Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kỹ thuật Trại
Ngành nông nghiệp là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật trại thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí nhân viên kỹ thuật trại
Theo bạn, nhân viên kỹ thuật trại là gì ?
Nhân viên kỹ thuật trại là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật đối với các trang trại theo chỉ định phụ trách, bao gồm việc đưa ra các tư vấn chuyên môn, hỗ trợ việc quản lý trang trại, triển khai và hoàn thiện các quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng để cải thiện hiệu suất chăn nuôi tại trại, đồng thời đảm bảo hiệu quả sản phẩm và duy trì danh tiếng công ty trên thị trường.
Vì sao bạn muốn trở thành nhân viên kỹ thuật trại ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí nhân viên kỹ thuật trại là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Nhân viên kỹ thuật trại làm công việc gì?
Để trở thành một nhân viên kỹ thuật trại giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc tăng doanh thu của tổ chức, một nhân viên kỹ thuật trại sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể nhân viên kỹ thuật trại làm các công việc sau đây:
- Là tuyến đầu chịu trách nhiệm phản hồi các yêu cầu, phàn nàn từ khách hàng (cắm tại trại theo yêu cầu)
- Khảo sát và đánh giá tình hình trang trại và những vấn đề hiện hữu để đề xuất giải pháp phù hợp
- Theo dõi việc nuôi dưỡng heo nái hậu bị, heo nái đẻ
- Lên quy trình cám và kế hoạch cho ăn hàng tuần
- Lên kế hoạch sử dụng Regumate cho heo nái để đảm bảo lên giống đồng loạt (nếu nhập đàn)
- Dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đề xuất danh sách heo hậu bị, heo nái đẻ cần loại thải
- Chuẩn bị khẩu phần ăn cho heo nái đẻ
- Thực hiện siêu âm và đo lường độ dày mỡ lưng heo nái
- Theo dõi sức khỏe heo nái, heo con, heo con theo mẹ, heo thịt
- Lên kế hoạch phản ứng và điều trị bệnh khi xảy ra sự cố
- Đề xuất thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra đối chiếu và gửi mẫu về trại khi cần thiết
- Tham gia hỗ trợ và giám sát qui trình vaccine
- Tham gia hỗ trợ và theo dõi nhóm heo vào cuối các đợt thử nghiệm tại trại (nếu có)
- Tham gia vào khâu lựa chọn heo nái hậu bị để gầy đàn định kỳ, bán heo giống và heo thịt
- Thực hiện tiêm vaccine cho heo nái và heo con
- Thực hiện tiêm vacxin khi nhập đàn
- Lên kế hoạch mua / sử dụng các loại vaccine và các vật phẩm điều trị cần thiết để đảm bảo nhu cầu hàng tháng
- Thực hiện đặt hàng thuốc thú y và các loại vaccine theo nhu cầu của trại
- Hỗ trợ việc tổ chức và triển khai các chương trình POP và tiến hành thu thập thông tin hiệu suất thức ăn chăn nuôi
- Thực hiện quy trình đào tạo hướng dẫn (về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty, quy trình vaccine, quy trình kháng sinh) cho các nhân viên mới và đội ngũ công nhân tại trại
- Chuẩn bị các mô tả và hướng dẫn chi tiết phù hợp với từng loại hình trại
- Thiết lập chu trình định kỳ cho trại
- Thu thập và nhập các dữ liệu, thông số kỹ thuật có liên quan vào phần mềm quản lý hiệu suất
- Định kỳ cập nhật và báo cáo cho Quản lý trực tiếp và Trưởng trại về nội dung đánh giá nội bộ (theo mẫu) của từng trại
- Hoàn thành các bản báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng và nộp lại cho - Quản lý trực tiếp đúng thời hạn
- Trình bày nội dung báo cáo tháng tại các buổi họp định kỳ
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Quản lý trực tiếp
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một nhân viên kỹ thuật trại .
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật trại về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành nông nghiệp như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Các bước chăm sóc cây cảnh luôn tốt là gì ?
Cung cấp đủ nước cho cây cảnh
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
Dựa theo câu nói kinh nghiệm truyền đời của nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ loại cây trồng nào. Vì vậy, để chăm sóc cây cảnh xanh màu, tươi tốt; bạn cần phải cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng.
Nhưng không có nghĩa là bạn tưới thật nhiều nước bởi không phải cây nào cũng cần nhiều nước. Mỗi loại cây cần một lượng nước khác nhau. Do vậy, công việc của bạn là tìm hiểu đặc điểm của cây để cung cấp lượng nước vừa đủ cho chúng.
Ví dụ đối với những cây ngoài trời đủ ánh sáng, bạn cần tưới nước hàng ngày cho cây. Trái lại những cây trong bóng râm, không cần quá nhiều nước, bạn có thể tưới cách ngày cho chúng. Vào mùa mưa, bạn cũng không cần tưới nhiều nước cho cây. Chủ yếu thời gian này bạn tưới sơ qua để rửa sạch lá cây. Đặc biệt những cơn mưa đầu mùa mang theo rất nhiều khói bụi và axit.
Bên cạnh đó, thời điểm tưới nước cho cây cũng cực kỳ quan trọng. Buổi sáng, bạn có thể tưới đậm để cây có đủ độ ẩm. Với những cây to, bạn tưới từ từ làm sao cho nước ngấm dần tới rễ cây. Trong những ngày nắng gắt, bạn nên tưới cây vào sáng sớm và chiều mát. Tuyệt đối không tưới cây vào buổi trưa, đầu giờ chiều hay thời điểm trời có nắng gắt.
Vị trí trồng hoặc đặt cây cảnh
Ánh sáng là điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Bạn nên trồng hoặc đặt chậu cây ở vị trí có nhiều ánh sáng và gió để đảm bảo môi trường thông thoáng cho cây quang hợp. Điều này phát huy tối đa khả năng tạo ra diệp lục, giúp lá cây giữ được màu xanh tươi tốt. Bên cạnh đó là mang lại bầu không khí xanh mát cho ngôi nhà của bạn.
Sân vườn của bạn đón ít nắng hay bạn muốn đặt chậu cây trong nhà, nơi thiếu ánh sáng. Bạn hãy chọn các loại cây như cây kim tiền, cây lưỡi hổ, cây xương rồng, cây hoa lan như ý,... Chúng là các loại cây ưa bóng râm, không cần nhiều ánh sáng mà vẫn có thể phát triển tốt.
Bón phân cho cây hàng tháng
Áp dụng 3 đúng khi bón phân trong quá trình chăm sóc cây cảnh. Đó là đúng thời điểm, đúng loại và đúng liều lượng. Thông thường sẽ có từ 2-4 đợt bón phân tùy thuộc vào từng loại cây.
- Đối với những cây thân to hay thảm cỏ, bạn có thể bón làm 2 đợt. Một đợt phân vô cơ và một đợt phân hữu cơ.
- Đối với cây lá màu hay cây bụi, bạn nên bón thành 3 đợt. Một đợt bón phân vô cơ, một đợt bón phân hữu cơ và đợt cuối bón phân bón lá.
- Những cây có hoa ta bón luân phiên 3 đợt. Đợt đầu bón phân vô cơ sau đó đến hữu cơ và bón phân bón lá.
Cắt tỉa cây cảnh trong sân vườn
Cắt tỉa là khâu không thể thiếu khi chăm sóc cây cảnh. Nó giúp duy trì hình dáng, vẻ đẹp thẩm mỹ và sự phát triển tươi tốt của cây. Cắt tỉa cây giúp loại bỏ những bộ phận già cỗi, hư bệnh hay héo úa; nhành cây, tán cây mọc không đồng đều, cân xứng.
Đối với các cây thân nhỏ, bạn nên cắt tỉa chúng mỗi tháng 1 lần. Còn đối với những cây thân cao, bạn nên cắt tỉa mỗi khi chúng lớn lên, phá vỡ hình dáng bonsai ban đầu.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh sân vườn
Chăm sóc cây cảnh tốt thông qua cắt tỉa có thể ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ các loại côn trùng hay sâu bệnh có hại.
Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển mùa, sâu bệnh bắt đầu sinh sôi nảy nở. Bạn cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh cây khỏi tác hại từ sâu bệnh, côn trùng. Lưu ý, các loại thuốc phun bảo vệ thực vật phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Liều lượng phun thuốc ở mức quy định để không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nguyên tắc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đúng cách
Cách chọn mua thuốc thú y
- Người chăn nuôi nên chọn mua thuốc của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn đã có uy tín trên thị trường.
- Khi mua thuốc thú y, bà con nên xem kỹ phần công dụng ghi thuốc đặc trị bệnh gì, hoặc chủ trị bệnh nào để mua loại thuốc phù hợp
Sử dụng thuốc thú y làm hoá chất, thuốc sát trùng
- Để đảm bảo hiệu quả sát trùng và đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, bạn cần lựa chọn đúng loại hóa chất, đồng thời cần sử dụng đúng kỹ thuật để phát huy hiệu quả mà không gây tác dụng phụ không mong muốn cho người và vật nuôi.
- Lựa chọn đúng hóa chất sát trùng có trong danh mục các loại sản phẩm đã được phép sử dụng trong chăn nuôi. Sản phẩm chất lượng phải có đầy đủ tem, nhãn, hướng dẫn, địa chỉ đơn vị sản xuất…
- Nên lựa chọn hóa chất sát trùng có trong danh mục các sản phẩm được phép sử dụng trong chăn nuôi có khả năng diệt trùng tốt, nhưng không gây hại cho vật nuôi, con người và các động vật khác.
- Đối với thuốc sát trùng, bạn phải pha loãng chúng với nước sạch, thuốc phải pha loãng đúng nồng độ và sau khi pha xong cần sử dụng ngay để đảm bảo hiệu quả tác động của thuốc.
Sử dụng thuốc thú y trong điều trị bệnh
- Người chăn nuôi cần chuẩn đoán bệnh kịp thời bởi có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi. Mỗi bệnh có những biểu hiện khác nhau nên cần cung cấp thông tin sớm giúp việc chẩn đoán bệnh và can thiệp điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng tốt.
- Thuốc thú y khi trộn vào thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo được chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc trong thời hạn sử dụng của từng loại thức ăn chăn nuôi.
- Nguyên tắc dùng thuốc thú y là phải dùng từ liều cao đến liều thấp. Đầu tiên, bạn cần dùng loại kháng sinh có tác dụng nhanh và ngày cần dùng 2-3 lần và giảm dần sau ngày thứ 2-3 trở đi.
- Một lưu ý nữa khi sử dụng thuốc thú y đó là điều trị đúng thời gian quy định và phải đảm bảo đủ số ngày dùng thuốc theo chỉ dẫn của mỗi loại thuốc và bệnh.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí nhân viên kỹ thuật trại
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một nhân viên kỹ thuật trại như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, nhân viên kỹ thuật trại có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật trại sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề nhân viên kỹ thuật trại như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có kinh nghiệm gì về thực hành canh tác bền vững?
↳
Nông nghiệp bền vững là một phần ngày càng quan trọng của thực hành nông nghiệp hiện đại. Nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về đất đai và cách sử dụng nó một cách hiệu quả và hiệu quả nhất. Bằng cách hỏi về trải nghiệm của bạn với các phương pháp canh tác bền vững, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có hiểu và cam kết tuân thủ các nguyên tắc canh tác bền vững hay không.
Mô tả cách tiếp cận của bạn đối với luân canh cây trồng và quản lý đất.
Bạn xử lý những thách thức của các kiểu thời tiết khó lường như thế nào?
Bạn có quen thuộc với công nghệ nông nghiệp hiện đại như nông nghiệp chính xác, thủy canh hay aquaponics không?
Giải thích hiểu biết của bạn về các phương pháp kiểm soát sinh vật gây hại và cách sử dụng chúng một cách bền vững.
Bạn sử dụng những chiến lược nào để đảm bảo rằng cây trồng được thu hoạch ở độ chín cao nhất?
Làm thế nào để bạn quản lý chi phí lao động mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc của nhân viên?
Kinh nghiệm của bạn về tiếp thị và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng là gì?
Bạn có kinh nghiệm làm việc với chăn nuôi không? Nếu vậy thì loại nào?
Bạn sử dụng chiến lược nào để giảm lượng nước sử dụng ở trang trại?
Bạn cập nhật thông tin về những phát triển mới trong lĩnh vực nông nghiệp bằng cách nào?
Bạn thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại trang trại?
Hãy mô tả thời điểm bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn liên quan đến phúc lợi của động vật trong trang trại.
Bạn sử dụng chiến lược nào để tối đa hóa năng suất trong khi giảm thiểu đầu vào?
Bạn xử lý những rủi ro tài chính liên quan đến nông nghiệp như thế nào?