Công việc của Điều dưỡng viên là gì?

Điều dưỡng viên trong tiếng Anh gọi là Nursing Staff, công việc của vị trí này là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Có thể nói điều dưỡng là vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế hiện nay, bởi họ là những người tham gia vào việc chẩn đoán, dự phòng và điều trị cho bệnh nhân.

Mô tả công việc của nhân viên điều dưỡng

Điều dưỡng hạng II

Nhiệm vụ

Điều dưỡng hạng II chịu trách nhiệm thăm khám, nhận định, đánh giá kết quả của bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Việc sơ, cấp cứu, tư vấn, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, phải bảo vệ, thực hiện các quyền của bệnh nhân, biện hộ khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Phối hợp với các bác sĩ để tổ chức điều trị cho bệnh nhân, đồng thời, tổ chức giáo dục, đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Để trở thành một điều dưỡng hạng II cần phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng. Bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. Trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ phải từ bậc 3 trở lên, chứng chỉ tiếng dân tộc nếu vị trí công việc yêu cầu.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Là một điều dưỡng hạng II việc có kiến thức chuyên môn là yếu tố tất yếu. Ngoài ra, phải có hiểu biết về công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Bắt buộc phải thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, ứng phó tốt các tình huống cấp cứu, dịch bệnh. Cần có những kỹ năng tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, phát triển ngành điều dưỡng. Một điều dưỡng bậc III muốn trở thành điều dưỡng bậc II cần có kinh nghiệm tối thiểu 9 năm trong đó 2 năm giữ vị trí điều dưỡng bậc III.

Điều dưỡng hạng III

Nhiệm vụ

Khác với điều dưỡng hạng II, điều dưỡng hạng III không cần phải đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp. Thế nhưng, những nhiệm vụ bắt buộc của một nhân viên điều dưỡng như chăm sóc, thăm khám, theo dõi tình hình sức khỏe người bệnh, sơ cứu, bảo vệ người bệnh hay trao đổi tình hình với bác sĩ thì điều dưỡng hạng III vẫn phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Để trở thành điều dưỡng hạng III, bạn cần tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều dưỡng. Có trình độ tin học cơ bản và ngoại ngữ đạt bậc 2 trở lên, ở những vị trí sử dụng tiếng dân tộc bạn cũng cần có chứng chỉ tiếng dân tộc đó.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Là một điều dưỡng hạng II cần có hiểu biết về sức khỏe của cá nhân, gia đình, cộng đồng cũng như hiểu biết về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chủ trương của Nhà nước. Biết sơ cấp cứu, có khả năng giao tiếp, giáo dục, giao tiếp, đào tạo huấn luyện các vấn đề trong nghề điều dưỡng. Để một điều dưỡng hạng IV trở thành điều dưỡng hạng III cần có 2 năm giữ chức vụ điều dưỡng hạng IV đối với người tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 3 năm đối với người tốt nghiệp trung cấp.

Điều dưỡng hạng IV

Nhiệm vụ

Một điều dưỡng hạng IV sẽ có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Bao gồm các công việc thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo tình trạng sức khỏe bệnh nhân kịp thời. Đảm bảo an toàn và thực hiện quyền người bệnh. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị, tham gia công việc phân cấp chăm sóc bệnh nhân. 

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Yêu cầu tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành điều dưỡng trở lên. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác cần có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng của Bộ Y tế. Trình độ tin học cơ bản và ngoại ngữ bậc 1 trở lên, có chứng chỉ tiếng dân tộc nếu đảm nhiệm vị trí yêu cầu.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Điều dưỡng hạng IV phải có hiểu biết về công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân, cộng đồng theo chủ trương của Nhà nước. Phải là người biết sử dụng các quy trình điều dưỡng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người. Phải có những kỹ thuật điều dưỡng, sơ cứu, cấp cứu, kỹ năng giáo dục sức khỏe cơ bản.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,5 ★
Khoảng lương năm 104 - 156 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Điều dưỡng viên có mức lương bao nhiêu?

104 - 156 triệu /năm
Tổng lương
96 - 144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 12 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 156 triệu

/năm
104 M
156 M
52 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Điều dưỡng viên

Tìm hiểu cách trở thành Điều dưỡng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Điều dưỡng viên
104 - 156 triệu/năm
Điều dưỡng viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
45%
5 - 7
19%
8+
4%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Điều dưỡng viên?

Yêu cầu cần có của một Điều dưỡng viên

Hiểu rõ những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. 

  • Nắm vững những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng.
  • Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các loại thuốc. Thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng đánh giá, điều dưỡng viên có thể xác định chính xác loại thuốc cho bệnh nhân và tiến hành kê đơn. Hoặc điều dưỡng viên có thể cung cấp những đánh giá về tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê đơn.

Kỹ năng giao tiếp

Đối tượng giao tiếp chủ yếu của điều dưỡng là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do đó bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe ý kiến của người khác. 

Trong quá trình giao tiếp, điều dưỡng cần thể hiện sự cởi mở với người bệnh, giúp người bệnh có thể chia sẻ tất cả những mong muốn và nhu cầu mà họ cần. Đồng thời hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân cách chăm sóc tốt nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. 

Tinh thần mạnh mẽ

Trong công việc điều dưỡng viên sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều ca chấn thương nặng, cấp cứu hay sự ra đi của người bệnh. 

Đặc thù của của điều dưỡng viên là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.

Tỉ mỉ, siêng năng

Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một điều dưỡng viên. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến tình trạng của bệnh nhân từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.

Thấu hiểu, lòng vị tha

Để có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì điều dưỡng viên cần phải thấu hiểu được những đau đớn, thống khổ mà người bệnh đã phải chịu đựng. Đồng thời luôn mang đem đến sự thiện cảm và cảm giác thoải mái cho người bệnh, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị.

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc

Với những tổng hợp công việc của ngành điều dưỡng ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Hơn nữa, sự đam mê với nghề cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn của nghề.

Rèn luyện tính cẩn thận

Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề Y nói chung, làm điều dưỡng nói riêng cần phải có.

Công việc điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.

Tinh thần ham học hỏi

Khoa học y học có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì điều dưỡng viên sẽ không thể giỏi được.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thì điều dưỡng viên luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Kỹ năng đánh giá chuẩn xác

Là người kề cận với bệnh nhân, điều dưỡng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của họ để kịp thời báo tới bác sĩ. Đó là lý do mà điều dưỡng viên cần phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác. Những đánh giá mà điều dưỡng viên đưa ra sẽ được ghi nhận lại để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, nhanh chóng xử lý nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn

Điều dưỡng viên phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động chăm sóc người bệnh. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, điều dưỡng viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Chấp hành các quy định của bệnh viện

Điều dưỡng viên làm việc trong bệnh viện, vì vậy, việc chấp hành các quy định là điều nên làm. Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian, công việc, bảo mật thông tin và tôn trọng nguyện vọng bệnh nhân là một số các quy định cần nhớ của nghề điều dưỡng

Vai trò quan trọng của điều dưỡng viên

Vai trò chăm sóc

Với vai trò là người chăm sóc, mục tiêu cơ bản của điều dưỡng viên là thúc đẩy sự giao tiếp hỗ trợ người bệnh bằng hành động và bằng thái độ. Thông qua đó thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh và chấp nhận người bệnh là một con người. 

  • Chăm sóc không chỉ đơn giản là sự cảm thông mà đó còn là sự quan tâm và lòng vị tha của điều dưỡng đối với người bệnh.
  • Chăm sóc cũng là quá trình tác động qua lại giữa người với người và chỉ thông qua mối quan hệ giữa người với người thì việc chăm sóc mới có được kết quả tốt.
  • Chăm sóc con là hiệu quả của quá trình thúc đẩy sức khỏe và tăng trưởng của mỗi cá nhân và gia đình.
  • Chăm sóc còn thúc đẩy nâng cao sức khỏe và chữa bệnh.
  • Chăm sóc liên quan đến sự phối hợp hành động và lựa chọn của người điều dưỡng và người bệnh.
  • Chăm sóc con người còn là sự liên quan đến các giá trị, thiện chí và trách nhiệm đối với những hành động chăm sóc. 

Truyền tin

Đối với nghề điều dưỡng thì thông tin cũng là yếu tố thiết yếu đối với ngành nghề này. Người điều dưỡng thực hiện truyền thông tin cho đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc sức khỏe về những kế hoạch và các công việc cần thực hiện, để đạt được kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh một cách hiệu quả nhất.

Sau khi thực hiện một can thiệp về chăm sóc sức khỏe, người điều dưỡng sẽ tiến hành ghi chép vào sổ hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện, cũng như mọi đáp ứng của người bệnh.

Tư vấn, hướng dẫn

Để có thể giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách hiệu quả, người điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng để giúp người bệnh thay đổi thái độ và hành vi của mình.  

Trong quá trình tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân, người điều dưỡng cần áp dụng quy trình giảng dạy gồm 4 thành phần cơ bản bao gồm: nhận định, lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá.

Điều này có nghĩa là điều dưỡng phải nhận định được những yêu cầu học tập của người bệnh, xác định mục tiêu và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp. Cuối cùng là áp dụng các hình thức giảng dạy và đo lường kết quả học tập của người bệnh.

Biện hộ cho bệnh nhân

Biện hộ cho bệnh nhân là hành động mà điều dưỡng thay mặt, hoặc bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân. Biện hộ có nghĩa là bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người bệnh, thông qua đó thúc đẩy những hành động để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh, đảm bảo bảo được nhu cầu người bệnh đưa ra được đáp ứng một cách thích hợp nhất.

Đối với người bệnh cao tuổi, người bệnh không tự chăm sóc được hay bệnh nhi là những người cần dựa vào nhân viên y tế và điều dưỡng. Bởi lúc đó họ không thể từ tự bảo vệ hoặc phòng ngừa tai biến có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Chịu trách nhiệm quản lý

Người điều dưỡng cần phải biết tự quản lý mẫu bảng mô tả công việc của điều dưỡng của mình cụ thể là thời gian. Ví dụ là một người điều dưỡng chuyên nghiệp bạn phải biết làm thế nào để sắp xếp thời gian làm việc, dự giao ban, dự họp đúng thời gian quy định. 

Bởi người điều dưỡng có rất nhiều công việc phải làm trong một ngày, nhưng cần biết được việc nào cần làm trước làm sau để đảm bảo bệnh nhân vẫn được chăm sóc đầy đủ, thực hiện đủ y lệnh của bác sĩ.

Vai trò của nhà thực hành chăm sóc

Tức là sử dụng quy trình Điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh từ lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra cho đến giao tiếp với người bệnh và những người liên quan đến việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cùng với cộng tác với những bên liên quan để có kết quả chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Vai trò nhà quản lý

Hướng dẫn cán bộ y tế khác trong việc chăm sóc người bệnh một cách chọn lọc và thích hợp. Sử dụng những kỹ năng chuyên ngành để áp dụng cách điều trị khéo léo, hiệu quả nhất cho bệnh nhân của mình.

Thực hiện vai trò của nhà giáo dục

Điều dưỡng còn giữ vai trò là một nhà giáo dục khi thực hiện công tác giáo dục sức khỏe cho mọi người. Sử dụng phương pháp dạy và học cho đội ngũ kế thừa các kiến thức, kỹ năng và đạo đức Điều dưỡng cho những em thực tập viên.

Thực hiện vai trò của nhà nghiên cứu

Điều dưỡng trong quá trình công tác cũng cần thực hiện và đóng góp các công trình nghiên cứu để nâng cao kiến thức cho ngành Điều dưỡng. Ứng dụng những thành quả các công trình nghiên cứu thành công.

Sinh viên ngành Điều dưỡng học những gì?

Theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành thì ngành Điều dưỡng trình độ đại học sẽ học trong 4 năm (8 học kỳ).

Theo đó, chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng bậc đại học có 141 tín chỉ gồm 72 tín chỉ lý thuyết và 69 tín chỉ thực hành được chia thành 8 học kỳ trong 4 năm. Nội dung chương trình gồm các khối kiến thức: Giáo dục đại cương: 35 tín chỉ; Kiến thức ngành là 23 tín; Kiến thức chuyên sâu về điều dưỡng 56 tín chỉ và các khối kiến thức bổ sung, tự chọn khác.

  • Năm thứ 1 và năm thứ 2: sinh viên Điều dưỡng sẽ được học các môn khoa học cơ bản xen lẫn với các môn y học cơ sở và học thực hành 55 kỹ năng Điều dưỡng cơ bản tại phòng Skillslab theo nhóm nhỏ trên các mô hình.
  • Năm thứ 3: các bạn sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành tại Skillslab trong trường và đi thực tập tại các bệnh viện tuyến Trung ương về các kỹ năng Điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điều dưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Hồi sức cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn…
  • Năm thứ 4: Tiếp tục học và thực tập tại bệnh viện các kỹ năng Điều dưỡng Tâm thần, điều dưỡng Phục hồi chức năng, điều dưỡng Truyền nhiễm, điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, điều dưỡng Y học cổ truyền, Quản lý điều dưỡng và Thực tập tốt nghiệp.

Phỏng vấn Điều dưỡng viên

Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành y tá?
1900.com.vn
Điều dưỡng viên
Q: Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành y tá?
14/11/2023
1 câu trả lời

Khám phá động lực trở thành y tá của bạn sẽ giúp người phỏng vấn hiểu được cam kết của bạn đối với nghề nghiệp và những giá trị thúc đẩy việc ra quyết định của bạn. Biết được điều gì đã khơi dậy niềm đam mê điều dưỡng của bạn giúp họ hiểu rõ hơn về cách bạn sẽ chăm sóc bệnh nhân, làm việc với đồng nghiệp và giải quyết những yêu cầu về mặt cảm xúc của công việc. Cuối cùng, họ muốn biết liệu bạn có tư duy đúng đắn để vượt trội trong sự nghiệp đầy thử thách nhưng bổ ích này hay không.

Ví dụ: “Cảm hứng trở thành y tá của tôi đến từ việc chứng kiến ​​sự chăm sóc tận tình mà bà tôi nhận được trong suốt cuộc chiến với căn bệnh ung thư. Các y tá chăm sóc cho cô ấy không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt mà còn mang đến sự hỗ trợ về mặt tinh thần và an ủi cho gia đình chúng tôi trong khoảng thời gian khó khăn như vậy. Sự cống hiến, sự đồng cảm và tính chuyên nghiệp của họ đã để lại ấn tượng lâu dài trong tôi.

Trải nghiệm này khiến tôi nhận ra rằng điều dưỡng không chỉ đơn thuần là chữa bệnh; đó là việc kết nối với bệnh nhân ở cấp độ cá nhân và tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Khi đó, tôi biết rằng theo đuổi nghề điều dưỡng sẽ cho phép tôi kết hợp niềm đam mê giúp đỡ người khác với sở thích chăm sóc sức khỏe, cuối cùng thực hiện được mong muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa trong cuộc sống của mọi người.

Bạn có thể thảo luận về trải nghiệm của mình trong việc đánh giá bệnh nhân và lập kế hoạch chăm sóc không?
1900.com.vn
Điều dưỡng viên
Q: Bạn có thể thảo luận về trải nghiệm của mình trong việc đánh giá bệnh nhân và lập kế hoạch chăm sóc không?
14/11/2023
1 câu trả lời

Đánh giá bệnh nhân và lập kế hoạch chăm sóc là những thành phần quan trọng trong vai trò của y tá. Những nhiệm vụ này đòi hỏi kỹ năng lâm sàng vững vàng, chú ý đến chi tiết và khả năng ưu tiên các nhu cầu của bệnh nhân. Bằng cách hỏi bạn 

Ví dụ: “Trong suốt sự nghiệp điều dưỡng của mình, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện đánh giá bệnh nhân và phát triển các kế hoạch chăm sóc cá nhân. Trong giai đoạn đánh giá ban đầu, tôi tập trung vào việc thu thập thông tin toàn diện về tiền sử bệnh của bệnh nhân, các triệu chứng hiện tại và bất kỳ yếu tố tâm lý xã hội liên quan nào. Điều này bao gồm việc lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi mở và sử dụng các kỹ thuật kiểm tra thể chất thích hợp.

Dựa trên kết quả đánh giá, tôi cộng tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để phát triển một kế hoạch chăm sóc phù hợp nhằm giải quyết các nhu cầu và mục tiêu cụ thể của bệnh nhân. Điều này bao gồm việc đặt ra các ưu tiên, thiết lập các mục tiêu có thể đo lường được và xác định các biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy kết quả sức khỏe tối ưu. Thường xuyên đánh giá và cập nhật kế hoạch chăm sóc là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của kế hoạch và thích ứng với mọi thay đổi về tình trạng hoặc hoàn cảnh của bệnh nhân. Cam kết của tôi về việc đánh giá kỹ lưỡng và lập kế hoạch chăm sóc hợp tác đã liên tục góp phần mang lại trải nghiệm tích cực cho bệnh nhân và cải thiện kết quả sức khỏe.”

Bạn xử lý các tình huống căng thẳng cao độ như trường hợp cấp cứu hoặc nhiều bệnh nhân cần được chăm sóc cùng một lúc như thế nào?
1900.com.vn
Điều dưỡng viên
Q: Bạn xử lý các tình huống căng thẳng cao độ như trường hợp cấp cứu hoặc nhiều bệnh nhân cần được chăm sóc cùng một lúc như thế nào?
14/11/2023
1 câu trả lời

Điều hướng các tình huống căng thẳng cao độ là một khía cạnh quan trọng của việc trở thành một y tá nhân viên. Nhà tuyển dụng cần biết rằng bạn có thể duy trì sự bình tĩnh, ưu tiên hiệu quả và đưa ra quyết định đúng đắn ngay cả khi phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp hoặc khối lượng công việc quá lớn. Khả năng quản lý căng thẳng và giữ một cái đầu tỉnh táo của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc bệnh nhân và hoạt động chung của nhóm chăm sóc sức khỏe.

Ví dụ: “Xử lý các tình huống căng thẳng cao độ là một kỹ năng cần thiết đối với nhân viên y tá và tôi đã phát triển các chiến lược hiệu quả để quản lý các tình huống như vậy. Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi ưu tiên các nhiệm vụ dựa trên mức độ khẩn cấp của nhu cầu của từng bệnh nhân. Điều này cho phép tôi giải quyết các vấn đề quan trọng trước tiên đồng thời đảm bảo rằng tất cả bệnh nhân đều nhận được sự chăm sóc thích hợp một cách kịp thời.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi nhiều bệnh nhân cần được chú ý cùng lúc, tinh thần đồng đội và giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn. Tôi cộng tác chặt chẽ với các đồng nghiệp của mình, giao nhiệm vụ khi cần thiết và thông báo cho mọi người về bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của bệnh nhân. Cách tiếp cận phối hợp này giúp chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc hiệu quả và toàn diện dưới áp lực, cuối cùng mang lại lợi ích cho bệnh nhân và góp phần tạo nên một môi trường làm việc tích cực.”

Mô tả kinh nghiệm của bạn trong việc sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng phụ.
1900.com.vn
Điều dưỡng viên
Q: Mô tả kinh nghiệm của bạn trong việc sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng phụ.
14/11/2023
1 câu trả lời

Ví dụ: “Trong suốt sự nghiệp điều dưỡng của mình, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm đường uống, đường tiêm tĩnh mạch và đường tiêm dưới da. Tôi luôn tuân thủ “năm điều” trong việc dùng thuốc: đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng và đúng thời điểm. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Theo dõi tác dụng phụ là một khía cạnh quan trọng của việc quản lý thuốc. Tôi đặc biệt chú ý đến bất kỳ thay đổi nào về tình trạng của bệnh nhân sau khi dùng thuốc, chẳng hạn như những thay đổi về dấu hiệu sinh tồn, phản ứng trên da hoặc thay đổi hành vi. Nếu tôi nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào, tôi nhanh chóng ghi lại chúng vào biểu đồ của bệnh nhân và liên lạc với nhóm chăm sóc sức khỏe để xác định xem có cần can thiệp thêm hay không. Sự cảnh giác này giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cho phép chúng tôi giải quyết mọi phản ứng bất lợi một cách nhanh chóng và hiệu quả.”

Câu hỏi thường gặp về Điều dưỡng viên

Các bậc đào tạo Điều dưỡng viên bao gồm: Hệ Trung cấp, hệ Cao đẳng, hệ Đại học. Trong đó:

Điều dưỡng Trung cấp: Điều dưỡng viên thực hiện những kỹ thuật Điều dưỡng ở mức cơ bản như chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, cấp cứu…

Điều dưỡng Cao cấp: Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng hoặc Đại học, chịu trách nhiệm thực hiện những kỹ thuật chăm sóc phức tạp và tham gia vào công tác đào tạo, quản lý và sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị Y tế tại khoa của mình phụ trách.

  • Hệ Trung cấp: Thời gian đào tạo hệ trung cấp điều dưỡng trong vòng 1 - 2 năm, tùy vào từng đối tượng cụ thể.
  • Hệ Cao đẳng: Hệ cao đẳng ngành Điều dưỡng đào tạo trong thời gian 3 năm,
  • Hệ Đại học: Theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, Điều dưỡng hệ Đại học thường sẽ được đào tạo trong vòng từ 4 năm - 6 năm.

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành điều dưỡng các kiến thức đại cương, các môn cơ sở ngành và các môn chuyên ngành phục vụ cho công việc sau nay:

  • Các môn khoa học xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Giáo dục quốc phòng, Tin học, Tâm lý, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ…
  • Các môn khoa học tự nhiên: Vật lý Đại cương, Hóa học đại cương, Vệ sinh nâng cao sức khỏe, Sinh học và di truyền, Xác suất – thống kê y học và Sức khỏe – môi trường ….
  • Các môn kiến thức y học cơ sở: Sinh lý học, Hóa sinh, Dược lâm sàng, Giải phẫu học, Di truyền y học, Dược lý, Miễn dịch – sinh lý bệnh, Vi sinh vật ký sinh trùng, Mô phôi, Y đức, Pháp luật – Tổ chức Y tế…
  • Các môn học chuyên ngành: Điều dưỡng cơ sở, Điều dưỡng chuyên khoa, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, Đạo đức Điều dưỡng, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Sức khỏe sinh sản, kiểm soát nhiễm khuẩn thực hành Điều dưỡng, Quản lý và tổ chức y tế …

Khi đến bệnh viện, chúng ta nhìn thấy những người mặc áo blouse trắng, mỗi người tùy vào cấp bậc, vị trí đều sẽ có những tên gọi khác nhau: bác sĩ, y tá,…Trong một vài năm trở lại đây cái tên “Điều dưỡng viên” xuất hiện và nhiều người lầm tưởng đây là một nghề mới trong hệ thống Y tế nhưng không phải.

Đó chỉ là một tên gọi khác đi của y tá, 2 tên nhưng cùng là một nghề. Tuy vậy, chúng vẫn có một số điểm khác nhau, riêng biệt.

Điều dưỡng viên có các chức năng sau:

Chức năng độc lập

Người làm điều dưỡng có thể tiếp đón, nhận định tình trạng của bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng. Cùng với đó là theo dõi, đánh giá, lên kế hoạch và thực hiện chăm sóc phù hợp với trình trạng của người bệnh. Những công việc này điều dưỡng hoàn toàn có thể chủ động thực hiện độc lập.

Chức năng phối hợp

Phối hợp sử dụng thêm kỹ thuật viên và một số thiết bị máy móc để thực hiện chẩn đoán chính xác và điều trị cho bệnh nhân. Điều dưỡng cũng sẽ phối hợp thêm với các bác sĩ, phản ánh lại diễn biến sức khỏe để có được hướng xử lý kịp thời khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển bệnh nặng.

Chức năng phụ thuộc

Việc cho người bệnh dùng thuốc, thực hiện thủ thuật điều trị hay lấy bệnh phẩm để xét nghiệm sẽ phải theo y lệnh của bác sĩ. Với những công tác chuyên môn của bác sĩ thì điều dưỡng viên chỉ được phụ giúp theo yêu cầu, không được phép tự thực hiện.

Đánh giá (review) của công việc Điều dưỡng viên được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Điều dưỡng viên là: 

  • Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành y tá?
  • Bạn có thể thảo luận về trải nghiệm của mình trong việc đánh giá bệnh nhân và lập kế hoạch chăm sóc không?
  • Bạn xử lý các tình huống căng thẳng cao độ như trường hợp cấp cứu hoặc nhiều bệnh nhân cần được chăm sóc cùng một lúc như thế nào?
  • Mô tả kinh nghiệm của bạn trong việc sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng phụ.
  • Bạn đã bao giờ phải đối mặt với một bệnh nhân hoặc thành viên gia đình khó tính chưa? Nếu vậy, bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?
  • Cách tiếp cận của bạn trong việc giáo dục bệnh nhân và đảm bảo họ hiểu kế hoạch điều trị của mình là gì?

 

Bài viết xem nhiều