Công việc của Kỹ Sư Tự Động Hoá là gì?

Kỹ sư tự động hóa là vị trí có nhiệm vụ nghiên cứu, vận hành, theo dõi các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động, phát hiện và sửa chữa cũng như khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời. Bên cạnh đó, họ còn làm các công việc khác như vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống,…Họ chính là chuyên gia thiết kế, phát triển, vận hành và bảo trì các hệ thống tự động hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, năng lượng, giao thông vận tải, y tế,.. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư tích hợp, Kỹ sư điện tử cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.

Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư Tự động hoá

Thiết kế và lập trình vi điều khiển (microcontroller)

Nếu công việc liên quan đến điều khiển tự động hoặc nhúng, Kỹ sư Tự động hoá có thể tham gia vào việc thiết kế và lập trình vi điều khiển. Kỹ sư Tự động hoá có thể tham gia vào việc thiết lập quy trình sản xuất, lập chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý các bộ điều khiển chương trình, thiết kế hệ thống tự động hóa cho dây chuyền sản xuất trong quá trình sản xuất.

Đảm bảo máy móc luôn hoạt động ổn định

Người đảm bảo máy móc luôn hoạt động ổn định là kỹ sư tự động hóa. Vị trí này sẽ trực tiếp theo dõi hệ thống, kịp thời phát hiện sửa chữa và khắc phục mọi sai sót, trục trặc để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền, hệ thống. Kỹ sư điều khiển, tự động hóa thường làm việc ở các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, lắp ráp ô tô, vận hành máy móc,…

Thu thập và phân tích dữ liệu

Kỹ sư Tự động hoá sẽ tham gia vào việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các hệ thống tự động hoá. Họ sẽ học cách sử dụng các công cụ để thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất hoặc đưa ra các đề xuất tối ưu hóa. Điều này yêu cầu từ thực tập sinh khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và viết báo cáo để báo cáo kết quả phân tích cho các nhóm kỹ thuật và quản lý.

Thực hiện bảo trì định kỳ và bảo dưỡng các hệ thống tự động 

Để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy của chúng. Cập nhật và nâng cấp phần mềm và thiết bị điều khiển theo nhu cầu. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm sản xuất hoặc kỹ thuật khác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tự động hóa. Đào tạo nhân viên khác về cách sử dụng và bảo trì các hệ thống tự động.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.2 ★
Khoảng lương năm 114 - 181 M
Cơ hội nghề nghiệp
4.1 ★
Số năm kinh nghiệm 3-5 năm

Kỹ Sư Tự Động Hoá có mức lương bao nhiêu?

114 - 181 triệu /năm
Tổng lương
106 - 167 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
9 - 14 triệu
/năm

Lương bổ sung

114 - 181 triệu

/năm
114 M
181 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ Sư Tự Động Hoá

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ Sư Tự Động Hoá, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ Sư Tự Động Hoá

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
10%
2 - 4
27%
5 - 7
50%
8+
13%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Tự Động Hoá?

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư Tự động hoá

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư Tự động hoá cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Trình độ chuyên môn: Để có thể ứng tuyển ở vai trò Kỹ sư Tự động hoá, ứng viên thường cần có bằng cử nhân hoặc đang theo học trong các ngành kỹ thuật liên quan đến tự động hoá và điện tử công nghiệp. Các chương trình đào tạo này có thể bao gồm Công nghệ tự động hóa, Điện tử, Điện - Điện tử, Cơ khí, Kỹ thuật máy tính, hoặc các chuyên ngành tương đương. Bằng cấp chuyên ngành giúp xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về lý thuyết và thực hành, là cơ sở để ứng viên có thể áp dụng những kiến thức này vào các dự án thực tế trong ngành tự động hoá.

  • Kỹ thuật tự động hóa: Hiểu biết sâu về các hệ thống tự động hóa, bao gồm các thành phần như cảm biến, bộ điều khiển, actuator và mạng truyền thông công nghiệp, PLC (Programmable Logic Controller), HMI (Human-Machine Interface), cảm biến và điều khiển từ xa.

  • Kiến thức lập trình: Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng trong tự động hóa như PLC (Programmable Logic Controller), SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), HMI (Human Machine Interface) và các ngôn ngữ lập trình khác.

  • Kiến thức về điện và điện tử: Hiểu biết về nguyên lý hoạt động của mạch điện và điện tử, đặc biệt là trong ngữ cảnh tự động hóa.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích vấn đề tốt: Các Kỹ sư Tự động hoá thường phải đối mặt với những thách thức phức tạp đòi hỏi các giải pháp sáng tạo. Một kỹ sư thành công phải có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề xuất sắc để xác định các mẫu trong dữ liệu, hiểu cấu trúc cơ bản của vấn đề và phát triển các chiến lược hiệu quả để giải quyết chúng. 

  • Giao tiếp và hợp tác hiệu quả: Các Kỹ sư Tự động hoá thường làm việc trong các nhóm đa ngành, cộng tác với các nhà khoa học dữ liệu. Kỹ năng cộng tác và giao tiếp mạnh mẽ là điều cần thiết để truyền đạt hiệu quả các ý tưởng và khái niệm phức tạp cho các thành viên trong nhóm với các cấp độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau. 

  • Khả năng học hỏi và cập nhật: Với sự phát triển nhanh chóng của tự động hóa, việc duy trì và nâng cao kiến thức luôn là một yêu cầu cần thiết cho Kỹ sư điện tử viễn thông. Sự sẵn sàng học hỏi và cập nhật các xu hướng công nghệ mới, và các công nghệ tự động hóa tiên tiến sẽ giúp bạn duy trì sự nghiệp lâu dài và nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm: Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tự động hóa. Kinh nghiệm thiết kế, lập trình, vận hành và bảo trì hệ thống tự động hóa là một lợi thế. Ngoài ra kinh nghiệm làm việc trong các ngành nghề như sản xuất, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, nông nghiệp, xây dựng sẽ là một lợi thế.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư Tự động hoá 

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư Tự động hoá có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Thực tập sinh Kỹ sư Tự động hoá

Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Thực tập sinh Kỹ sư Tự động hoá là người đang trong giai đoạn học tập và thực hành để phát triển kỹ năng và kiến thức về tự động hoá công nghiệp. Công việc của họ thường liên quan đến việc áp dụng các hệ thống và công nghệ tự động hóa làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn thử nghiệm các phương pháp và công nghệ mới để giúp công ty hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

>> Đánh giá: Tự động hóa thực sự là một ngành nghề có vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay, bước sau sự tăng trưởng của công nghiệp. Không chỉ là ngành nghề được coi trọng mà còn được đầu tư mạnh mẽ phát triển. Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa hiện nay có thể công tác tại các Viện nghiên cứu điện tử - tin học - tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, Khu công nghệ cao,…

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Kỹ sư tự động hóa cho người mới

2. Kỹ sư tự động hóa

Mức lương: 7 - 15 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Kỹ sư tự động hóa là vị trí có nhiệm vụ nghiên cứu, vận hành, theo dõi các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động, phát hiện và sửa chữa cũng như khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời. Bên cạnh đó, họ còn làm các công việc khác như vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống,…

>> Đánh giá: Kỹ sư tự động hóa là một trong những ngành nghề “đắt giá” với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tự động hóa tiếp tục là cơ sở để ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống xã hội. 

>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư tự động hóa đang tuyển dụng

5 bước giúp Kỹ sư Tự động hóa thăng tiến nhanh trong trong công việc

Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi

Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, bạn gần như phải yêu thích máy móc, thiết bị, tìm tòi cách sử dụng để máy móc phục vụ cho con người với tất cả khả năng của nó. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm tòi xem khả năng máy móc nó làm được những gì làm được tới đâu. Nếu không kiên nhẫn, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ công việc này ngay thôi.

Có tư duy logic, đam mê với lĩnh vực tự động hóa

Bất cứ người nào làm ngành liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ đều cần có tư duy logic và sự đam mê, hiểu biết về công nghệ sản xuất. Riêng đối với ngành tự động hóa, đây được xem là yếu tố then chốt quyết định bạn có phải một kỹ sư tự động hóa giỏi không.

Thích nghiên cứu trong công việc

Công nghệ không ngừng biến đổi và phát triển, hôm nay có thể là kỹ thuật này mới nhưng ngày mai nó đã có thể trở nên cũ kỹ và bị công nghệ mới thay thế. Do đó, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần bạn phải thường xuyên chủ động trau dồi học hỏi tìm tòi kiến thức mới để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Có như thế bạn mới theo kịp sự phát triển của thế giới.

Tinh thần trách nhiệm cao 

Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Kỹ sư Tự động hoá. Bởi khối lượng công việc của Kỹ sư Tự động hoá rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.

Thể hiện khả năng lãnh đạo

Để bước trên những nấc thang danh vọng, bạn phải có một hình ảnh thật tốt. Khuyến khích mọi người trong công việc, đánh giá cao những thành tích đặc biệt của người khác và thỉnh thoảng có thể tổ chức những buổi vui chơi, họp mặt bên ngoài công ty.

Đọc thêm:

Việc làm Kỹ sư tích hợp mới nhất

Việc làm Kỹ sư điện tử đang tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Kỹ Sư Tự Động Hoá

Các Kỹ Sư Tự Động Hoá chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Kỹ Sư Tự Động Hoá

Các câu hỏi về mô hình đối tượng trang và java selen cơ bản.
3.9 ★
FPT Software
Kỹ Sư Tự Động Hoá
Q: Các câu hỏi về mô hình đối tượng trang và java selen cơ bản.
25/10/2023
Hãy nói về bản thân bạn, những mong đợi của bạn về Nestle, những trải nghiệm, những kế hoạch của bạn, những gì bạn sẽ làm khi tranh cãi với đồng đội. Nếu bạn có một dự án lớn, họ sẽ hỏi thăm xung quanh họ. cuộc phỏng vấn này có thể mất hơn 40 phút nếu câu trả lời của bạn hợp lý.
4.0 ★
Nestlé
Kỹ Sư Tự Động Hoá
Q: Hãy nói về bản thân bạn, những mong đợi của bạn về Nestle, những trải nghiệm, những kế hoạch của bạn, những gì bạn sẽ làm khi tranh cãi với đồng đội. Nếu bạn có một dự án lớn, họ sẽ hỏi thăm xung quanh họ. cuộc phỏng vấn này có thể mất hơn 40 phút nếu câu trả lời của bạn hợp lý.
14/11/2023
Các lệnh selen cơ bản
3.7 ★
DXC Technology Vietnam
Kỹ Sư Tự Động Hoá
Q: Các lệnh selen cơ bản
14/11/2023
Làm thế nào để bạn giải quyết một vấn đề?
4.4 ★
Intel Việt Nam
Kỹ Sư Tự Động Hoá
Q: Làm thế nào để bạn giải quyết một vấn đề?
14/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Kỹ Sư Tự Động Hoá

Công việc của kỹ sư tự động hóa liên quan đến thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì các hệ thống và quy trình tự động hóa trong nhiều ngành khác nhau. Mục tiêu chính của họ là tối ưu hóa hiệu suất, giảm thất thoát, và cải thiện tính an toàn bằng cách áp dụng các công nghệ tự động hóa.

Mức lương của Kỹ sư tự động hóa tại Việt Nam thường nằm trong khoảng từ 10 triệu VND đến 40 triệu VND mỗi tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, và công ty.

Dưới đây là 5 câu hỏi phỏng vấn phổ biến khi tuyển dụng kỹ sư tự động hóa:

  • Có thể kể cho chúng tôi về kinh nghiệm của bạn trong việc thiết kế và triển khai hệ thống tự động hóa?
  • Làm thế nào bạn xác định và ưu tiên các quy trình hoặc hệ thống phù hợp để tự động hoá?
  • Bạn đã từng làm việc với các công nghệ tự động hóa cụ thể nào, ví dụ như PLC (Programmable Logic Controller) hoặc SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition)?
  • Làm thế nào bạn đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tự động hóa, đặc biệt trong môi trường sản xuất hoặc công nghiệp?
  • Bạn có kinh nghiệm trong việc tích hợp các hệ thống tự động hóa với hệ thống thông tin, để cải thiện quản lý dự án hoặc theo dõi hiệu suất toàn diện?

Lộ trình thăng tiến của một Kỹ sư Tự động hóa có thể khác nhau tùy theo công ty, ngành công nghiệp và quốc gia. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến mà một Kỹ sư Tự động hóa có thể tuân theo:

  • Tập sự/Kỹ sư thực tập
  • Kỹ sư Tự động hóa cơ bản
  • Kỹ sư Tự động hóa nâng cao
  • Kỹ sư Tự động hóa chuyên sâu/Senior Automation Engineer
  • Trưởng nhóm/Kỹ sư chuyên sâu cấp cao
  • Chuyên gia/Kỹ sư chủ chốt
  • Quản lý dự án hoặc Quản lý lĩnh vực tự động hóa

Đánh giá (review) của công việc Kỹ sư tự động hóa được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều