1. Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý Cửa hàng là một vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và bán lẻ. Người Quản lý Cửa hàng có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động hàng ngày của cửa hàng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và lợi nhuận tối đa. Công việc này bao gồm nhiều nhiệm vụ, bao gồm quản lý nhân sự, lập kế hoạch và định hình chiến lược kinh doanh, quản lý tồn kho, giám sát doanh số bán hàng và tương tác với khách hàng. Người Quản lý Cửa hàng cũng phải có khả năng giải quyết các vấn đề xuất phát trong quá trình kinh doanh hàng ngày và phát triển các biện pháp cải thiện hiệu suất cửa hàng. Điều quan trọng là họ phải có khả năng lãnh đạo và tương tác tốt với đội ngũ nhân viên, đồng thời hiểu rõ về thị trường và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Bên cạnh đó những công việc như Quản lý kinh doanh, Quản lý dự án, Quản lý thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Mô tả công việc của Quản lý Cửa hàng

Quản lý Cửa hàng là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát hoạt động hàng ngày của một cửa hàng hoặc điểm bán lẻ. Công việc của Quản lý Cửa hàng bao gồm một loạt các nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng như sau:
Xây dựng và tối ưu các quy trình bán hàng
Bằng kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân, Quản lý cửa hàng cần nắm bắt được công việc bán hàng và tối ưu quy trình, hệ thống quản lý bán hàng. Để từ đó, bạn có thể hỗ trợ nhân sự của mình làm theo quy trình đó và đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, người quản lý sẽ xây dựng hệ thống thông tin quản lý bán hàng để dễ dàng theo sát mục tiêu đặt ra.
Phân công và quản lý đội nhóm
Tại những đơn vị đã ổn định về quy trình làm việc, Quản lý cửa hàng cần sắp xếp nhân sự và phân chia các đầu việc để công việc không bị chồng chéo lên nhau. Từ đó, công việc có thể đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình vận hành.
Quản lý trực tiếp cửa hàng
Quản lý cửa hàng là người phụ trách quản lý và nắm bắt toàn bộ các sổ sách, báo cáo, tài sản và các vấn đề nhỏ hơn như vệ sinh, tác phong của nhân sự trong cửa hàng. Họ cũng là người trực tiếp lập báo cáo bán hàng và tổng hợp doanh thu của cửa hàng mỗi ngày. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự "sống còn" của cửa hàng.
Cập nhật các thông tin, phản hồi – khiếu nại của khách hàng
Việc nhận thông tin của khách hàng và giải quyết chúng sẽ giúp Quản lý cửa hàng xây dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành cũng là một cách để xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.
Quản lý chi phí – lương thưởng của nhân sự
Để nhân sự của cửa hàng luôn hết mình vì công việc, Quản lý cửa hàng cần đánh giá tiêu chí nhân viên bán hàng và đưa ra chính sách lương thưởng phù hợp với từng nhân sự khác nhau. Bước này sẽ giúp cho hiệu suất công việc của nhân sự luôn tăng cao.
3. Lương Quản lý cửa hàng có cao không?
Lương của Quản lý cửa hàng được đánh giá là cao, nhất là khi cửa hàng hoạt động hiệu quả và đạt doanh thu tốt. Ngoài mức lương cơ bản, các khoản thưởng và phụ cấp cũng góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho vị trí này. Đây là một công việc có tiềm năng tài chính tốt, nhưng cũng đòi hỏi kỹ năng và trách nhiệm lớn.
Trình độ
|
Mức lương của Quản lý cửa hàng
|
Cao đẳng
|
8.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng
|
Đại học
|
15.500.000 - 20.000.000 đồng/ tháng
|
Cao học
|
17.00.000 - 25.000.000 đồng/ tháng
|
- Mức lương theo số năm kinh nghiệm:
Năm kinh nghiệm
|
Vị trí
|
Mức lương
|
1 - 3 năm
|
Giám sát bán hàng
|
7.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng
|
3 - 7 năm
|
Quản lý cửa hàng
|
15.000.000 - 25.000.000 đồng/ tháng
|
7 - 9 năm
|
Trưởng phòng quản lý
|
20.000.000 - 30.000.000 đồng/ tháng
|
4. Quản lý cửa hàng cần học những gì?
Để trở thành một Quản lý cửa hàng giỏi, bạn cần trang bị cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn để đảm bảo vận hành cửa hàng hiệu quả. Bạn nên tập trung học cả kiến thức chuyên môn và trang bị cho bản thân các kĩ năng cần thiết cho công việc
Kiến thức chuyên môn cần học
Quản lý kinh doanh:
- Hiểu về cách vận hành một cửa hàng, từ quản lý hàng hóa, tài chính đến nhân sự.
- Các nguyên tắc về lập kế hoạch kinh doanh và đặt chỉ tiêu doanh số.
- Phân tích dữ liệu kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận để đưa ra các chiến lược hiệu quả.
Marketing và bán hàng:
- Kiến thức cơ bản về marketing, đặc biệt là marketing bán lẻ.
- Cách triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng, tăng trải nghiệm mua sắm.
Quản lý nhân sự:
- Cách tuyển dụng, đào tạo, và phát triển đội ngũ nhân viên.
- Xử lý mâu thuẫn nội bộ và xây dựng môi trường làm việc tích cực.
Quản lý tài chính cơ bản:
- Hiểu biết về việc lập báo cáo tài chính, quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí.
- Quản lý tồn kho, định giá sản phẩm và tính toán lợi nhuận.
Quản lý chuỗi cung ứng và hàng hóa:
- Kiểm soát nhập hàng, lưu trữ, và phân phối hàng hóa hợp lý.
- Cách tối ưu hóa lượng hàng tồn kho và đảm bảo nguồn cung.
Kỹ năng cần học
Kỹ năng lãnh đạo:
- Học cách động viên, hướng dẫn và lãnh đạo đội ngũ nhân viên hiệu quả.
- Xây dựng văn hóa làm việc nhóm trong cửa hàng.
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán:
- Giao tiếp tốt với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.
- Đàm phán hợp đồng hoặc điều kiện với nhà cung cấp để tối ưu chi phí.
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
- Xử lý các tình huống phát sinh như khiếu nại của khách hàng, hàng hóa thiếu hụt, hoặc sự cố kỹ thuật.
- Ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong mọi trường hợp.
Kỹ năng phân tích và tư duy logic:
- Học cách phân tích dữ liệu bán hàng để xác định các xu hướng và cơ hội tăng trưởng.
- Tư duy logic để giải quyết các vấn đề về vận hành và tài chính.
Kỹ năng công nghệ:
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, quản lý nhân sự, và báo cáo tài chính.
- Biết cách khai thác các công cụ marketing online như Facebook Ads, Google Ads.
5. Những khó khăn của công việc Quản lý cửa hàng
Công việc Quản lý cửa hàng mang lại nhiều cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức.
Khó khăn về quản lý nhân sự
Mất nhiều thời gian để tìm kiếm nhân viên có kỹ năng và thái độ làm việc tốt. Xung đột giữa nhân viên với nhau hoặc giữa nhân viên và quản lý có thể ảnh hưởng đến môi trường làm việc.
Áp lực về doanh số và hiệu quả kinh doanh
Một người quản lý luôn luôn phải chịu áp lực tăng trưởng doanh số liên tục, đặc biệt vào mùa thấp điểm hoặc khi cạnh tranh cao.
Khó khăn về quản lý vận hành
Họ phải kiểm soát số lượng hàng hóa một cách hiệu quả. Nếu thiếu đi sự quản lý sẽ dẫn đến thiếu hàng hoặc tồn đọng hàng hóa quá nhiều. Và hàng ngày họ phải xử lý các vấn đề như hàng lỗi, hư hỏng hoặc thất thoát hàng hóa.
Khó khăn về thời gian và khối lượng công việc
Quản lý cửa hàng thường phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ. Vì vậy họ khó có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Người quản lý phải chịu trách nhiệm quản lý nhiều khía cạnh như nhân sự, hàng hóa, doanh thu, dịch vụ khách hàng và báo cáo.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên trì, kỹ năng và kinh nghiệm, Quản lý cửa hàng có thể biến thách thức thành cơ hội, mang lại thành công cho cả đội ngũ và chính bản thân mình.
>> Xem thêm:
Việc làm Quản lý cửa hàng tuyển dụng