Physiotherapy là gì? Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà

Physiotherapy là tiếng anh của Vật lý trị liệu (PT) là dịch vụ chăm sóc nhằm giảm đau và giúp bạn phục hồi sức khỏe sau thời gian bị bệnh. Cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà là gì? 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết về Physiotherapy giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Physiotherapy là gì?

Physiotherapy (Vật lý trị liệu) là dịch vụ chăm sóc nhằm giảm đau và giúp bạn hoạt động, di chuyển và sống tốt hơn. Vật lý trị liệu sử dụng các kỹ thuật vật lý để giúp điều trị các tình trạng bệnh lý và chấn thương. Các nhà vật lý trị liệu là những người hành nghề chăm sóc sức khỏe đã đăng ký được đào tạo về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người cũng như chuyển động của nó. Các nhà vật lý trị liệu có thể chẩn đoán và điều trị một loạt các tình trạng.

Tóm lại, Physical Therapist chính là một nhánh nhỏ trong y học. Nó thuộc ngành y học tổng hợp, dùng các hiệu ứng vật lý để tác động đến các bộ phận, cơ quan trên cơ thể con người. Các hiệu ứng vật lý trị liệu phổ biến được dùng gồm: Cơ học trị liệu, quang trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy lực trị liệu,.. từ đó giúp phòng ngừa, chữa bệnh hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng.

Tài liệu VietJack

2. Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà

Chuẩn bị trước khi tập

Trước khi tập vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ điều trị, kỹ thuật viên để hiểu rõ tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị. Kỹ thuật viên có thể yêu cầu chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ quá trình tập luyện như dây kháng lực. Người bệnh cần đảm bảo chọn đúng loại phù hợp và biết cách sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ này. Nếu có thắc mắc, người bệnh hãy chia sẻ với bác sĩ và kỹ thuật viên để được hướng dẫn tận tình.

Cần nhớ rằng, khởi động là bước cần thiết trong mọi loại hình thể dục thể thao, bao gồm tập vật lý trị liệu tại nhà. Trong quá trình khởi động, cơ thể sẽ cung cấp lượng oxy và máu lên các cơ bắp, dây chằng và gân để khiến chúng đàn hồi hơn. Từ đó giảm nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức cơ trong lúc tập luyện. Vì vậy, người bệnh cần phải khởi động kỹ khoảng 10 phút trước khi bắt đầu vào các bài tập chính.

Các bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ giúp kích thích lượng máu cung cấp đến toàn bộ cơ thể, kích thích các nhóm cơ và khớp nối hoạt động tối đa, từ đó làm tăng phạm vi chuyển động của cơ thể. Các bài tập giãn cơ và kỹ thuật của từng bài

Giãn cơ tứ đầu đùi

  • Đứng thẳng người, dùng tay kéo chân cùng bên về phía đùi
  • Giữ đầu gối song song với mặt đất và duy trì khoảng 30 giây. Cảm nhận cơ đùi trước được kéo căng. Sau đó lặp lại với bên còn lại
  • Lưu ý, giữ thăng bằng trong quá trình thực hiện bằng cách gồng cơ bụng (cơ trọng tâm) hoặc vịn tay vào ghế

Giãn cơ đùi sau

  • Ngồi thẳng trên mặt đất, mở rộng chân trái, chân phải gập vào bên trong
  • Nghiêng người về cùng hướng với chân trái, tay chạm vào ngón chân
  • Cảm nhận phần đùi sau được kéo căng, giữ 30 giây và lặp lại với chân phải
  • Lưu ý, không kéo hoặc dùng lực mạnh lên ngón chân trong quá trình để hạn chế ảnh hưởng đến ngón chân

Giãn vùng xương chậu

  • Tay phải bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng, hai chân chéo nhau
  • Tay trái duỗi qua đầu và nghiêng người về bên phải
  • Giữ chặt cơ trọng tâm, hơi đổ người về phía trước, cảm nhận vùng chậu bên trái kéo căng và giữ trong 30 giây
  • Lặp lại với bên còn lại

Giãn cơ lưng dưới

  • Nằm ngửa, áp toàn bộ mặt lưng xuống sàn
  • Co chân đưa đầu gối về phía ngực. Lưu ý, phần hông và lưng dưới vẫn áp chặt dưới sàn, không được cong lên
  • Dùng tay ôm hai đầu gối tại ngực, cảm nhận lưng dưới được kéo giãn
  • Giữ trong 30 giây

Giãn cơ bẹn

  • Đặt 2 chân rộng hơn vai
  • Gối trái gập lại đồng thời đưa thân trên nghiêng sang bên trái và cảm nhận phần hông bẹn được kéo căng hết cỡ. Giữ 1-2 giây rồi đổi bên còn lại.
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần

Các bài tập kháng lực

Các bài tập kháng lực tập trung vào việc tăng sức mạnh của các nhóm cơ, cải thiện tình trạng yếu cơ do chấn thương hoặc bất động khớp lâu ngày. Những bài tập kháng lực có tác dụng làm giảm đau cơ xương khớp, tăng cường sức mạnh của các cơ bắp tay, chân, tim và phổi.

Người bệnh cần sử dụng dây kháng lực khi tập vật lý trị liệu tại nhà. Dây kháng lực có rất nhiều loại tương ứng với độ nặng (độ kháng lực) khác nhau. Cần tham vấn ý kiến với các kỹ thuật viên để chọn được mức độ nặng phù hợp và có kế hoạch tăng tiến phù hợp, tránh bị chấn thương trong lúc tập luyện. Những bài tập kháng lực tại nhà gồm

Các bài tập cơ hông:

  • Cố định 1 đầu dây kháng lực tại chân ghế hoặc cột ở vị trí thấp ngang mắt cá chân, đảm bảo đầu dây không xê dịch
  • Vòng đầu dây còn lại qua cổ chân và đứng song song với chiều dài của dây
  • Gồng chặt cơ trọng tâm, hơi đổ người về phía trước
  • Dùng lực hông đưa chân lên theo phương ngang, cảm nhận cơ hông căng
  • Giữ 1 -2 giây rồi trở về vị trí đầu. Lặp lại khoảng 10 lần.
  • Tiếp tục với bên còn lại

Bài tập cơ vai:

  • Cố định chắc chắn 1 đầu dây kháng lực tại cột ở vị trí thấp ngang đầu gối
  • Đứng song song với chiều dài dây
  • Lưng nghiêng nhẹ về phía trước, gồng cơ trọng tâm chắc chắn
  • Dùng lực vai kéo đầu dây kháng lực lên đến vị trí ngang vai
  • Giữ lại 1-2 giây rồi về lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại 10 – 12 lần mỗi bên

Bài tập tăng khả năng giữ thăng bằng

  • Cơ trọng tâm là một nhóm cơ quan trọng không chỉ giữ khả năng thăng bằng cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ vùng cột sống, thắt lưng.
  • Luyện tập sức mạnh cho cơ trọng tâm giúp cơ thể tăng được sức mạnh và ổn định được khả năng thăng bằng.
  • Để nhóm bài tập được hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng bóng yoga (bóng bosu) để hỗ trợ.
  • Kỹ thuật các bài tập tác động vào cơ trọng tâm, tăng khả năng giữ thăng bằng gồm:

Bài tập plank nghiêng:

  • Tì một tay với bóng, nghiêng người về 1 bên, hai chân duỗi thẳng
  • Tay còn lại chống hông hoặc giơ lên cao
  • Nhấc chân không trụ lên, đồng thời gồng bụng chắc chắn
  • Giữ 30 giây và lặp lại với bên còn lại

Bài tập cây cầu:

  • Nằm ngửa trên mặt đất, bàn chân đặt chắc chắn lên bóng, hai tay duỗi thẳng
  • Tỳ chặt bàn chân vào bóng, đồng thời gồng bụng nhấc hông lên
  • Khi đầu gối, bụng và ngực tạo thành 1 đường thẳng thì giữ lại trong 30 giây
  • Lặp lại động tác khoảng 5 lần

Các lĩnh vực thực hành mới liên tục phát triển trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Ví dụ, phạm vi thực hành của một chuyên khoa đang phát triển về sức khỏe phụ nữ bao gồm các vấn đề như tiểu không tự chủ, đau vùng chậu/âm đạo, đau cơ xương khớp trước và sau khi sinh, loãng xương, phục hồi chức năng sau phẫu thuật vú và phù bạch huyết (tích tụ chất lỏng trong các mô mềm). Phụ nữ trong suốt cuộc đời, từ vận động viên trẻ đến phụ nữ đang sinh con, mãn kinh hoặc cao tuổi, có thể được hưởng lợi từ vật lý trị liệu. Giáo dục về phòng ngừa, giữ gìn sức khỏe và tập thể dục là một lĩnh vực quan trọng khác trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe thể chất cho cả nam và nữ.

Physical Therapy là gì – Ngành điều dưỡng tại Mỹ

>> Tìm hiểu thêm về các công việc ngành Vật lý trị liệu:

Việc làm Nhân viên trị liệu

Việc làm Điều dưỡng trưởng bệnh viện

Việc làm Hộ lý bệnh viện

3. Mức lương của người làm vật lý trị liệu

Các khóa học trực tuyến về vật lý trị liệu mang đem đến rất nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong tương lai đối với nhà vật lý trị liệu. Bạn có thể chọn tiếp tục học vật lý trị liệu theo diện học nội trú lâm sàng hoặc theo diện học bổng, hoặc bạn có thể chọn chuyên về một hoặc nhiều lĩnh vực. Nhiều nhà vật lý trị liệu chọn trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này bằng cách mở cơ sở hành nghề tư nhân của riêng mình. Theo Cục Thống kê Lao động, công việc của bác sĩ vật lý trị liệu đang tăng ở mức 18%, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác.

Mức lương trung bình của Nhân viên trị liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung. 

4. Các công việc của nhà vật lý trị liệu là gì? 

Xây dựng phương án trị liệu

Một chuyên viên vật lý trị liệu sẽ phải xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân. Đối với trường hợp Physical Therapist là một bác thì toàn bộ quá trình điều trị, phục hồi chức năng của bệnh nhân sẽ do người này đảm nhận. Tuy nhiên, khi một chuyên viên phục hồi chức năng tiếp nhận một bệnh nhân mới và có rất ít thông tin về họ. Lúc này Physical Therapist cần tiến hành cuộc họp với các bác sĩ điều trị để thảo luận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Theo dõi quá trình điều trị

Sau khi xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hướng điều trị theo quy chuẩn đề ra. Physical Therapist lúc này chính là những người trực tiếp thực hiện các động tác nắn chỉnh, xoa bóp, kéo giãn hoặc sử dụng các trang thiết bị y tế để điều trị phục hồi cho bệnh nhân. Đồng thời Physical Therapist sẽ phải hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài vận động, theo dõi quá trình bệnh nhân luyện tập để tránh những tổn thương trong quá trình phục hồi chức năng cho các bộ phận cơ thể. Chuyên viên vật lý trị liệu luôn phải đảm bảo bệnh nhân điều trị phục hồi đạt hiệu quả cao nhất.

Tư vấn cho bệnh nhân

Trên con đường điều trị phục hồi chức năng, bệnh nhân sẽ chịu nhiều tổn thương về thể xác và tinh thân. Một chuyên viên vật lý trị liệu bên cạnh việc hướng dẫn các động tác tập luyện còn phải thấu hiểu các vấn đề của bệnh nhân. Từ đó bạn có thể tư vấn và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp quá trình phục hồi đạt được hiệu quả. Đôi khi chuyên viên vật lý trị liệu còn đảm nhận vai trò là chỗ dựa tinh thần, tâm lý cho bệnh nhân. Bạn sẽ là người tạo nên động lực, giúp bệnh nhân luôn trong trạng thái lạc quan, tích cực kỳ luyện tập phục hồi chức năng.

Quản lý các bài kiểm tra đánh giá sức khỏe 

Các nhà vật lý trị liệu sẽ yêu cầu bạn làm một vài hành động hoặc hỏi một vài câu hỏi liên quan đến khả năng vận động của bạn. Sau đó, họ sẽ làm việc với bạn để lập một kế hoạch điều trị. Nó sẽ bao gồm các mục tiêu cá nhân của bạn như hoạt động và cảm thấy tốt hơn, cộng với các bài tập hoặc phương pháp điều trị khác để giúp bạn đạt được chúng.

Bạn có thể mất ít hơn hoặc nhiều thời gian hơn để đạt được những mục tiêu đó so với những người khác trong vật lý trị liệu. Mọi người đều khác nhau. Bạn cũng có thể có nhiều hoặc ít phiên hơn những người khác. Nó chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Tài liệu VietJack

5. Những kỹ năng cần có của Ngành Trị liệu vật lý hiện nay

Nắm vững kiến thức

Bạn cần hiểu biết sâu về lĩnh vực phát triển y tế của mình, biết cách sử dụng các công cụ và phương pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cải thiện kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực phát triển chuyên môn. Điều này bao gồm nắm vững các nguyên tắc làm việc, quy trình chăm sóc bệnh nhân.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà của họ. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến bệnh nhân hài lòng.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các nhân viên trị liệu, điều dưỡng viên và bệnh nhân. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc với khách hàng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu ở khách hàng. Muốn trở thành một nhân viên trị liệu, bạn cần thời gian, sự kiên trì và không ngừng tích lũy kinh nghiệm. Hãy kiên nhẫn, tự tin và luôn nỗ lực để nâng cao khả năng và thành công trong công việc của mình. 

Sự kiên nhẫn và lòng thấu hiểu

Chính vì những chuyên gia thuộc ngành Vật lý trị liệu luôn phải làm việc dưới áp lực và khối lượng công việc không hề nhỏ trong quá trình điều trị, thậm chí phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực không thể lường trước của người bệnh, một nhân viên y tế thuộc chuyên ngành này cần phải là người thực sự kiên nhẫn và có khả năng chịu đựng tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần một chuyên gia Vật lý trị liệu có lòng thấu hiểu và sự cảm thông để hiểu được những khó khăn và hoàn cảnh thực tế của họ, chấp nhận họ mà không đem đến cho họ những lời đánh giá, bình luận tiêu cực.

Tư duy phản biện

Bạn cần có kỹ năng tư duy phản biện để có thể giúp bệnh nhân giảm hoặc giảm thiểu cơn đau, phục hồi chức năng và ngăn ngừa chấn thương thêm. Trong số các kỹ năng tư duy phản biện chính mà bạn cần là:

  • Thu thập thông tin.
  • Phân tích.
  • Diễn dịch.
  • Giải quyết vấn đề.

Trong mỗi buổi điều trị cho bệnh nhân, bạn cần đánh giá xem điều gì hiệu quả và điều gì không. Sau đó, bạn sẽ sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện của mình để đưa ra giải pháp khắc phục các khía cạnh của phương pháp điều trị có thể cần điều chỉnh. Tư duy phản biện bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải.

1900 - tin tức việc làm vừa tổng hợp các thông tin hữu ích về Physiotherapy, công việc của ngành và nơi tìm kiếm các PT giỏi. Hi vọng qua bài viết này bạn hiểu được tổng quan về ngành và có định hướng phù hợp.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!