Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2024, như sau:
1. Số lượng tuyển dụng: 412 chỉ tiêu
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển
3. Thời gian địa điểm nhận hồ sơ:
– Thời gian: kể Từ ngày 12/9/2024 đến ngày 11/10/2024 (Sáng 07:30-11:00, chiều 13:00-16:00).
– Địa điểm: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Phòng Tổ chức Cán bộ 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
*****Chi tiết cụ thể như sau:
*****Tài liệu đính kèm:
– Hướng dẫn viết phiếu đăng ký
Nguồn tin: bvpnt.org.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của thành phố Hồ Chí Minh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Bác sĩ giải phẫu là gì?
1. Bác sĩ giải phẫu là gì?
Bác sĩ giải phẫu (Surgeon) đảm nhiệm vai trò chính là chữa bệnh cứu người, giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người bệnh. Bác sĩ được mọi người gọi với cái tên đầy kính trọng là thầy thuốc, điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các bác sĩ trong đời sống xã hội bởi lẽ họ là những người chăm lo cho sức khỏe cộng đồng.
2. Lương và mô tả công việc của Bác sĩ giải phẫu
Lương của các Bác sĩ giải phẫu
Mức thu nhập của Bác sĩ giải phẫu phụ thuộc khá nhiều vào trình độ học vấn/ trình độ nghề nghiệp của họ. Cụ thể, Bác sĩ giải phẫu hoàn thành chương trình Đại học 6 năm sẽ có mức lương dao động từ 20 triệu - 30 triệu đồng/tháng, còn của Thạc sĩ bác sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa I phẫu thuật sẽ là từ 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng. Với các Bác sĩ giải phẫu có học vị Tiến sĩ hoặc Bác sĩ Chuyên khoa II, mức lương sẽ nằm trong khoảng 50 triệu đồng/tháng trở lên.
Bằng cấp |
Mức lương |
Đại học |
khoảng 20 triệu - 30 triệu đồng/tháng |
Thạc sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa I |
khoảng 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng |
Tiến sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa II |
khoảng 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Công việc chính của các Bác sĩ giải phẫu
Công việc của các bác sĩ khá đa dạng và được phân chia nhiệm vụ riêng biệt tùy theo vị trí công tác hoặc theo chuyên khoa y tế. Tuy nhiên nhiệm vụ chung của họ là thăm khám, chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị và thực hiện các giải pháp trị liệu để giúp người bệnh có thể mau chóng phục hồi sức khỏe. Nhìn chung công việc của các bác sĩ bao gồm:
Đánh giá, chẩn đoán bệnh
Trước tiên, bác sĩ cần thực hiện một cuộc trao đổi với bệnh nhân để hỏi han về tình trạng biểu hiện khác thường trong cơ thể và tiểu sử bệnh lý. Đồng thời bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe bằng cách quan sát, sử dụng dụng cụ y khoa và làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Dựa trên những kết quả ban đầu sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phân tích, chẩn đoán sơ bộ và mô phỏng phương hướng điều trị cũng như tiên đoán hiệu quả sau trị liệu để người bệnh nắm rõ.
Lập phác đồ điều trị
Sau khi có sự chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề để xây dựng giải pháp điều trị tối ưu nhất. Trong trường hợp bệnh tình có mức độ nghiêm trọng cao, bác sĩ cần hội ý chuyên môn với hội đồng y khoa và các bác sĩ trong ngành để tìm ra giải pháp cứu chữa tốt nhất. Phác đồ sau khi được thiết lập phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về phương pháp điều trị, loại máy móc, công nghệ hay liều lượng thuốc cần sử dụng, chế độ ăn uống, tập luyện hay kiêng khem trước, trong và sau quá trình điều trị.
Thăm khám bệnh nhân
Theo dõi tiến độ hồi phục và phản ứng của bệnh nhân sau khi điều trị là bước quan trọng trong tiến trình làm việc của bác sĩ. Khi quá trình hồi phục của bệnh nhân không được tiến triển như dự đoán, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ hoặc xem xét phương án chữa trị kết hợp. Trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nguy hiểm như sốc hay gặp các tác dụng phụ, biến chứng, bác sĩ lập tức đưa ra giải pháp cứu vãn tình thế để đảm bảo sức khỏe người bệnh về trạng thái ổn định.
- 3. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu ?
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Ba cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt.
- Giải phẫu hệ thống (Systemic Anatomy) là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ cơ quan (thực hệin một chức năng nào đó của cơ thể) được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thế có: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh.
- Giải phẫu vùng (Regional Anatomy) hay giải phẫu định khu (Topographical Anatony) là nghiên cứu và mô tả giải phẫu của tất cả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với nhau. Cơ thể được chia thành những vùng lớn sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng này lại được chia thành những vùng nhỏ hơn.
- Giải phẫu bề mặt (Surface Anatamy) là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người, đặc biệt là những liên quan của bề mặt cơ thể với những cấu trúc ở sâu hơn như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu bề mặt là giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở những người bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưới vết thương có thể bị tổn thương.
4. Muốn làm Bác sĩ giải phẫu học ngành gì? Học trong bao lâu?
Để trở thành một bác sĩ giải phẫu, trình độ học vấn và bằng cấp đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi các bác sĩ có được bằng cấp phù hợp để thực hiện các phẫu thuật phức tạp và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Bác sĩ giải phẫu thường phải tốt nghiệp từ các trường đại học y khoa uy tín với chuyên ngành y đa khoa, nơi họ học được những kiến thức cơ bản về khoa ngoại và phẫu thuật. Bằng cấp bao gồm bằng Đại học Y khoa là bước đi đầu tiên và cơ bản nhất, cung cấp cho bác sĩ kiến thức về sinh lý, bệnh lý và kỹ thuật phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cần có bằng Thạc sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa I để nâng cao chuyên môn và thực hành sâu rộng hơn trong lĩnh vực phẫu thuật. Bằng Tiến sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa II là bậc cao nhất, yêu cầu các đóng góp nghiên cứu và phát triển y khoa đáng kể, là cơ sở để trở thành chuyên gia trong ngành y. Bạn mất khoảng 4 năm để học và 2 năm để đi thực tập tại các bệnh viện.
Các trường đào tạo ngành Y đa khoa tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Y đa khoa tốt nhất Việt Nam:
- Đại Học Y Hà Nội
- Đại học Điều Dưỡng Nam Định
- Học Viện Quân Y - Hệ Quân sự
- Đại Học Y Tế Công Cộng
- Đại Học Y Dược TPHCM
- Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
- Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
- Đại Học Y Thái Bình
- Đại Học Y Hải Phòng
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại Học Y Dược Cần Thơ
- Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
- Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên
- Đại Học Y Khoa Vinh
5. Bác sĩ khoa nào nhiều tiền nhất ở Việt Nam?
Bác sĩ giải phẫu
Bác sĩ giải phẫu cũng khá giống công việc của bác sĩ nói chung. Tuy nhiên điểm khác biệt là công việc chính của bác sĩ giải phẫu là thực hiện các ca phẫu thuật cho bệnh nhân từ đơn giản đến phức tạp. Bác sĩ phẫu thuật có nhiệm vụ khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân để nắm được tình trạng sức khỏe cũng như tình hình bệnh của bệnh nhân. Công việc bác sĩ giải phẫu đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn vì thế không ngạc nhiên khi đây là một trong số ngành có mức lương cao nhất. Trung bình mức thu nhập của một bác sĩ phẫu thuật ở Việt Nam dao động ở mức 30 - 50 triệu đồng.
Bác sĩ thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học. Phẫu thuật bao gồm các tác động trực tiếp lên cơ thể con người liên quan đến các mô mềm, xương, cơ. Phẫu thuật thẩm mỹ với cái tên khác là phẫu thuật tạo hình là các thủ thuật nhằm hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, ngực, mông, hoặc sửa chữa để làm trẻ hóa cơ thể. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến và quen thuộc đối với con người. Mức thu nhập của bác sĩ ngành này có thể lên đến con số hàng trăm triệu một tháng.
Bác sĩ nha khoa
Ngành bác sĩ nha khoa là một ngành nhỏ của chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt. Đây là ngành chuyên môn các bệnh về răng. Trong thực tế, con người mắc phải rất nhiều vấn đề về răng miệng. Gần như có đến 90% dân số nước ta gặp phải vấn đề về răng miệng, trong khi đó số lượng bác sĩ nha khoa không có nhiều so với nhu cầu của xã hội. Do đó, nha khoa trở thành một ngành hot, vị trí bác sĩ nha khoa được rất nhiều các bệnh viện, trung tâm khám chữa nha khoa săn đón.
Bác sĩ da liễu
Bác sĩ da liễu làm tại các bệnh viện da liễu, các chuyên khoa da liễu tại các bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên trị các vấn đề về da. Bác sĩ da liễu có chuyên môn tổng hợp về da thì có thể nhận điều trị cho mọi bệnh nhân với mọi vấn đề về da mà họ gặp phải. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng quan tâm đến làm đẹp vì vậy công việc này mang lại thu nhập vô cùng hấp dẫn với mức lương cơ bản dao động từ 15 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn được nhận thêm % hoa hồng nên mức lương mỗi tháng có thể lên đến 40 triệu đồng.
Tuy nhiên mức lương kể trên chỉ mang tính chất tham khảo do mức lương thực tế còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mong rằng bài viết này có thể giải đáp phần nào thắc mắc cho các bạn quan tâm tới ngành này.
>> Khám phá thêm:
Việc làm Kỹ thuật viên gây mê đang tuyển dụng
Bác sĩ giải phẫu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 221 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Bác sĩ giải phẫu
Tìm hiểu cách trở thành Bác sĩ giải phẫu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Bác sĩ giải phẫu?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Bác sĩ giải phẫu
Một bác sĩ giải phẩu giỏi cần đáp ứng hội tụ nhiều yếu tố khác nhau bởi nghề này luôn được đánh giá có độ khó cao và phải kiên trì mới khổ luyện thành tài. Những tố chất để trở thành vị bác sĩ tài ba trong ngành Y đó là:
Sức khỏe tốt
Với đặc thù công việc là chăm sóc sức khỏe cho người khác, yếu tố đầu tiên bác sĩ phải có đó là sức khỏe tốt để đáp ứng tính chất công việc có cường độ cao, áp lực lớn với thời gian làm việc không cố định bất kể ngày hay đêm.
Tính kiên trì
Đây là tố chất tiên quyết một bác sĩ giỏi cần có bởi nghề y rất gian nan nếu không kiên trì, nhẫn nại khó có thể gặt hái được thành công. Chính vì vậy để hoàn tất quá trình đào tạo và có tay nghề vững vàng một người sẽ cần khổ luyện trong quá trình từ 10 năm trở lên. Đó cũng là lý do vì sao ngành Y có thời gian đào tạo lâu nhất so với các ngành nghề khác trong xã hội.
Sự tỉ mỉ, tập trung cao độ
Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh vì vậy chỉ một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng kết quả điều trị, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ chắc chắn phải thực hiện các bước điều trị một cách cẩn thận, tập trung tối đa vào quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Khối óc nhạy bén, linh hoạt
Bác sĩ giỏi phải có sự nhạy bén, thông minh cao bởi mỗi ca bệnh cần đưa ra giải pháp điều trị kết hợp linh hoạt để đem đến kết quả tốt nhất. Hơn nữa bác sĩ phải phán đoán nhanh, chính xác vì yếu tố này quyết định trực tiếp đến sự sống còn của người bệnh. Nếu phản ứng chậm chỉ vài giây thôi có thể không cứu vãn được tình thế.
Lòng nhân hậu
“Lương y như từ mẫu” là đức tính cốt lõi mỗi bác sĩ cần có. Bởi để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể xác cũng như tinh thần, thầy thuốc phải biết lắng nghe và thấu hiểu sự lo lắng, đau đớn đang tồn tại trong cơ thể. Từ đó bác sĩ mới có thể dốc lòng, phát huy toàn bộ trí lực và tâm sức để cứu chữa cho người bệnh.
Tâm lý vững vàng
Nói đến nghề y là nói đến công việc phải tiếp xúc với máu thường xuyên vì vậy bác sĩ phải có thần kinh tốt, sự can đảm để giữ bình tĩnh thực hiện các bước điều trị có độ chính xác cao.
Lộ trình thăng tiến của Bác sĩ giải phẫu
Mức lương bình quân của Bác sĩ giải phẫu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Bác sĩ nha khoa: 15 - 40 triệu đồng/tháng
- Bác sĩ nội trú: 31 - 45 triệu đồng/tháng
- Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ: 30 - 40 triệu đồng/tháng
Điều dưỡng/Phụ tá
Khi mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm và chứng chỉ với vai trò 1 bác sĩ, lúc này bạn sẽ làm công việc phụ tá hoặc điều dưỡng trong vòng 1-3 năm.
Ví dụ với vị trí phụ tá nha khoa, các công việc của phụ tá nha khoa như sau: Tại các phòng khám nha, sau khi được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị, công việc chuyên môn của phụ tá nha khoa sẽ tiếp nhận và trực tiếp thực hiện. Các công việc cụ thể của điều dưỡng nha khoa bao gồm: Hàn răng, lấy cao răng, trồng răng giả, nhổ răng, chỉnh nha chụp X-quang răng và tự thực hiện các cuộc tiểu phẫu.
Là người trực tiếp thực hiện các bước điều trị, điều dưỡng nha khoa sẽ ghi lại hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân. Điều dưỡng nha khoa cũng hỗ trợ thăm khám, tư vấn để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Yêu cầu đối với vị trí phụ tá nha khoa
Để trở thành phụ tá nha khoa, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành y nha khoa tại các trường cao đẳng, đại học. Với các kiến thức về chuyên môn được học, các bạn cần có hiểu biết về các máy móc, thiết bị tại phòng khám nha khoa. Các phòng khám nha tư nhân mở ra ngày một nhiều. Sự cạnh tranh giữa các phòng khám đòi hỏi các điều dưỡng nha khoa cần có sự chăm sóc đối với bệnh nhân kỹ càng hơn. Phụ tá nha khoa cần có kỹ năng giao tiếp tốt, thân thiện và nhiệt tình.
Bác sĩ
Sau một thời gian công tác tại vị trí điều dưỡng nha khoa và đã được nhận chứng chỉ hành nghề Bác sĩ nha khoa, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, phòng khám nha với mức lương tăng dần theo kinh nghiệm.
Bác sĩ chuyên khoa 1
Bác sĩ chuyên khoa là khái niệm phân cấp trình độ của các bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, nếu muốn học nâng cao trình độ chuyên môn thì có 2 lựa chọn:
Thực hành lâm sàng
Nghiên cứu
Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) thì phải học thêm 1 năm để thành bác sĩ chuyên khoa định hướng trước, và học tiếp khoảng 2 năm nữa để trở thành chuyên khoa 1. Như vậy, một sinh viên tốt nghiệp trường Y cần học ít nhất là 3 năm học thêm để lấy chứng chỉ BSCKI. Điều kiện học có độ tuổi là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi.
BSCKI là người trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư.
Bác sĩ chuyên khoa 2
Bác sĩ chuyên khoa 2 là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng. Sau khi trở thành BSCKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII). Cũng vì vậy, BSCKII thông thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế.
Hình thức đào tạo là theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Với điều kiện học có độ tuổi là nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.
Các ngành đào tạo cho BSCKII: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại khoa, Nội khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền, Quản lý y tế,…
Mức lương của Bác sĩ
Trên thực tế, mức lương của nghề bác sĩ không có một mẫu số chung cụ thể. Mức lương thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như vị trí làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hoặc bệnh viện nơi họ đang công tác. Thông thường, bác sĩ vừa tốt nghiệp chương trình đào tạo ra đi làm sẽ có mức lương thấp. Mức lương sau 6 năm học cùng với thời gian 18 tháng làm việc sẽ hưởng lương cơ sở 1.490.000 x 2,34 = 3.486.000 đồng.
Ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương bác sĩ mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
* Đối với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công:
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Cụ thể mức lương bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:
STT |
Đối tượng |
Mức lương |
1 |
Bác sĩ |
4.212.000 đến 8.964.000 (đồng/tháng) |
2 |
Bác sĩ chính |
7.920.000 đến 12.204.000 (đồng/tháng) |
3 |
Bác sĩ cao cấp |
11.160.000 đến 14.400.000 (đồng/tháng) |
* Đối với bác sĩ là người lao động:
Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.
Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.680.000 |
22.500 |
Vùng II |
4.160.000 |
20.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
17.500 |
Vùng IV |
3.250.000 |
15.600
|