Công việc của Bác sĩ giải phẫu là gì?

Bác sĩ giải phẫu (Surgeon) đảm nhiệm vai trò chính là chữa bệnh cứu người, giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người bệnh.

Bác sĩ được mọi người gọi với cái tên đầy kính trọng là thầy thuốc, điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các bác sĩ trong đời sống xã hội bởi lẽ họ là những người chăm lo cho sức khỏe cộng đồng. 

Công việc chính của các Bác sĩ giải phẫu 

Công việc của các bác sĩ khá đa dạng và được phân chia nhiệm vụ riêng biệt tùy theo vị trí công tác hoặc theo chuyên khoa y tế. Tuy nhiên nhiệm vụ chung của họ là thăm khám, chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị và thực hiện các giải pháp trị liệu để giúp người bệnh có thể mau chóng phục hồi sức khỏe. Nhìn chung công việc của các bác sĩ bao gồm:

Đánh giá, chẩn đoán bệnh 

Trước tiên, bác sĩ cần thực hiện một cuộc trao đổi với bệnh nhân để hỏi han về tình trạng biểu hiện khác thường trong cơ thể và tiểu sử bệnh lý. Đồng thời bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe bằng cách quan sát, sử dụng dụng cụ y khoa và làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Dựa trên những kết quả ban đầu sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phân tích, chẩn đoán sơ bộ và mô phỏng phương hướng điều trị cũng như tiên đoán hiệu quả sau trị liệu để người bệnh nắm rõ. 

Lập phác đồ điều trị 

Sau khi có sự chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề để xây dựng giải pháp điều trị tối ưu nhất. Trong trường hợp bệnh tình có mức độ nghiêm trọng cao, bác sĩ cần hội ý chuyên môn với hội đồng y khoa và các bác sĩ trong ngành để tìm ra giải pháp cứu chữa tốt nhất. Phác đồ sau khi được thiết lập phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về phương pháp điều trị, loại máy móc, công nghệ hay liều lượng thuốc cần sử dụng, chế độ ăn uống, tập luyện hay kiêng khem trước, trong và sau quá trình điều trị. 

Thăm khám bệnh nhân 

Theo dõi tiến độ hồi phục và phản ứng của bệnh nhân sau khi điều trị là bước quan trọng trong tiến trình làm việc của bác sĩ. Khi quá trình hồi phục của bệnh nhân không được tiến triển như dự đoán, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ hoặc xem xét phương án chữa trị kết hợp. Trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nguy hiểm như sốc hay gặp các tác dụng phụ, biến chứng, bác sĩ lập tức đưa ra giải pháp cứu vãn tình thế để đảm bảo sức khỏe người bệnh về trạng thái ổn định.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,8 ★
Khoảng lương năm 156 - 221 M
Cơ hội nghề nghiệp
4,1 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Bác sĩ giải phẫu có mức lương bao nhiêu?

156 - 221 triệu /năm
Tổng lương
144 - 204 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 17 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 221 triệu

/năm
156 M
221 M
130 M 520 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Bác sĩ giải phẫu

Tìm hiểu cách trở thành Bác sĩ giải phẫu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

OOP Developer
117 - 195 triệu/năm
Bình luận viên
156 - 195 triệu/năm
Người dẫn chương trình
104 - 156 triệu/năm
Bác sĩ giải phẫu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Bác sĩ giải phẫu?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với Bác sĩ giải phẫu 

Một bác sĩ giải phẩu giỏi cần đáp ứng hội tụ nhiều yếu tố khác nhau bởi nghề này luôn được đánh giá có độ khó cao và phải kiên trì mới khổ luyện thành tài. Những tố chất để trở thành vị bác sĩ tài ba trong ngành Y đó là: 

Sức khỏe tốt

Với đặc thù công việc là chăm sóc sức khỏe cho người khác, yếu tố đầu tiên bác sĩ phải có đó là sức khỏe tốt để đáp ứng tính chất công việc có cường độ cao, áp lực lớn với thời gian làm việc không cố định bất kể ngày hay đêm. 

Tính kiên trì

 Đây là tố chất tiên quyết một bác sĩ giỏi cần có bởi nghề y rất gian nan nếu không kiên trì, nhẫn nại khó có thể gặt hái được thành công. Chính vì vậy để hoàn tất quá trình đào tạo và có tay nghề vững vàng một người sẽ cần khổ luyện trong quá trình từ 10 năm trở lên. Đó cũng là lý do vì sao ngành Y có thời gian đào tạo lâu nhất so với các ngành nghề khác trong xã hội. 

Sự tỉ mỉ, tập trung cao độ 

Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh vì vậy chỉ một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng kết quả điều trị, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ chắc chắn phải thực hiện các bước điều trị một cách cẩn thận, tập trung tối đa vào quá trình điều trị cho bệnh nhân. 

Khối óc nhạy bén, linh hoạt

Bác sĩ giỏi phải có sự nhạy bén, thông minh cao bởi mỗi ca bệnh cần đưa ra giải pháp điều trị kết hợp linh hoạt để đem đến kết quả tốt nhất. Hơn nữa bác sĩ phải phán đoán nhanh, chính xác vì yếu tố này quyết định trực tiếp đến sự sống còn của người bệnh. Nếu phản ứng chậm chỉ vài giây thôi có thể không cứu vãn được tình thế. 

Lòng nhân hậu

 “Lương y như từ mẫu” là đức tính cốt lõi mỗi bác sĩ cần có. Bởi để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể xác cũng như tinh thần, thầy thuốc phải biết lắng nghe và thấu hiểu sự lo lắng, đau đớn đang tồn tại trong cơ thể. Từ đó bác sĩ mới có thể dốc lòng, phát huy toàn bộ trí lực và tâm sức để cứu chữa cho người bệnh. 

Tâm lý vững vàng

 Nói đến nghề y là nói đến công việc phải tiếp xúc với máu thường xuyên vì vậy bác sĩ phải có thần kinh tốt, sự can đảm để giữ bình tĩnh thực hiện các bước điều trị có độ chính xác cao.

Lộ trình thăng tiến của Bác sĩ giải phẫu 

Mức lương bình quân của Bác sĩ giải phẫu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Điều dưỡng/Phụ tá

Khi mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm và chứng chỉ với vai trò 1 bác sĩ, lúc này bạn sẽ làm công việc phụ tá hoặc điều dưỡng trong vòng 1-3 năm. 

Ví dụ với vị trí phụ tá nha khoa, các công việc của phụ tá nha khoa như sau: Tại các phòng khám nha, sau khi được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị, công việc chuyên môn của phụ tá nha khoa sẽ tiếp nhận và trực tiếp thực hiện. Các công việc cụ thể của điều dưỡng nha khoa bao gồm: Hàn răng, lấy cao răng, trồng răng giả, nhổ răng, chỉnh nha chụp X-quang răng và tự thực hiện các cuộc tiểu phẫu.

Là người trực tiếp thực hiện các bước điều trị, điều dưỡng nha khoa sẽ ghi lại hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân. Điều dưỡng nha khoa cũng hỗ trợ thăm khám, tư vấn để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Yêu cầu đối với vị trí phụ tá nha khoa

Để trở thành phụ tá nha khoa, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành y nha khoa tại các trường cao đẳng, đại học. Với các kiến thức về chuyên môn được học, các bạn cần có hiểu biết về các máy móc, thiết bị tại phòng khám nha khoa. Các phòng khám nha tư nhân mở ra ngày một nhiều. Sự cạnh tranh giữa các phòng khám đòi hỏi các điều dưỡng nha khoa cần có sự chăm sóc đối với bệnh nhân kỹ càng hơn. Phụ tá nha khoa cần có kỹ năng giao tiếp tốt, thân thiện và nhiệt tình.

Bác sĩ 

Sau một thời gian công tác tại vị trí điều dưỡng nha khoa và đã được nhận chứng chỉ hành nghề Bác sĩ nha khoa, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, phòng khám nha với mức lương tăng dần theo kinh nghiệm.

Bác sĩ chuyên khoa 1

Bác sĩ chuyên khoa là khái niệm phân cấp trình độ của các bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, nếu muốn học nâng cao trình độ chuyên môn thì có 2 lựa chọn:

Thực hành lâm sàng

Nghiên cứu

Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) thì phải học thêm 1 năm để thành bác sĩ chuyên khoa định hướng trước, và học tiếp khoảng 2 năm nữa để trở thành chuyên khoa 1. Như vậy, một sinh viên tốt nghiệp trường Y cần học ít nhất là 3 năm học thêm để lấy chứng chỉ BSCKI. Điều kiện học có độ tuổi là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi.

BSCKI là người trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư.

Bác sĩ chuyên khoa 2

Bác sĩ chuyên khoa 2 là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng. Sau khi trở thành BSCKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII). Cũng vì vậy, BSCKII thông thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế.

Hình thức đào tạo là theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Với điều kiện học có độ tuổi là nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.

Các ngành đào tạo cho BSCKII: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại khoa, Nội khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền, Quản lý y tế,…

Mức lương của Bác sĩ 

Trên thực tế, mức lương của nghề bác sĩ không có một mẫu số chung cụ thể. Mức lương thấp hay cao sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như vị trí làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc hoặc bệnh viện nơi họ đang công tác. Thông thường, bác sĩ vừa tốt nghiệp chương trình đào tạo ra đi làm sẽ có mức lương thấp. Mức lương sau 6 năm học cùng với thời gian 18 tháng làm việc sẽ hưởng lương cơ sở 1.490.000 x 2,34 = 3.486.000 đồng.

Ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương bác sĩ mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

* Đối với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công:

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:

Cách xếp lương

1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

Cụ thể mức lương bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

STT

Đối tượng

Mức lương

1

Bác sĩ

4.212.000 đến 8.964.000 (đồng/tháng)

2

Bác sĩ chính

7.920.000 đến 12.204.000 (đồng/tháng)

3

Bác sĩ cao cấp

11.160.000 đến 14.400.000 (đồng/tháng)

* Đối với bác sĩ là người lao động:

Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.

Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

 

 

Đánh giá, chia sẻ về Bác sĩ giải phẫu

Các Bác sĩ giải phẫu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Bác sĩ giải phẫu

Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp phẫu thuật tổng quát?
1900.com.vn
Bác sĩ giải phẫu
Q: Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp phẫu thuật tổng quát?
13/11/2023
1 câu trả lời

Động lực để trở thành bác sĩ phẫu thuật tổng quát rất quan trọng đối với người phỏng vấn vì nó thể hiện niềm đam mê của bạn đối với lĩnh vực này, sự cam kết của bạn với nghề và động lực thúc đẩy hành trình y khoa của bạn. Nó giúp họ hiểu liệu giá trị cá nhân của bạn có phù hợp với sứ mệnh của bệnh viện hoặc cơ sở y tế hay không cũng như khả năng giải quyết những thách thức của vai trò đòi hỏi khắt khe này của bạn.

Ví dụ: “Cảm hứng theo đuổi nghề phẫu thuật tổng quát của tôi bắt nguồn từ niềm đam mê của tôi với cơ thể con người và các cơ chế phức tạp của nó, cũng như mong muốn tạo ra tác động hữu hình đến cuộc sống của mọi người. Trong thời gian học y khoa, tôi đặc biệt bị thu hút bởi các ca phẫu thuật luân chuyển, nơi tôi tận mắt chứng kiến ​​các bác sĩ phẫu thuật lành nghề có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân bằng cách giải quyết các vấn đề sức khỏe phức tạp như thế nào.

Hơn nữa, tôi thấy rằng phẫu thuật tổng quát mang lại sự kết hợp độc đáo giữa thách thức trí tuệ và chuyên môn kỹ thuật. Lĩnh vực này đòi hỏi phải học hỏi và thích nghi liên tục với các kỹ thuật và công nghệ mới, điều này khiến tôi luôn gắn bó và có động lực. Cuối cùng, chính cơ hội cung cấp các biện pháp can thiệp thay đổi cuộc sống cho bệnh nhân của tôi đồng thời không ngừng phát triển với tư cách là một chuyên gia đã củng cố quyết định trở thành bác sĩ phẫu thuật tổng quát của tôi.”

Bạn có thể thảo luận về kinh nghiệm của mình với các thủ thuật nội soi và bất kỳ khóa đào tạo nâng cao nào bạn đã nhận được trong lĩnh vực này không?
1900.com.vn
Bác sĩ giải phẫu
Q: Bạn có thể thảo luận về kinh nghiệm của mình với các thủ thuật nội soi và bất kỳ khóa đào tạo nâng cao nào bạn đã nhận được trong lĩnh vực này không?
13/11/2023
1 câu trả lời

Kỹ năng và chuyên môn phẫu thuật là trọng tâm của vai trò của bác sĩ phẫu thuật tổng quát và các thủ thuật nội soi chiếm một phần quan trọng trong phẫu thuật hiện đại. Bằng cách thăm dò kinh nghiệm của bạn với các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này và bất kỳ khóa đào tạo nâng cao nào bạn đã trải qua, người phỏng vấn nhằm mục đích đánh giá trình độ và cam kết của bạn trong việc luôn cập nhật những tiến bộ phẫu thuật mới nhất. Điều này cuối cùng phản ánh khả năng của bạn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho bệnh nhân của bạn.

Ví dụ: “Trong thời gian thực tập phẫu thuật, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ thuật nội soi, điều này đã trở thành một trong những sở thích chính của tôi. Tôi đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật nội soi, bao gồm cắt túi mật, cắt ruột thừa và sửa chữa thoát vị. Việc tiếp xúc với các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này đã cho phép tôi phát triển các kỹ năng cần thiết để xử lý dụng cụ chính xác, phối hợp tay mắt chính xác và giao tiếp hiệu quả với nhóm phẫu thuật của mình.

Để nâng cao hơn nữa kiến ​​thức chuyên môn của mình về nội soi ổ bụng, tôi đã theo đuổi chương trình đào tạo nâng cao bằng cách tham dự các hội thảo và hội thảo chuyên ngành tập trung vào những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực này. Khóa đào tạo bổ sung này đã cung cấp cho tôi những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các kỹ thuật đổi mới và phương pháp thực hành tốt nhất, cho phép tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao đồng thời giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật và thời gian hồi phục. Nhờ đó, tôi tự tin vào khả năng thực hiện các thủ thuật nội soi an toàn và hiệu quả, góp phần mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.”

Làm thế nào để bạn cập nhật các kỹ thuật phẫu thuật mới nhất và những tiến bộ trong lĩnh vực phẫu thuật tổng quát?
1900.com.vn
Bác sĩ giải phẫu
Q: Làm thế nào để bạn cập nhật các kỹ thuật phẫu thuật mới nhất và những tiến bộ trong lĩnh vực phẫu thuật tổng quát?
13/11/2023
1 câu trả lời

Lĩnh vực y học, đặc biệt là phẫu thuật, không ngừng phát triển với các kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu mới. Điều quan trọng đối với bác sĩ phẫu thuật là phải cập nhật những tiến bộ này để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho bệnh nhân của họ. Bằng cách đặt câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đánh giá cam kết của bạn trong việc tiếp tục học tập, khả năng thích ứng với các phương pháp mới và sự cống hiến của bạn trong việc duy trì tiêu chuẩn cao về chăm sóc bệnh nhân trong suốt sự nghiệp của bạn.

Ví dụ: “Luôn cập nhật các tiến bộ và kỹ thuật phẫu thuật mới nhất là điều cần thiết để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho bệnh nhân của tôi. Để đạt được điều này, tôi tích cực tham gia các khóa học giáo dục y tế thường xuyên (CME) và tham dự các hội nghị và hội thảo có liên quan bất cứ khi nào có thể. Những sự kiện này không chỉ cung cấp những hiểu biết có giá trị về những phát triển mới mà còn mang đến cơ hội kết nối với các chuyên gia khác và học hỏi kinh nghiệm của họ.

Hơn nữa, tôi đăng ký các tạp chí phẫu thuật tổng quát hàng đầu và thường xuyên đọc các bài báo để cập nhật thông tin về những phát hiện và đổi mới nghiên cứu gần đây. Ngoài ra, tôi còn là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp, cho phép tôi tham gia thảo luận và cộng tác với những đồng nghiệp có cùng sở thích. Sự kết hợp giữa học hỏi liên tục và sự tham gia tích cực trong cộng đồng phẫu thuật đảm bảo rằng tôi luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất trong phẫu thuật tổng quát.”

Mô tả trải nghiệm của bạn với phẫu thuật chấn thương, bao gồm cả trường hợp khó khăn nhất mà bạn gặp phải.
1900.com.vn
Bác sĩ giải phẫu
Q: Mô tả trải nghiệm của bạn với phẫu thuật chấn thương, bao gồm cả trường hợp khó khăn nhất mà bạn gặp phải.
13/11/2023
1 câu trả lời

Các bác sĩ phẫu thuật thường được yêu cầu xử lý các tình huống áp lực cao, đe dọa tính mạng và phẫu thuật chấn thương có thể đặc biệt khó lường và đòi hỏi khắt khe. Bằng cách hỏi về trải nghiệm của bạn với phẫu thuật chấn thương và những trường hợp khó khăn nhất mà bạn gặp phải, người phỏng vấn muốn đánh giá khả năng suy nghĩ chín chắn, làm việc dưới áp lực và thích ứng với những tình huống bất ngờ của bạn. Điều này giúp họ xác định xem bạn có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không và liệu bạn có thể quản lý hiệu quả sự phức tạp của phẫu thuật chấn thương hay không.

Ví dụ: “Trong thời gian cư trú, tôi đã có cơ hội làm việc tại trung tâm chấn thương Cấp 1, nơi tôi đã có được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhiều trường hợp chấn thương khác nhau. Việc tiếp xúc này cho phép tôi phát triển các kỹ năng đánh giá nhanh, ra quyết định và thực hiện các thủ tục cứu sống trong những tình huống áp lực cao.

Một trong những trường hợp khó khăn nhất mà tôi gặp phải là một bệnh nhân đến với nhiều vết thương do đạn bắn vào ngực và bụng. Bệnh nhân có huyết động không ổn định, cần can thiệp ngay. Chúng tôi đã thực hiện một ca phẫu thuật lồng ngực và nội soi khẩn cấp để kiểm soát tình trạng chảy máu do vết thương ở phổi, gan và các mạch máu lớn. Trong suốt cuộc phẫu thuật, chúng tôi phải đối mặt với một số biến chứng, bao gồm mất máu ồ ạt và khó duy trì đủ oxy. Tuy nhiên, thông qua tinh thần đồng đội và giao tiếp hiệu quả, chúng tôi đã có thể ổn định bệnh nhân và giải quyết thành công mọi vết thương. Trường hợp này củng cố tầm quan trọng của việc giữ bình tĩnh và tập trung trong những tình huống nguy cấp, đồng thời nêu bật giá trị của sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm phẫu thuật.”

Câu hỏi thường gặp về Bác sĩ giải phẫu

Bác sĩ giải phẫu đảm nhiệm vai trò chính là chữa bệnh cứu người, giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người bệnh.

Bác sĩ được mọi người gọi với cái tên đầy kính trọng là thầy thuốc, điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các bác sĩ trong đời sống xã hội bởi lẽ họ là những người chăm lo cho sức khỏe cộng đồng. 

Mức lương của Bác sĩ giải phẫu: Trung bình khoảng 12 - 17 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Bác sĩ giải phẫu phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một Bác sĩ giải phẫu?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn bệnh viện/ trung tâm của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại bệnh viện/ trung tâm nào trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn đã học chuyên ngành này ở đâu và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động không đúng chuẩn mực, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có không?
  • Bạn nghĩ dược sĩ giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí bác sĩ giải phẫu yêu cầu ngành học cụ thể. Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành dược, bao gồm:

  • Kiến thức về giao tiếp, chuyên môn, cơ thể con người
  • Kiến thức về tâm lý 
  • Kiến thức về nghiệp vụ liên quan.

Muốn làm dược sĩ, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Y Dược là phù hợp nhất. Các bệnh viện/ trung tâm/ nhà thuốc hiện nay yêu cầu dược sĩ có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.

Bài viết xem nhiều