Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên phòng thí nghiệm
Ngành Y là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên phòng thí nghiệm thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí nhân viên phòng thí nghiệm
Theo bạn, nhân viên phòng thí nghiệm là gì ?
Nhân viên phòng thí nghiệm (Nhân viên phòng Lab) là người làm việc trong các phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực y học, sinh học, hóa học, dược phẩm, chế biến, v.v., hỗ trợ các hoạt động như thu thập mẫu, tiến hành các thí nghiệm, thao tác máy móc, phân tích và nghiên cứu. Các Nhân viên phòng thí nghiệm đều làm việc với thiết bị thí nghiệm để phân tích mẫu hoặc chất, thử nghiệm và báo cáo về những phát hiện, thay đổi. Họ còn vận hành, cung cấp, bảo quản và hỗ trợ trang thiết bị cho nhà khoa học hoặc người thực hành thí nghiệm.
Vì sao bạn muốn trở thành nhân viên phòng thí nghiệm ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Y. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí nhân viên phòng thí nghiệm là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Nhân viên phòng thí nghiệm làm công việc gì?
Để trở thành một nhân viên phòng thí nghiệm giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc sáng chế nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, một nhân viên phòng thí nghiệm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể nhân viên phòng thí nghiệm làm các công việc sau đây:
Công việc cụ thể của những Nhân viên phòng thí nghiệm ở các cơ sở, viện nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ khác nhau nhưng về bản chất thì những nhiệm vụ chính của họ bao gồm:
- Bảo trì dụng cụ phòng thí nghiệm, chi tiết hơn là điều chỉnh, làm sạch và khử trùng chúng để đảm bảo người dùng phòng lab có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và chính xác.
- Kiểm tra kho nguyên vật liệu thường xuyên để đảm bảo phòng thí nghiệm luôn có đủ vật liệu cần thiết cho hoạt động hàng ngày, cụ thể là vật liệu và dụng cụ dùng một lần như hóa chất, thuốc thử…
- Đưa lời khuyên và hướng dẫn nhân viên khoa học, giáo viên sử dụng đúng thiết bị. Đồng thời, giới thiệu phương pháp và công cụ mới với họ.
- Thu thập, tiếp nhận, ghi nhãn và/hoặc phân tích các mẫu, hợp chất bằng cách sử dụng đúng thiết bị thí nghiệm.
- Thiết kế và thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm phù hợp với quy trình tiêu chuẩn, ghi lại những quan sát và giải thích các phát hiện.
- Lưu trữ tất cả các dữ liệu thí nghiệm và kết quả thử nghiệm một cách chính xác, ở định dạng quy định (bằng văn bản và trên hệ thống máy tính).
- Tổ chức và lưu trữ tất cả các chất hóa học, chất lỏng và khí nén theo hướng dẫn an toàn.
- Đảm bảo rằng các hướng dẫn an toàn được tuân thủ mọi lúc trong phòng thí nghiệm.
- Duy trì nhật ký hàng ngày và sổ ghi chép thiết bị.
- Vệ sinh, khử trùng, bảo dưỡng, hiệu chuẩn dụng cụ thí nghiệm.
- Đặt hàng vật dụng thí nghiệm khi được yêu cầu.
- Hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.
- Luôn cập nhật những phát triển khoa học kỹ thuật có liên quan.
Ngoài ra, Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có trách nhiệm hỗ trợ các chuyên gia - những người chịu trách nhiệm chính về thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Nói cách khác, Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc theo yêu cầu và sự chỉ đạo của những chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ ở nơi làm việc.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một nhân viên phòng thí nghiệm .
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên phòng thí nghiệm về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành quản lý như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Các nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm đó là gì ?
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hốt hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ,… để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Làm việc với các chất độc
Trong PTN Hóa học có nhiều loại hóa chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,… hay các loại chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH3OH, pyriđin C5H5N, THF, benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2… Tất cả các chất không biết rõ ràng đều được coi là chất độc. Khi làm việc với các hoá chất này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt tuân thủ chặt chẽ các điều kiện đã nêu trong giáo trình, tài liệu đã được chuẩn bị trước. Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ cho chúng lên mùi.
Làm việc với các chất dễ cháy
Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et2O, Me2CO, ROH, dầu hỏa, xăng, CS2, benzen,… Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,…
Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.
Làm việc với các chất dễ nổ
Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)… cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.
Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hóa chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuốc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Quy định chung của phòng thí nghiệm đó là gì ?
- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của người hướng dẫn trong phòng thí nghiệm.
- Đọc kỹ lý thuyết và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
- Phải mang kính bảo hộ.
- Phải cột tóc gọn lại.
- Làm sạch bàn thí nghiệm cũ trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
- Không bao giờ được nếm thử các hóa chất thí nghiệm. Không ăn uống trong phòng thí nghiệm.
- Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho người phụ trách ngay lập tức.
- Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).
- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn, Cất giữ, bảo quản hóa chất cẩn thận.
- Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào, hãy hỏi
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí nhân viên phòng thí nghiệm
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một nhân viên phòng thí nghiệm như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, nhân viên phòng thí nghiệm có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn nhân viên phòng thí nghiệm sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề nhân viên phòng thí nghiệm như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có thể mô tả trải nghiệm của mình với thiết bị thí nghiệm không?
↳
Câu hỏi này đánh giá mức độ quen thuộc của bạn với thiết bị phòng thí nghiệm. Điều quan trọng là phải biết loại dụng cụ bạn sẽ làm việc cùng vì đây là yêu cầu cơ bản đối với hầu hết các vai trò trong phòng thí nghiệm.
Câu trả lời mẫu
“Tôi có kinh nghiệm làm việc với nhiều loại thiết bị phòng thí nghiệm, bao gồm máy ly tâm, máy PCR và máy đo quang phổ. Trong thời gian thực tập, tôi chịu trách nhiệm hiệu chỉnh thiết bị và đảm bảo nó ở trạng thái tối ưu cho các thí nghiệm.”
Bạn thực hiện những bước nào để duy trì sự an toàn trong phòng thí nghiệm?
Hãy mô tả một dự án đầy thử thách mà bạn đã thực hiện.
Bạn quản lý thời gian của mình như thế nào khi đến hạn phải thực hiện nhiều thử nghiệm hoặc nhiệm vụ?
Giải thích một khái niệm kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực của bạn mà bạn thấy hấp dẫn.
Bạn làm cách nào để luôn cập nhật những nghiên cứu và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực của mình?
Mô tả trải nghiệm của bạn với việc phân tích dữ liệu.
Làm thế nào để bạn đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả?
Hãy mô tả khoảng thời gian bạn phải thích nghi với sự thay đổi đột ngột trong môi trường phòng thí nghiệm.
Làm thế nào để bạn xử lý các công việc lặp đi lặp lại mà không ảnh hưởng đến chất lượng?
Bạn thường đảm nhận vai trò gì trong môi trường nhóm?
Bạn có thể mô tả trải nghiệm của mình về viết mã hoặc lập trình không?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong lĩnh vực này là gì?
Bạn xử lý thất bại trong các thử nghiệm hoặc dự án như thế nào?
Bạn lưu ý những vấn đề đạo đức nào trong quá trình làm việc?
Bạn tiếp cận cách giải quyết vấn đề như thế nào?
Mô tả kinh nghiệm của bạn với các quy trình kiểm soát chất lượng.
Bạn giải quyết những bất đồng với đồng nghiệp như thế nào?
Hãy mô tả một tình huống trong đó bạn phải truyền đạt những thông tin phức tạp đến những khán giả không rành về kỹ thuật.
Làm thế nào để bạn ưu tiên các nhiệm vụ khi nguồn lực bị hạn chế?