Describe a beautiful city | Bài mẫu IELTS Speaking Part 2+3
1900.com.vn tổng hợp bài viết về Describe a beautiful city | Bài mẫu IELTS Speaking Part 2+3 giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Anh.
Phương pháp Brainstorm trong IELTS Writing Task 2 giúp bạn đạt điểm cao
Brainstorm (động não) là kĩ thuật tạo ra nhiều ý tưởng trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể để giải quyết một vấn đề. Các từ ‘’nhiều’’ và ‘’nhanh’’ trong định nghĩa của kĩ thuật này là rất quan trọng vì từ ‘’storm’’ trong brainstorm muốn gợi ý ra hình ảnh của một cơn bão mang đến hàng loạt ý tưởng. Trong quá trình brainstorm, mọi người được khuyến khích suy nghĩ mà không bị gián đoạn bởi vì đây là lúc hình thành các ý tưởng.
Thuật ngữ này được phát minh bởi Alex Faickney Osborn- một chuyên gia trong ngành quảng cáo, và nó đã xuất hiện đầu tiên trong quyển sách do ông biên soạn vào năm 1984. Kĩ thuật này từ đó được coi là công cụ hữu hiệu cho những người làm công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao như designer hay marketer và thường được thực hiện bởi một nhóm người để khơi dậy ý tưởng. Tuy nhiên, không lâu sau thuật ngữ này trở nên quen thuộc và phổ biến với tất cả mọi người trong bất kì công việc và lĩnh vực vì giá trị cốt lõi của chúng.
Các đề IELTS Writing Task 2, cho dù câu hỏi cụ thể có phức tạp đến mấy, thì cũng không “đánh đố” người viết ở phần chủ đề chung. Có thể các bạn sẽ thấy quen thuộc và thích một chủ đề nào gần gũi với mình hơn (như Education, Cities and Countryside) và lạ lẫm với những chủ đề mình không thường xuyên đề cập tới (như Crime, Politics).
Dù vậy, tất cả các chủ đề được sử dụng trong đề Writing Task 2 đều rất thiết thực với xã hội ngày nay, nên nếu bạn thực sự không biết một tí gì về một chủ đề nhất định nào đó, không còn cách brainstorm IELTS Writing Task 2 ở đây chính là bạn cần phải đọc và tìm hiểu thêm và mở rộng vốn hiểu biết.
Khi đã có cái nhìn khái quát về tất cả các vấn đề xã hội có thể xuất hiện trong IELTS Writing task 2, bạn sẽ không bao giờ phải sợ không có chút ý tưởng nào để viết khi vào một chủ đề không quen thuộc.
Key words trong đề bài chính là yếu tố bạn cần quan tâm trong cách brainstorm IELTS Writing Task 2. Hãy chắc chắn bạn đã xác định được đúng và đầy đủ các key words quan trọng để tránh việc lạc đề hay đưa ra những assumptions không chính xác hoặc không đầy đủ để trả lời câu hỏi đề bài.
Sau khi đã có key words, hãy nhìn riêng những từ đó, đặt ra ngoài ngữ cảnh là đề bài, và tìm ra nhiều ý tưởng liên quan tới mỗi từ riêng lẻ nhất có thể. Sau đó, tìm ra 2-3 ý tưởng phù hợp nhất với câu hỏi đề bài làm để luận điểm chính.
Khi đã có các luận điểm chính, ta cần phát triển sâu hơn bằng cách tự hỏi mình các câu hỏi đơn giản nhất: How? (bằng cách nào dẫn tới điều này), What? (điều vừa đề cập là gì, ví dụ…), Why? (tại sao điều này lại đúng), So? (điều này dẫn tới cái gì khác, giải pháp…)
Đến khi chính bản thân mình cũng không còn gì thắc mắc khi đọc lại đoạn mình vừa viết thì khi đó bạn đã phát triển được đầy đủ ý. Đương nhiên, tất cả những câu này đều phải phục vụ trả lời câu hỏi của đề bài, nhưng nếu chúng ta đã xác định được chính xác luận điểm ở bước trước đó thì đây là điều gần như là chắc chắn đúng.
Đây sẽ là bước tiên quyết để quyết định xem bài viết của người học có đi đúng hướng hay không. Việc đọc sơ sài hoặc phân tích đề không cẩn thận sẽ khiến người học có cái nhìn và hiểu sai về đề, dẫn đến việc lạc đề. Vì vậy, dù đây là bước đầu tiên nhưng cũng có thể xem là một trong những bước quan trọng nhất.
Người học sẽ dành thời gian đọc thật kĩ đề bài và bắt đầu phân tích đề. Việc phân tích đề sẽ bao gồm xác định chủ đề, các từ khóa của đề bài, yêu cầu của đề bài và xác định dạng đề.
Ví dụ: In recent years, the family structure has changed, as well as family roles. What are the changes occurring? Do you think these changes are positive or negative?
Ở bước thứ hai, người học cần xác định ý mà bản thân muốn phân tích sâu hơn từ những từ khóa tìm được và sau đó quyết định hướng triển khai bài viết dựa theo câu hỏi và dạng đề bài. Kỹ thuật brainstorm phát huy hiệu quả nhất khi người học đã có định hướng và tư duy rõ ràng. Việc xác định được ý mà bản thân muốn phát triển ngay từ bước này sẽ giúp người học dễ dàng hơn ở những bước sau.
Ví dụ: Sau khi đọc và phân tích đề, ý tưởng sẽ triển khai ở đây sẽ gồm 2 ý chính là sự thay đổi trong cấu trúc cũng như là vai trò của gia đình hiện nay và nêu ý kiến về những sự thay đổi đó.
Sau khi đã thực hiện việc xác định ý sẽ triển khai, người học bắt đầu đưa ra các ý tưởng. Ở bước này, người học nên viết ra tất cả các ý tưởng nảy ra trong đầu, bất kể nó có vẻ vụn vặt, ngớ ngẩn hoặc hiển nhiên đến đâu. Người học sẽ trình bày các ý tưởng này theo ý hiểu của bản thân bằng tiếng Anh và các ý tưởng nên được liệt kê bằng các dấu gạch đầu dòng. Người học đừng nên lo lắng về ngữ pháp, chính tả hoặc sự rõ ràng trong câu mà hãy tập trung đưa ra các ý tưởng, những vấn đề khác người học sẽ giải quyết ở các bước sau. Việc ghi tất cả các ý tưởng như vậy sẽ giúp người học kiểm soát dòng suy nghĩ của bản thân. Kỹ thuật brainstorm ở bước này quan trọng số lượng hơn là chất lượng, vì vậy người học không cần phải suy xét xem ý tưởng có khả thi để phân tích hay không mà hãy viết những gì bản thân nghĩ ra được.
Ví dụ: Vì bài viết gồm 2 ý chính nên người học sẽ chia thành 2 phần để trình bày ý tưởng. Dưới đây sẽ là các minh họa cho việc trình bày ý tưởng về sự thay đổi trong cấu trúc và vai trò của gia đình hiện nay.
Và với ý về quan điểm liệu đây có phải là thay đổi tích cực hay tiêu cực cũng sẽ được trình bày tương tự như ý trên.
Tuy ở bước trên người học đã đưa ra rất nhiều ý tưởng nhưng các ý tưởng ở trên không chắc chắc sẽ có sức thuyết phục cũng như là dễ dàng trong việc triển khai. Vì vậy, người học cần thực hiện thêm bước chọn lọc từ các ý trên. Người học sẽ lựa chọn những ý tưởng có cùng chung một luận điểm và loại đi những ý tưởng riêng lẻ. Lý do người học nên gộp các ý tưởng có chung một luận điểm lại với nhau là vì đây là luận điểm mà người học đã có cái nhìn tương đối rõ ràng nên việc phân tích sẽ dễ dàng hơn. Các ý riêng lẻ mặc dù có thể rất phù hợp để triển khai trong thân bài nhưng người học không có nhiều ý tưởng cho chúng thì sẽ dẫn đến việc bí ý tưởng và mất thời gian nhiều hơn trong lúc làm bài.
Ví dụ: Khi nhìn vào các ý tưởng đã được liệt kê ở bước trên, người học có thể thấy các ý về câu trúc gia đình là ‘’extended families have been replaced by nuclear families.’’, ‘’people do not live with their grandparents anymore’’ đều có chung luận điểm gia đình hiện nay không còn sống đông người như xưa. Và về vai trò của gia đình hiện nay thì người học có các ý ‘’men are not the only ones to go to work anymore’’ ,’’women are also going to work’’ đều chỉ đến không chỉ riêng đàn ông đi làm mà còn có phụ nữ.
Ngoài ra, ‘’People are keen on living in apartments’’,’’ two-parent households are on the decline as divorce, and remarriage and cohabitation are on the rise’’ và ‘’men also do house chores to help their wives.’’ mang những luận điểm riêng lẻ nên sẽ bị loại.
Ở bước này, người học tập trung vào các nhóm ý tưởng còn lại và phân tích xem những ý tưởng trên đã liên kết với nhau chưa và còn thiếu những điểm gì để chúng tăng sức thuyết phục.
Ví dụ: Ở cả hai luận điểm về cấu trúc và vai trò của gia đình ở trên các ý tưởng còn chưa đủ thuyết phục vì vậy người học cần đưa ra thêm dẫn chứng cho các luận điểm. Ở luận điểm cấu trúc của gia đình, người học có thể đưa ra thêm lý do tại sao họ lại chuộng sống trong gia đình ít người. Với luận điểm vai trò của gia đình hiện nay, người học có thể đưa các việc phụ nữ đi làm thì sẽ mang lại sự khác biệt gì về vai trò của gia đình. Ta sẽ có thêm dẫn chứng như sau:
Bước cuối cùng của quá trình brainstorm sẽ là sắp xếp các ý tưởng hợp lý để bài viết có tính trật tự và logic hơn. Trong bước này, người học cũng có thể thay đổi từ vựng mang tính học thuật hơn cho các ý tưởng (nếu có). Sau khi đã có tất cả các ý để triển khai cho bài viết, nhiệm vụ còn lại của người học chỉ là đưa các ý tưởng đó vào bài viết một cách chi tiết.
Dưới đây sẽ là bài mẫu cho đề bài trên và đoạn thân bài đầu tiên là đoạn áp dụng từ các ví dụ của các bước Brainstorm idea trong IELTS writing task 2:
There has been a transformation in the structure and roles of family over the last few decades. In this essay, I would like to discuss those possible changes and demonstrate that those changes are beneficial for families and society.
Families at present have undergone two main differences compared to the past. Firstly, extended families, which is the once prevalent type of household, have given way to nuclear ones. In other words, people no longer live under the same roof with their distant relatives or grandparents as they did 50 years ago. Instead, they enjoy private space with their children while trying to catch up with their relatives from time to time to avoid conflicts and family stress. Secondly, the last century has also witnessed changes in the roles that parents play in their households. While males were the breadwinners in the past, today’s families are enjoying financial support from both working parents. Females nowadays have proved that they also have an equal role to play in both their families and the labour market.
From my perspective, these changes yield fruitful results for families and society. With the rise of nuclear family units, the pressure of supporting family members other than their children may be lifted off the parents’ shoulders. They can be more financially and emotionally focused on providing for their family and their offspring. With regards to changes in parents’ roles, this helps to free women from the role of just stay-at-home moms and gives them the opportunity to pursue their careers. Therefore, society may enjoy more contributions and talents from the weaker sex and greater gender equality.
In conclusion, the changes occurring in the family sizes and roles of its members can be taken as a positive sign. Not only will it lighten the burden for parents, but also promote equality for women in society.
Ở đây, key words lại đóng một vai trò rất quan trọng. Trong suốt quá trình brainstorm IELTS Writing Task 2, hãy luôn tự hỏi rằng liệu ý đó có phục vụ để trả lời câu hỏi của đề bài không, có liên quan tới những chủ đề mà key words thuộc vào không, và liệu mình có đang đưa ra assumption hay đơn giản/phức tạp hóa quá mức điều gì không.
Bất cứ ý nào bạn nghĩ rằng đang bị đi hơi xa so với chủ đề, bạn cần nhanh chóng bỏ đi, hoặc đưa thêm thông tin để liên kết ý đó lại với đề bài, không được cho rằng người chấm sẽ tự tìm ra mối liên kết đó.
Khi cách brainstorm IELTS Writing Task 2 của bạn được đầy đủ và chính xác các ý cần viết, các bạn chỉ cần tập trung tìm các từ và cách diễn đạt phù hợp mà không cần lo về việc bị lạc đề nữa.
Đề thi IELTS Writing Task 2 (12/11/2016): Some children do not have the ability for learning languages. Therefore, schools should not make children do that. Do you agree or disagree?
Đây được coi là một đề thi IELTS Writing không khó, nhưng đề thi này lại khá tricky. Lý do ở đây chính là nếu bạn đọc kỹ đề bài sẽ thấy đề không hề có chữ FOREIGN LANGUAGES. Vậy nên nếu trong quá trình làm bài thi bạn chỉ chăm chăm vào viết bài mà quên khuấy đi việc khai thác khía cạnh “children” nên học “foreign languages” thì rất có thể bạn rơi trúng bẫy OFF TOPIC – LẠC ĐỀ rồi đó.
Tuy nhiên, nếu bạn không assume đề bài yêu cầu viết về foreign languages thì đây là đề thi IELTS Writing được coi là khó nhất thế kỷ. Vậy nên nhằm mục đích hỗ trợ các thí sinh không hiểu rõ đề bài thì chúng ta nên viết LẤP LIẾM MÀ VẪN ĐÚNG. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Cách brainstorm IELTS Writing Task 2:
Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:
TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên:
Đăng nhập để có thể bình luận