Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non

15 Các câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non được chia sẻ bởi các ứng viên

Trong thời kỳ hiện nay, phụ huynh muốn cho con em mình tiếp xúc với môi trường giáo dục chuyên nghiệp từ sớm; do đó, giáo viên Mầm non đang ngày càng trở thành một nghề phổ biến hơn. Từ đó nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non cũng tăng lên đáng kể. 

Để ứng tuyển vào vị trí giáo viên dạy mầm non, bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn? Hãy tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất cho giáo viên mầm non trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi phỏng vấn chung chung về ứng viên

Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn? 

Trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào, câu đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi chính là giới thiệu về thông tin cơ bản của ứng viên. Dựa vào những thông tin này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về ứng viên.

Gợi ý trả lời:

Bạn chỉ cần giới thiệu khái quát về những thông tin cơ bản của bản thân như tên tuổi, học vấn và kinh nghiệm làm việc. 

Đặc biệt nên giới thiệu ngắn gọn, xúc tích và bao gồm những những thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn nên tránh những thông tin lan man và không liên quan đến công việc. Thời gian tốt nhất để giới thiệu là khoảng 2 đến 3 phút.

Vì sao bạn lại muốn trở thành giáo viên mầm non? 

Với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng muốn biết được rằng bạn có thực sự xác định làm việc lâu dài với công việc này không.

Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc câu trả lời sao cho phù hợp để nhà tuyển dụng ấn tượng và có cái nhìn tốt về bạn nhé.

Gợi ý trả lời:

Để ghi điểm ở câu hỏi này, câu trả lời của bạn phải thể hiện được định hướng của mình với nghề nghiệp giáo viên mầm non. 

Ví dụ: Với sự yêu mến trẻ em và sau thời gian theo đuổi học tập nghề sư phạm mầm non thì tôi muốn truyền đạt những thứ tuyệt vời, tình yêu thương, quý mến này cho các bạn nhỏ, mong muốn các bạn có cho mình được nhiều kỹ năng về cuộc sống và những bài học bổ ích đầu tiên. Và đó là cái động lực để giúp tôi tham gia ứng tuyển vị trí này.

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Đây cũng là một bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường sử dụng với mục đích để xem bạn nghĩ như thế nào về bản thân mình.

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được đâu là các ứng viên tiềm năng cho vị trí mà họ đang tuyển.

Gợi ý trả lời:

Bạn nên lưu ý rằng, câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay sai cho nên bạn không cần quá lo lắng nhé.

Đối với điểm mạnh thì bạn chỉ cần nói về những gì mà bạn cảm thấy tích cực ở bản thân.

Còn đối với điểm yếu thì bạn không cần đưa ra những điều quá tiêu cực về bản thân, mà chỉ cần nêu ra được điểm yếu của mình và cách mà bạn đã khắc phục nó như thế nào. Và đây sẽ là cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này.

Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bạn được không? 

Ở câu hỏi này thì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết về chuyên môn, trình độ cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bạn để có thể đánh giá đúng năng lực của bạn.

Gợi ý trả lời:

Bạn chỉ cần nêu ra những kinh nghiệm giảng dạy trong quá khứ, ví dụ như chia sẻ cách tổ chức lớp học, một số nội dung bài học hay hoặc những hoạt động giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Thêm vào đó, bạn hãy nêu những thành tựu mà bạn đạt được, như số học viên bạn đã giảng dạy hoặc là những kết quả nổi bật của các học viên cũ.

Khó khăn bạn từng gặp phải khi là một giáo viên mầm non? 

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết về khả năng xác định vấn đề và xử lý tình huống của bạn như thế nào. Ngoài ra, câu hỏi này cũng phản ảnh về cách bạn quản lý học sinh ra sao.

Gợi ý trả lời:

Để gây ấn tượng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn có thể trả lời bằng cách đưa ra ví dụ về một tình huống cụ thể mà bạn đã gặp phải trong quá trình giảng dạy, và cách bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào.

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn và kỹ năng của giáo viên Mầm non

Bạn quản lý lớp học như thế nào? 

Đây là một câu hỏi phổ biến khi bạn tham gia phỏng vấn vị trí giáo viên. Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách tổ chức và quản lý lớp học của bạn như thế nào và hiệu quả ra sao, đặc biệt khi bạn phỏng vấn vị trí giáo viên cho trẻ em.

Gợi ý trả lời:

Kinh nghiệm phỏng vấn khi được hỏi câu này chính là bạn hãy nêu ra những cách quản lý mà bạn đã sử dụng và tổ chức các lớp học vừa đa dạng, không nhàm chán nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Hãy nói về phương pháp dạy bậc mầm non hiệu quả?

Chỉ có những giáo viên có nhiều kinh nghiệm mới nắm rõ được phương pháp dạy mầm non nào là hiệu quả nhất.

Mục đích của nhà tuyển dụng là đánh giá xem kinh nghiệm của bạn ở mức độ nào và có phù hợp với định hướng của họ hay không.

Gợi ý trả lời:

Thực ra, không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi phương pháp nào là hiệu quả nhất. Vì tùy vào lứa tuổi và tính cách của học sinh, bạn sẽ có những phương pháp dạy khác nhau. 

Bạn có thể tham khảo những ý sau cho câu trả lời nhé:

Đối với bất cứ một ngôn ngữ nào thì việc kết hợp học lý thuyết đi đôi với thực hành sẽ mang lại hiệu quả cao. 

Bên cạnh những buổi học lý thuyết từ vựng hay ngữ pháp thì tôi cũng lồng ghép những hoạt động trực tiếp như nhập vai, dạy qua bài hát, thuyết trình, v.v., để học sinh ghi nhớ và có thể thực hành ngôn ngữ nhiều hơn.

Khó khăn bạn từng gặp phải khi giảng dạy là gì? 

Đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn biết về khả năng quản lý và xử lý tình huống của bạn. Ngoài ra với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể muốn tìm hiểu kỹ hơn về tính cách của bạn nữa đấy.

Gợi ý trả lời:

Đối với câu hỏi dạng mở như này, bạn nên đưa ra một tình huống mà bạn đã gặp phải trong quá trình giảng dạy, sau đó nêu cách bạn giải quyết tình huống và đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân như thế nào.

Bạn dùng cách gì để cải thiện khả năng nhận thức của học viên? 

Ngoài chuyên môn và kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có đam mê nghề nghiệp hay không, bạn có thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn hay không.

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng cách là nêu ra những phương pháp bạn đã áp dụng trong quá trình giảng dạy như là Communicative, Phonics, TPR, v.v. 

Với câu trả lời này bạn sẽ chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, thường xuyên cập nhật những phương pháp mới, hiệu quả trong suốt quá trình giảng dạy.

Bạn sẽ giải quyết thế nào nếu gặp trường hợp học sinh không thích học hoặc có học lực kém? 

Đây là tình huống luôn luôn xuất hiện trong quá trình giảng dạy ở bất kỳ bộ môn nào. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến cách bạn xử lý tình huống và đề ra giải pháp. Điều này sẽ chứng tỏ cho họ thấy năng lực thực sự của người giáo viên.

Gợi ý trả lời:

Để có thể ghi điểm cho câu hỏi này, bạn không nên nhắc tới những phương pháp giảng dạy tiêu cực như phạt hoặc răn đe học sinh. 

Thay vào đó, hãy trả lời rằng bạn sẽ đầu tư thời gian để tìm hiểu phương pháp phù hợp với những học sinh đó để giúp các em vượt qua được khó khăn và cảm thấy hứng thú hơn với môn học.

Lưu ý khi tham gia phỏng vấn vị trí Giáo viên Mầm non

Lựa chọn quần áo lịch sự, phù hợp với nghề Giáo viên

Khi ứng tuyển vị trí giáo viên, việc lựa chọn trang phục phù hợp là rất quan trọng. Bạn nên chuẩn bị những bộ quần áo lịch sự, nhã nhặn.

Đối với nam giới, nên mặc áo sơ mi, áo vest, quần tây và mang giày màu đen. Đối với nữ giới, có thể mặc váy dài hoặc áo sơ mi kết hợp với quần tây và mang giày cao gót.

Tránh những trang phục quá hở hang hoặc quá phô trương, cũng như tránh sử dụng màu sắc không phù hợp với môi trường giáo dục.

Tìm hiểu về trung tâm giáo dục trước buổi phỏng vấn

Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về trung tâm giáo dục tuyển dụng, bao gồm: thông tin về quy mô của trung tâm, phương pháp giảng dạy mà họ áp dụng, và đối tượng học sinh mà trung tâm hướng đến... Những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và thể hiện mong muốn gắn bó của bạn đối với công ty tuyển dụng.

Chuẩn bị một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp

“Không chuẩn bị gì là chuẩn bị cho sự thất bại”. Tương tự như các vị trí ứng tuyển khác, bạn nên có sẵn câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn cho vị trí giáo viên mầm non, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. 

Ví dụ như giới thiệu về bản thân, kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp dạy học, xử lý các tình huống trong lớp học, và nhiều khía cạnh khác.

Luôn sẵn sàng cho buổi dạy thử

Hầu hết các trung tâm sẽ yêu cầu bạn thử dạy ngay sau buổi phỏng vấn hoặc vào ngày hôm sau. Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn hãy chuẩn bị chủ đề và nội dung để có thể dạy thử ngay trong buổi phỏng vấn.

Đến buổi phỏng vấn sớm ít nhất 15 phút

Bạn nên đến sớm ít nhất 15 phút để có thời gian điều chỉnh quần áo, phong cách và tránh những sự cố không mong muốn trên đường đến. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và đúng giờ của bạn, có thể tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

Khi đã có những chuẩn bị tốt trước buổi phỏng vấn, việc của bạn cần làm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là thể hiện thật tốt khả năng của mình, trả lời các câu hỏi một cách khéo léo và thành thực nhất.

Câu hỏi phỏng vấn

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Theo bạn, trách nhiệm của một giáo viên mầm non là gì? 

1 câu trả lời

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này vì họ muốn biết bạn nhận thức như thế nào về vai trò và trách nhiệm của một giáo viên mầm non. Nhận thức của bạn quyết định cách bạn làm nghề giáo. 

Bạn có thể trả lời là:

“Trách nhiệm của giáo viên mầm non bao gồm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội. Giáo viên cũng phải giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội và sự tự tin, cung cấp môi trường an toàn và bảo vệ cho trẻ, đồng thời hỗ trợ phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.”

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Tại sao bạn muốn trở thành giáo viên mầm non? 

1 câu trả lời

Câu hỏi tại sao bạn muốn làm công việc này xuất hiện ở rất nhiều cuộc phỏng vấn ở bất cứ nghề nghiệp nào. Mục đích tại sao bạn trở thành giáo viên mầm non dù là gì có thể ảnh hưởng đến cách bạn làm một giáo viên như thế nào. Vì làm giáo viên mầm non là một nghề không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì thì mới có thể theo đuổi được lâu dài. 

Chính vì vậy, thái độ hời hợt, hay chỉ làm cho có sẽ không khiến một giáo viên mầm non gắn bó lâu với nghề. Câu hỏi này kiểm tra cả mục đích lẫn thái độ của bạn. 

Vì thế bạn có thể nói rằng:

“Tôi muốn trở thành giáo viên mầm non vì tôi tin rằng mầm non là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Tôi muốn giúp các em nhỏ phát triển tốt nhất có thể và trở thành những người tự tin và đầy năng lượng trong tương lai. Tôi cũng cảm thấy việc giảng dạy trẻ em rất thú vị và đầy thử thách, và tôi muốn thử sức với nó. Tôi yêu mến trẻ em và có thể kiên nhẫn trả lời mọi câu hỏi trên trời dưới đất của chúng.”

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Theo bạn, đâu là 3 phẩm chất quan trọng nhất của một giáo viên mầm non? 

1 câu trả lời

Pháp luật Việt Nam có mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non với 15 tiêu chuẩn nghề nghiệp. Bạn nên xem xét kỹ các tiêu chuẩn này trước khi đến phỏng vấn để có thêm thông tin ủng hộ cho câu trả lời của mình. 

Một câu trả lời hay về 3 phẩm chất quan trọng của giáo viên mầm non: 

“Theo quan điểm của tôi, ba phẩm chất quan trọng nhất của một giáo viên mầm non là:

  • Tình yêu thương và sự đồng cảm: Giáo viên mầm non cần có tình yêu thương và sự đồng cảm đối với trẻ em để hiểu được cảm xúc và nhu cầu của chúng.
  • Kiên nhẫn: Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường rất năng động và khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần có kiên nhẫn để xử lý các tình huống khó khăn.
  • Sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên mầm non cần phải sáng tạo và linh hoạt để tạo nên các bài học và hoạt động thú vị và phù hợp với nhu cầu của từng đứa trẻ.”
Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Hãy kể về một lần có vấn đề bất ngờ với học sinh và cách bạn giải quyết

1 câu trả lời

Giáo viên mầm non thường xuyên đối mặt với những tình huống bất ngờ đến từ học sinh vì các em đang trong độ tuổi ăn tuổi lớn và không ý thức được nhiều việc. Câu hỏi này rất hay để kiểm tra kỹ năng cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề của bạn. 

Câu trả lời có thể là:

“Một lần tôi đang giảng dạy một lớp mầm non và một học sinh bị ngã và bị thương ở đầu. Ban đầu, tôi cảm thấy hoang mang và không biết phải làm gì. Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng bình tĩnh lại và hành động một cách dứt khoát.

Đầu tiên, tôi kiểm tra tình trạng của học sinh và đưa ra sự cứu chữa cần thiết. May mắn là em học sinh chỉ bị thương nhẹ và hoàn toàn nằm trong khả năng sơ cứu của tôi. Nếu nhận thấy vết thương nghiêm trọng tôi biết mình nên lập tức gọi cấp cứu hoặc gọi xe đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất. Về sự việc lúc đó, sau khi sơ cứu xong, tôi liên lạc với phụ huynh của học sinh để thông báo về tình trạng của con họ và yêu cầu họ đến trường để đưa con đi khám bác sĩ nếu cần.

Trong khi đợi phụ huynh đến, tôi đã bảo vệ khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn cho các học sinh khác và tránh các tình huống khó xử xảy ra. Tôi cũng đã tìm cách làm dịu tâm trạng của các học sinh khác bằng cách tạo ra các hoạt động giải trí và tích cực.

Cuối cùng, khi phụ huynh đến đón học sinh, tôi đã thảo luận với họ về tình trạng của con họ và đưa ra các khuyến nghị về sự chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của học sinh.

Tôi tin rằng việc bình tĩnh, nhanh nhạy và quyết đoán trong những tình huống bất ngờ như vậy là rất quan trọng đối với một giáo viên mầm non.”

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn có thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của học sinh? Nếu họ có những ý kiến trái chiều về cách bạn giảng dạy, bạn sẽ làm thế nào? 

1 câu trả lời

Đây lại là một câu hỏi đánh vào kỹ năng cũng như nghiệp vụ giáo viên mầm non của bạn. Giao tiếp và trao đổi với phụ huynh học sinh cũng thuộc phạm vi công việc của giáo viên mầm non. Đôi khi sẽ có những tình huống phụ huynh không hài lòng với giáo viên. Nếu không giải quyết ổn thoả, hậu quả sẽ khôn lương. 

Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn có phải là một người có kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe, phản hồi và cải thiện theo góp ý tích cực hay không. 

Câu trả lời gợi ý dành cho bạn:

“Đúng vậy, tôi luôn cố gắng duy trì một mối liên hệ tốt với phụ huynh và thường xuyên trao đổi với họ về tình hình của các học sinh trong lớp. Tôi cho rằng việc này rất quan trọng để tạo ra một môi trường học tập tích cực cho các học sinh.

Nếu phụ huynh có những ý kiến trái chiều về cách tôi giảng dạy, tôi sẽ lắng nghe chân thành và cố gắng hiểu quan điểm của họ. Sau đó, tôi sẽ giải thích cho họ về nguyên tắc và phương pháp mà tôi sử dụng trong giảng dạy và cố gắng thuyết phục họ là cách mà tôi sử dụng là hợp lý và có hiệu quả.

Nếu phụ huynh vẫn không đồng ý, tôi sẽ cùng họ thảo luận để tìm ra các giải pháp khác nhau và tìm cách thích ứng với nhu cầu của từng trẻ em. Tôi tin rằng việc hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc giáo dục và phát triển của các em nhỏ.”

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn thích gì nhất về công việc giảng dạy mầm non?

1 câu trả lời

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem đâu là động lực để ứng viên theo nghề giáo viên mầm non. Nghề nghiệp nào cũng có những cơ hội và áp lực, vất vả, chỉ khi bạn thực sự yêu thích - dù chỉ là một khía cạnh, một phương diện của nghề thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài và không ngừng cố gắng để thành công.
Khi trả lời về niềm yêu thích nhất của bạn với công việc giảng dạy, chăm sóc các bé mầm non, tốt nhất là bạn nên nói thật về cảm xúc của mình. Bạn thích khi nhìn những đứa trẻ chập chững bắt đầu với những điều mới mẻ hay chỉ đơn giản là thấy vui vẻ khi nhìn nụ cười hồn nhiên, vô tư của chúng?... Mặc dù tất cả nghe có vẻ không có gì to tát nhưng đổi lại rất phù hợp với vai trò bạn ứng tuyển.
Gợi ý trả lời: "Điều đáng chú ý trong nghề dạy học của tôi là lúc tôi thấy con trẻ hứng thú khi chúng học được điều gì đó mới mẻ, khi chúng có thể làm điều gì đó lần đầu tiên. Tôi cũng rất vui mừng khi thấy đám trẻ học hỏi nhạy bén và nhiệt tình tham gia các hoạt động mới mẻ.

Tôi thích làm quen với những đứa trẻ mới, tìm hiểu chúng quan tâm điều gì để giúp chúng phát triển, phát huy tối đa thế mạnh, sự tự tin và năng lực của chúng. Là một người giúp trẻ phát triển, tôi cảm thấy điều này là xứng đáng."

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn thấy công việc này có khó khăn gì?

1 câu trả lời

Nhận thức được khó khăn của công việc cho thấy ứng viên hiểu rõ về nghề nghiệp, và dù biết chắc rằng làm giáo viên mầm non không có nghĩa là có được việc làm lý tưởng thì bản thân vẫn yêu nghề và có thể sẵn sàng để vượt qua. Đối với một giáo viên mầm non, khó khăn chủ yếu có thể là những trăn trở làm sao để hướng dẫn, để dạy bảo các bé ngoan ngoãn và bước đầu nhận thức đúng đắn về thế giới này. Những vấn đề khác có thể là áp lực từ phía phụ huynh...
Khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn nên dùng thái độ khách quan và nhấn mạnh rằng dù có khó khăn nhưng so với niềm vui khi làm giáo viên mầm non thì những khó khăn đó không là gì. Đặc biệt, bạn cần tránh thể hiện thái độ khó chịu khi nói về những vấn đề mình gặp phải trong công việc.
Gợi ý trả lời: "Trẻ em ở tuổi này có thể dễ dàng bị phân tâm và tôi thấy đây cũng là một thách thức. Tôi sẽ dần quen với điều này khi tôi có nhiều kinh nghiệm hơn và tìm ra những cách hiệu quả để kích thích chúng tập trung hơn như cho trẻ tham gia nhiều vào hoạt động hơn, hỏi chúng những câu hỏi và thăm dò ý kiến từ chúng."

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Trách nhiệm chính của một giáo viên mầm non là gì?

1 câu trả lời

Đối với câu hỏi này, ứng viên nên nhớ lại mô tả công việc của nhà tuyển dụng, xem họ kỳ vọng gì vào một giáo viên mầm non và điều chỉnh câu trả lời cho hợp lý nhất. Nhìn chung, trách nhiệm của giáo viên mầm non phụ thuộc vào độ tuổi của các bé mà bạn phụ trách và các quy định, yêu cầu của trường học: Lớp 2, 3 tuổi thì chủ yếu là trông nom, dạy các bé múa hát, chơi trò chơi... còn lớp 4, 5 tuổi thì sẽ là hướng dẫn các bé tự vệ sinh cá nhân, làm đồ thủ công và có thể bắt đầu tiếp xúc với bảng chữ cái...
Gợi ý trả lời: "Giáo dục mầm non không chỉ là dạy các con chữ và số mà còn phải cho chúng hiểu được các giá trị và một số điều như như đam mê học, tính tò mò, kỷ luật, làm việc nhóm, độc lập, giao tiếp và kỹ năng xã hội."

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn thấy mình có thế mạnh gì để trở thành giáo viên mầm non?

1 câu trả lời

Bạn có thể nói một số điểm mạnh như:

  • Có thể quan sát trẻ một cách sát sao và khách quan để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng cháu.
  • Kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức để đảm bảo ngày học hiệu quả nhất có thể.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Để tạo mối quan hệ tích cực với trẻ, kỹ năng giao tiếp là cần thiết với giáo viên mầm non.
  • Sự tâm huyết.
  • Tính linh hoạt.
  • Năng nổ và sáng tạo.
  • Có tính kiên nhẫn và khiếu hài hước.

Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng, một giáo viên mầm non không chỉ cần có bằng cấp và các kỹ năng tiêu chuẩn được dạy và thực hành trong trường mà còn cần sở hữu những phẩm chất, nét tính cách phù hợp với ngành nghề. Với trường hợp của tôi thì thế mạnh đáng kể nhất là khả năng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Trong cuộc sống thường ngày tôi cũng gần như không bao giờ nổi nóng và với con nít thì lại càng không.
Tôi cảm thấy các bé nghịch ngợm hay quấy khóc chủ yếu là vì muốn diễn đạt nhưng chưa biết cách để người lớn hiểu được mong muốn, nguyện vọng hoặc đơn giản vì có nhiều thứ chúng chưa hiểu rõ. Là một giáo viên mầm non với hơn 2 năm kinh nghiệm, tôi đã dùng sự kiên nhẫn của mình để chăm nom và dạy dỗ các bé rất tốt, cũng chưa bao giờ phát sinh vấn đề với phụ huynh".

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn quản lý lớp học như thế nào?

1 câu trả lời

Một lớp học mẫu giáo thường không quá đông nhưng vì đều là các bé nên khó duy trì kỷ luật. Cho dù giáo viên đã đặt ra những quy định, quy ước với lũ trẻ thì chúng cũng có thể bị quên mất, không có cách nào nhớ và thực hiện theo. Với những ai vừa tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế thì dễ cảm thấy hoảng vì không biết làm thế nào khi học sinh của mình bé thì khóc nháo, bé thì nghịch ngợm, cả lớp đều ồn ào.
Để trả lời câu này một cách tốt nhất, bạn nên vận dụng đến các kiến thức, cách xử lý tình huống được học trong trường. Hãy nhớ, bạn không thể dùng quát mắng, dọa các bé, cũng không thể dễ tính để làm sao cũng được mà hãy tìm cách "kết hợp" để đạt hiệu quả mong muốn.
Gợi ý trả lời: "Quản lý cả một lớp học trẻ mẫu giáo là một thách thức, tôi phải có được sự tôn trọng của chúng và chắc chắn hành vi của tôi phải phù hợp, không khiến chúng sợ. Cách quản lý để thành công là luôn phải kiểm soát lớp học, đồng thời phải duy trì các hoạt động học thú vị, khích lệ trẻ.
Tôi có thể làm được điều này bằng cách tổ chức tốt cả hoạt động học tập kết hợp với môi trường học tập. Lớp học là một môi trường học được thiết kế giúp trẻ vừa học vừa vui chơi."

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn làm thế nào để kích thích trẻ học theo nhóm?

1 câu trả lời

Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một kỹ năng cần thiết trong giáo dục trẻ mầm non. Bạn có thể kể một hoạt hộng mình đã từng tổ chức có sự tham gia của trẻ mầm non, ví dụ như hoạt động vẽ tranh chẳng hạn.
Gợi ý trả lời: "Mặc dù các bé còn nhỏ, chưa thực sự cần biết về những điều như hợp tác, làm việc nhóm sẽ mang lại lợi ích gì nhưng tôi nghĩ rằng học theo nhóm vừa dễ quản lý, vừa kích thích các bé biết hòa đồng hơn với bạn bè xung quanh, cùng nhau khám phá những điều thú vị. Tùy vào độ tuổi của bé mà tôi sẽ thiết kế tiết học phù hợp, có thể là cùng tô màu cho một bức tranh lớn, cùng làm món ăn (giả), chơi đóng vai,...".

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn làm thế nào để kêu gọi phụ huynh hợp tác với mình để giáo dục trẻ thật tốt?

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Bạn sẽ làm gì nếu như phụ huynh muốn gửi con thêm giờ?

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Đối với những trẻ có thói quen xấu như thường xuyên tranh giành đồ chơi hay đánh bạn thì bạn sẽ xử lý thế nào?

Giáo viên mầm non được hỏi... 05/11/2023

Theo bạn, việc dạy chữ hoặc tiếng Anh cho trẻ từ mầm non có quan trọng hay không?