ và giải quyết chúng một cách phù hợp.”

Câu hỏi thường gặp về Kỹ sư thiết bị y tế

Kỹ sư thiết bị y tế là hình ảnh của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với nhân viên. Họ phải giúp cho đối tác cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp và giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến với đối tác.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc kỹ sư thiết bị y tế phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một kỹ sư thiết bị y tế?
  • Bạn có thoải mái khi làm việc với số tiền lớn?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại doanh nghiệp trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nào và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ đối tác tuyệt vời không?
  • Bạn nghĩ kỹ sư thiết bị y tế giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí kỹ sư thiết bị y tế không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, bao gồm:

  • Kiến thức về Thiết bị y tế 
  • Kiến thức về đối tác, thị trường và cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Muốn làm kỹ sư thiết bị y tế, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành lao động phổ thông là phù hợp nhất. Các doanh nghiệp hiện nay có thể chấp nhận kỹ sư thiết bị y tế có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành kỹ sư thiết bị y tế hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của kỹ sư thiết bị y tế.

  • Từ 0 - 4 năm: Nhân viên thiết bị y tế
  • Từ 4 - 8 năm: Kỹ sư thiết bị y tế
  • Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng xây dựng
  • Từ 10 trở lên: Giám đốc xây dựng

Bài viết xem nhiều