Câu hỏi phỏng vấn Trưởng Trại Chăn Nuôi
Ngành Thú y là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn Trưởng trại chăn nuôi thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Trưởng trại chăn nuôi
Theo bạn, Trưởng trại chăn nuôi là gì ?
Trưởng trại chăn nuôi là người quản lý kỹ thuật, lên kế hoạch làm việc tuần cho từng vị trí, sắp xếp nhân sự , giám sát thực hiện. Có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát kỹ thuật, công nhân thực hiện quy trình chăn nuôi do công ty đề xuất, tổ chức, hướng dẫn và thực hiện các quy trình an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trong và ngoài khu vực chăn nuôi và báo cáo kịp thời cho người giám sát khi có vấn đề vượt quá khả năng.
Vì sao bạn muốn trở thành Trưởng trại chăn nuôi ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Thú y. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Trưởng trại chăn nuôi là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Trưởng trại chăn nuôi làm công việc gì?
Để trở thành một Trưởng trại chăn nuôi giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc tăng thu nhập và lợi nhuận chính của công ty. Một Trưởng trại chăn nuôi sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể Trưởng trại chăn nuôi làm các công việc sau đây:
- Quản lý kỹ thuật, công nhân nhà bầu (lên kế hoạch làm việc tuần cho từng vị trí, sắp xếp nhân sự , giám sát thực hiện ATSH, ATLĐ, nội quy và báo cáo với Trưởng trại)
- Giám sát quy trình chăn nuôi nhà bầu (chương trình thức ăn, vaccine, vệ sinh, chăm sóc).
- Giám sát quy trình chăn nuôi nhà nọc (chương trình ăn, vaccine, chăm sóc, khai thác, kiểm tra chất lượng tinh nọc, kế hoạch nhập- loại thải nọc).
- Làm cáo báo cáo liên quan.
- Lên kế hoạch phối, nhập hậu bị, loại thải nái vấn đề khu nhà bầu.
- Dẫn dắt một đội nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất về việc đối xử nhân đạo đối với động vật một cách kịp thời với chi phí hiệu quả.
- Đảm bảo SOP được theo dõi:
- Tham gia vào kế hoạch SOP một cách hiệu quả sẽ dẫn đến thực hành sản xuất tốt nhất
- Cung cấp khóa đào tạo thực tiễn và chính thức cho các thành viên trong đội nhằm cải thiện năng suất dựa trên các SOP
- Phân công công việc hàng ngày cho nhóm để tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc
- Đảm bảo khu vực làm việc và sinh hoạt an toàn và lành mạnh đáp ứng mong đợi của nhân viên và công ty giúp cho tinh thần nhân viên lên cao.
- Đào tạo cho nhân viên để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu chung của nhóm và mục tiêu riêng cho từng cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, động viên nhân viên hoàn thành công việc.
- Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên và cung cấp kết quả cho nhân sự.
- Đặt ra mục tiêu công việc cho nhân viên dựa trên kỳ vọng và chiến lược phát triển của công ty, biết quản lý thời gian, tạo động lực và giữ chân các nhân viên có trách nhiệm.
- Tham gia quyết định tuyển dụng, cố vấn, kỷ luật và sa thải nhân viên.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một Trưởng trại chăn nuôi.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn Trưởng trại chăn nuôi về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Thú y như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Cách lựa chọn con giống tốt bằng cách nào?
Chọn giống lợn thịt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm của chăn nuôi lợn. Để chọn được giống lợn thịt phù hợp, người chăn nuôi cần xem xét các tiêu chí sau:
- Nguồn gốc và uy tín của nơi cung cấp giống: Nên mua giống lợn ở những trại giống có uy tín, được công nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất giống bởi cơ quan chức năng. Nên yêu cầu có giấy kiểm dịch và giấy chứng nhận chất lượng giống khi mua. Nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp người chăn nuôi tránh được những rủi ro về bệnh tật.
- Đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng của giống: Nên chọn những con lợn có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, không bị dị tật hay khuyết tật. Nên chọn những con lợn có tỷ lệ nạc cao, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm), dài đòn, đùi và mông to. Nên chọn những con lợn có trọng lượng sau cai sữa đạt 15kg/con trở lên, phàm ăn, chịu đựng khí hậu nóng. Nên chọn những con lợn có thức ăn tiêu tốn ít, 3,2-3,5kg/kg tăng trọng.
- Đặc điểm sinh sản của giống: Nếu mua giống để sinh sản, nên chọn những con lợn có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều (8-10 con/lứa), sữa tốt, dễ nuôi. Đối với lợn đực, nên chọn những con có dịch hoàn đều hai bên, nổi rõ, gọn và chắc. Đối với lợn cái, nên chọn những con có hàng vú dọc thẳng hàng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng. Vú chẵn, có từ 12 vú trở lên
- Đặc điểm di truyền của giống: Nếu mua giống để lai tạo, nên chọn những con lợn có di truyền tốt, không cận huyết. Nên lai các giống khác nhau để tạo ra những con F1 có hiệu suất cao hơn so với cha mẹ. Ví dụ: Lai giống Yorkshise Large White (Đại Bạch) với Landrace để tạo ra con F1 có thịt nạc nhiều, ít mỡ; lai Duroc (lợn bò) với Berkshire để tạo ra con F1 có thịt ngon, màu sắc đẹp.
Đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách chọn giống lợn thịt. Tùy theo điều kiện và mục tiêu của từng hộ chăn nuôi, người chăn nuôi có thể lựa chọn giống lợn thích hợp nhất cho mình. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nông nghiệp hoặc các tổ chức hỗ trợ chăn nuôi để có được những thông tin và tư vấn chính xác và kịp thời.
Cách phòng chống dịch bệnh cho chăn nuôi đó là gì ?
Đối với trâu, bò
- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng cách ủ chua như: ủ chua thân cây ngô; ủ chua rơm với urê, rỉ mật.; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.
- Mua trâu, bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14 - 28 ngày rồi mới cho nhập đàn.
- Định kỳ quét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2 tuần đối với vùng chưa có dịch và 1 - 2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.
- Tổ chức tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu, bò chưa được tiêm hoặc bê, nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu.
Đối với lợn
- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14 - 21 ngày.
- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; tuyệt đối không sử dụng thức ăn ẩm mốc, ôi thiu cho đàn vật nuôi ăn, không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn;
- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.
- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 - 21 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.
- Tiêm phòng vụ Thu Đông các loại vắc xin như: Dịch tả lợn, Tụ dấu lợn Tai xanh,... định kỳ cho đàn lợn.
- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.
Đối với gia cầm
- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32 - 35 0C, thông thoáng, tránh gió lùa.
- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.
- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.
- Tiêm phòng vụ thu đông một số vắc xin phòng bệnh như bệnh Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Bại huyết…
- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.
Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý kịp thời tránh dịch bệnh xảy ra. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Trưởng trại chăn nuôi
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một Trưởng trại chăn nuôi như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, Trưởng trại chăn nuôi có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn Trưởng trại chăn nuôi sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề Trưởng trại chăn nuôi như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Theo bạn, Trưởng trại chăn nuôi là gì ?
↳
Trưởng trại chăn nuôi là người quản lý kỹ thuật, lên kế hoạch làm việc tuần cho từng vị trí, sắp xếp nhân sự , giám sát thực hiện. Có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát kỹ thuật, công nhân thực hiện quy trình chăn nuôi do công ty đề xuất, tổ chức, hướng dẫn và thực hiện các quy trình an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trong và ngoài khu vực chăn nuôi và báo cáo kịp thời cho người giám sát khi có vấn đề vượt quá khả năng.
Vì sao bạn muốn trở thành Trưởng trại chăn nuôi ?
Bạn đã từng quản lý quá trình nuôi trồng từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thu hoạch chưa?
Bạn đã từng quản lý nguồn lực trong trại chăn nuôi như thức ăn, nước và vật7. Câu hỏi: Bạn đã từng làm việc với các cơ quan chức năng liên quan đến chăn nuôi, như cơ quan thú y hoặc cơ quan quản lý môi trường?
Bạn đã từng giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình quản lý trại chăn nuôi chưa? Hãy cho tôi một ví dụ.
Bạn đã từng thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng thực phẩm trong trại chăn nuôi không?
Cách phòng chống dịch bệnh cho chăn nuôi đó là gì ?
Bạn đã từng phối hợp với nhân viên và đội ngũ làm việc trong trại chăn nuôi chưa? Làm thế nào để quản lý và tạo động lực cho đội ngũ?
Bạn đã từng tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch tài chính và quản lý nguồn lực tài chính trong trại chăn nuôi chưa?
Bạn đã từng đối mặt với vấn đề liên quan đến hủy bỏ sản phẩm hoặc xử lý chất thải trong trại chăn nuôi không? Làm thế nào bạn đã giải quyết vấn đề đó?
Cách lựa chọn con giống tốt bằng cách nào?