Công việc của Nhân Viên Trị Liệu là gì?
Therapist (Nhân viên trị liệu) là người thực hiện các liệu pháp tác động lên cơ thể con người, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật y học. Mục tiêu của học là khôi phục hoặc cải thiện các chức năng cơ quan hoặc bộ phận bị ảnh hưởng mà không cần sử dụng thuốc. Nó là một phần trong lĩnh vực y học tổng hợp, sử dụng các phương pháp vật lý để tác động lên cơ thể con người, nhằm kích thích hoạt động bình thường của các bộ phận và cơ quan.
Mô tả công việc của nhân viên trị liệu
Xây dựng phương án trị liệu
Một chuyên viên vật lý trị liệu sẽ phải xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân. Đối với trường hợp Physical Therapist là một bác sĩ thì toàn bộ quá trình điều trị, phục hồi chức năng của bệnh nhân sẽ do người này đảm nhận. Tuy nhiên, khi một chuyên viên phục hồi chức năng tiếp nhận một bệnh nhân mới và có rất ít thông tin về họ. Lúc này Physical Therapist cần tiến hành cuộc họp với các bác sĩ điều trị để thảo luận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Theo dõi quá trình điều trị
Sau khi xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ bắt đầu hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hướng điều trị theo quy chuẩn đề ra. Physical Therapist lúc này chính là những người trực tiếp thực hiện các động tác nắn chỉnh, xoa bóp, kéo giãn hoặc sử dụng các trang thiết bị y tế để điều trị phục hồi cho bệnh nhân.
Đồng thời Physical Therapist sẽ phải hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài vận động, theo dõi quá trình bệnh nhân luyện tập để tránh những tổn thương trong quá trình phục hồi chức năng cho các bộ phận cơ thể. Chuyên viên vật lý trị liệu luôn phải đảm bảo bệnh nhân điều trị phục hồi đạt hiệu quả cao nhất.
Tư vấn cho bệnh nhân
Do những đau đớn trên cơ thể và có thể tổn thương về mặt tinh thần nên bệnh nhân dễ nản chí khi thực hiện vật lý trị liệu. Lúc này các chuyên viên vật lý trị liệu cần đồng hành, tư vấn và tạo động lực, thậm chí là như một người bạn tâm tình, hướng dẫn tận tình để bệnh nhân thực hiện các động tác tập luyện trôi chảy nhất. Đồng thời sự thấu hiểu bệnh nhân giúp quá trình điều trị nhanh chóng và dễ đạt được hiệu quả cao hơn.
Nhân Viên Trị Liệu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Trị Liệu
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Trị Liệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Trị Liệu?
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên trị liệu
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Hiểu rõ những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Nắm vững những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về quy trình trị liệu
- Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các phương pháp trị liệu vật lý. Thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng đánh giá, nhân viên trị liệu có thể xác định chính xác phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân và tiến hành thực hiện. Hoặc nhân viên trị liệu có thể cung cấp những đánh giá về tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó để chuyên gia chuẩn đoán thêm
Yêu cầu về kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp
- Đối tượng giao tiếp chủ yếu của họ là người bệnh. Do đó bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Trong quá trình giao tiếp, điều dưỡng cần thể hiện sự cởi mở với người bệnh, giúp người bệnh có thể chia sẻ tất cả những mong muốn và nhu cầu mà họ cần. Đồng thời hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân cách chăm sóc tốt nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Tinh thần mạnh mẽ
- Trong công việc nhân viên trị liệu sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều ca chấn thương nặng, cấp cứu hay sự ra đi của người bệnh.
- Đặc thù của của nhân viên trị liệu là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.
Tỉ mỉ, siêng năng
- Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một nhân viên trị liệu. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến tình trạng của bệnh nhân từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.
Thấu hiểu, lòng vị tha
- Để có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì nhân viên trị liệu cần phải thấu hiểu được những đau đớn, thống khổ mà người bệnh đã phải chịu đựng. Đồng thời luôn mang đem đến sự thiện cảm và cảm giác thoải mái cho người bệnh, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc
- Với những tổng hợp công việc của ngành điều dưỡng ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
- Hơn nữa, sự đam mê với nghề cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn của nghề.
Rèn luyện tính cẩn thận
- Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề Y nói chung, làm điều dưỡng nói riêng cần phải có.
- Công việc điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.
- Tinh thần ham học hỏi
- Khoa học y học có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì nhân viên trị liệu sẽ không thể giỏi được.
- Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân thì nhân viên trị liệu luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
Kỹ năng đánh giá chuẩn xác
- Là người kề cận với bệnh nhân, điều dưỡng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của họ để kịp thời báo tới bác sĩ. Đó là lý do mà nhân viên trị liệu cần phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác. Những đánh giá mà nhân viên trị liệu đưa ra sẽ được ghi nhận lại để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, nhanh chóng xử lý nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn
- Nhân viên trị liệu phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động chăm sóc người bệnh. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, nhân viên trị liệu phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên trị liệu
Số năm kinh nghiệm |
Chức vụ |
Mức lương |
Dưới 2 năm |
khoảng 7 triệu - 15 triệu đồng/tháng |
|
Từ 3 - 5 năm |
Chuyên viên trị liệu |
khoảng 12 triệu - 18 triệu đồng/tháng |
Trên 5 năm |
Quản lý phòng trị liệu |
khoảng 18 triệu - 35 triệu đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên trị liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên trị liệu : 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng
- Điều dưỡng : 5.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng
1. Nhân viên trị liệu
Mức lương: 7 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm
Nhân viên trị liệu là người chịu trách nhiệm thực hiện các liệu pháp và phương pháp trị liệu để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Công việc của họ bao gồm đánh giá tình trạng sức khỏe ban đầu của bệnh nhân, lập kế hoạch điều trị phù hợp bằng các phương pháp như vật lý trị liệu, thủy liệu, nhiệt liệu, và điện sinh học. Họ cũng hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập và liệu pháp tại nhà để duy trì và củng cố kết quả điều trị. Nhân viên trị liệu cần có khả năng giao tiếp tốt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình hiểu rõ về quá trình điều trị và cách thức phòng ngừa.
>> Đánh giá: Nhân viên trị liệu có nhiều cơ hội thăng tiến, bắt đầu từ vai trò trị liệu viên tại các trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Sau 3 - 5 năm kinh nghiệm, họ có thể thăng tiến lên vị trí Chuyên viên trị liệu hoặc quản lý phòng trị liệu, với trách nhiệm quản lý đội ngũ và xây dựng chương trình trị liệu. Các chứng chỉ chuyên môn và kỹ năng quản lý giúp đẩy nhanh lộ trình thăng tiến.
2. Chuyên viên trị liệu
Mức lương: 12 - 18 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên trị liệu có vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực hiện các chương trình điều trị chi tiết và phức tạp hơn cho các bệnh nhân. Họ đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo các hoạt động trị liệu, đưa ra đánh giá chi tiết và lập kế hoạch điều trị dựa trên nhu cầu cụ thể của từng trường hợp. Chuyên viên trị liệu thường giám sát tiến trình điều trị của bệnh nhân, điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần, và đào tạo nhân viên mới. Họ cũng thường tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển để cải thiện các phương pháp trị liệu và đưa ra những giải pháp tối ưu cho bệnh nhân.
>> Đánh giá: Chuyên viên trị liệu có sức hút lớn nhờ vào vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Công việc này mang lại sự hài lòng khi giúp đỡ người khác phục hồi sau chấn thương hoặc bệnh tật. Đồng thời, chuyên viên trị liệu có cơ hội phát triển chuyên môn sâu rộng và thăng tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
3. Quản lý phòng trị liệu
Mức lương: 18 - 35 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Quản lý phòng trị liệu chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của phòng trị liệu, từ quản lý đội ngũ nhân viên đến xây dựng và triển khai các chương trình trị liệu phù hợp cho bệnh nhân. Họ giám sát chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả trị liệu và làm việc với các bộ phận liên quan để duy trì hoạt động trơn tru.
>> Đánh giá: Quản lý phòng trị liệu có mức thu nhập tương xứng với trách nhiệm cao trong việc điều hành hoạt động phòng trị liệu và quản lý đội ngũ nhân viên. Thu nhập của họ phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô cơ sở y tế, thường cao hơn so với các vị trí chuyên viên nhờ vai trò quản lý, xây dựng chiến lược trị liệu và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Điều này mang lại sự ổn định và tiềm năng phát triển nghề nghiệp.
5 bước giúp Nhân viên trị liệu thăng tiến nhanh trong trong công việc
>> Xem thêm:
Việc làm Nhân viên trị liệu đang tuyển dụng
Việc làm Kỹ thuật viên Spa toàn quốc
Đánh giá, chia sẻ về Nhân Viên Trị Liệu
Các Nhân Viên Trị Liệu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Đang cập nhật...Phỏng vấn Nhân Viên Trị Liệu
↳
Các nhà trị liệu làm việc với mọi người để giúp họ xác định và giải quyết các vấn đề khiến họ đau khổ, vì vậy câu hỏi này được thiết kế để xem liệu bạn có cách tiếp cận toàn diện để giúp đỡ mọi người hay không. Bạn phải có khả năng giải thích các kỹ thuật bạn sử dụng để giúp đỡ mọi người cũng như loại hướng dẫn và hỗ trợ mà bạn đưa ra để giúp họ đạt được mục tiêu.
Cách trả lời:
Bạn nên chuẩn bị giải thích cách tiếp cận của mình để giúp khách hàng xác định và giải quyết các vấn đề của họ. Điều này có thể bao gồm việc nói về các kỹ thuật bạn sử dụng, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi hoặc lý thuyết hệ thống gia đình. Bạn cũng nên nói về cách bạn giúp mọi người đặt ra mục tiêu và phát triển các kế hoạch hành động để đạt được chúng. Cuối cùng, bạn nên thảo luận về bất kỳ hỗ trợ hoặc hướng dẫn bổ sung nào mà bạn cung cấp, chẳng hạn như cung cấp tài nguyên hoặc giới thiệu đến các chuyên gia khác.
Ví dụ: “Phương pháp giúp khách hàng xác định và giải quyết vấn đề của tôi bắt nguồn từ sự kết hợp giữa liệu pháp nhận thức hành vi, lý thuyết hệ thống gia đình và liệu pháp ngắn gọn tập trung vào giải pháp. Tôi tin rằng điều quan trọng là giúp mọi người đặt ra những mục tiêu thực tế cho bản thân và lập kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó. Để làm được điều này, tôi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như tự suy ngẫm có hướng dẫn, bài tập đặt mục tiêu và nhập vai. Ngoài việc cung cấp các biện pháp can thiệp trị liệu này, tôi còn cung cấp hỗ trợ bổ sung bằng cách cung cấp các nguồn lực hoặc giới thiệu đến các chuyên gia khác khi thích hợp.”
↳
Các nhà trị liệu cần có khả năng xây dựng niềm tin với khách hàng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho cuộc đối thoại cởi mở. Câu hỏi này được thiết kế để xem cách bạn xử lý một khách hàng có thể phản đối hoặc không muốn cởi mở. Người phỏng vấn muốn thấy rằng bạn có thể kiên nhẫn và tôn trọng trong khi dẫn dắt khách hàng đến mức tự suy ngẫm và thấu hiểu.
Cách trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên giải thích cách tiếp cận trị liệu của mình. Bạn có sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) không? Bạn có tập trung vào các mục tiêu cá nhân của khách hàng không? Làm thế nào để bạn giúp họ xác định vấn đề của họ và giải quyết chúng một cách hiệu quả?
Hãy nhớ nhấn mạnh rằng bạn hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra bầu không khí tin cậy và tôn trọng với khách hàng của mình. Giải thích cách bạn kiên nhẫn và thấu hiểu khi giúp họ xác định vấn đề của họ và phát triển các chiến lược để giải quyết chúng. Đồng thời giải thích bất kỳ phương pháp hoặc kỹ thuật bổ sung nào bạn có thể sử dụng để đảm bảo thành công.
Ví dụ: “Phương pháp trị liệu của tôi luôn tập trung vào nhu cầu và mục tiêu cá nhân của khách hàng. Tôi tin vào việc tạo ra một không gian an toàn, không phán xét, nơi khách hàng có thể khám phá suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không sợ bị phán xét hay xấu hổ. Khi làm việc với một khách hàng phản đối, tôi dành thời gian để xây dựng niềm tin và sự hiểu biết. Tôi tập trung lắng nghe cẩn thận những gì họ nói, xác nhận cảm xúc của họ và giúp họ xác định những khuôn mẫu trong hành vi có thể góp phần khiến họ phản kháng. Thông qua quá trình này, tôi cố gắng giúp họ hiểu rõ hơn về động lực và hành vi của chính mình để họ có thể tạo ra những thay đổi tích cực.”
↳
Các nhà trị liệu phải có khả năng xử lý các cuộc trò chuyện khó khăn, quản lý cảm xúc cũng như cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng của họ. Bằng cách đặt câu hỏi này, người phỏng vấn đang muốn xác định xem bạn có những kỹ năng cần thiết để xử lý những cuộc trò chuyện khó khăn hay không và liệu bạn có thể duy trì sự chuyên nghiệp và hiểu biết dưới áp lực hay không.
Cách trả lời:
Bắt đầu bằng cách đưa ra ví dụ về tình huống khó khăn mà bạn gặp phải với khách hàng. Giải thích bối cảnh và cảm giác của bạn về nó cũng như những bước bạn đã thực hiện để quản lý tình huống. Tập trung vào kết quả tích cực từ hành động của bạn và giải thích lý do tại sao bạn tin rằng nó thành công. Hãy nhớ nhấn mạnh bất kỳ kỹ năng hoặc phẩm chất nào bạn sở hữu đã giúp bạn xử lý tình huống như sự đồng cảm, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ: “Tôi từng có một khách hàng đang phải vật lộn với cái chết của người bạn đời. Anh ấy bị choáng ngợp bởi nỗi đau buồn và cảm thấy như không có ai để nhờ giúp đỡ. Tôi đã lắng nghe anh ấy một cách cẩn thận, xác thực cảm xúc của anh ấy và cung cấp cho anh ấy những nguồn lực có thể hỗ trợ thêm. Tôi cũng đưa ra cho anh ấy một số chiến lược đối phó để giúp anh ấy quản lý cảm xúc trong thời gian ngắn. Sau vài buổi cùng nhau, khách hàng của tôi bắt đầu tiến bộ và cuối cùng đã tìm thấy sức mạnh để bắt đầu xây dựng lại cuộc đời mình. Đó là một tình huống cực kỳ khó khăn nhưng tôi tự hào về cách tôi xử lý nó và kết quả tích cực đạt được.”
↳
Liên minh trị liệu là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ trị liệu thành công nào và là chỉ số chính cho sự thành công của một buổi trị liệu. Điều quan trọng là người phỏng vấn phải đảm bảo rằng những người được tuyển dụng tiềm năng hiểu khái niệm liên minh trị liệu và có thể giải thích nó một cách rõ ràng, ngắn gọn. Câu hỏi này cũng quan trọng vì nó giúp người phỏng vấn đánh giá kiến thức của ứng viên về các nguyên tắc trị liệu và khả năng áp dụng kiến thức đó vào thực tế của họ.
Cách trả lời:
Liên minh trị liệu là mối quan hệ phát triển giữa nhà trị liệu và khách hàng của họ. Nó dựa trên sự tin tưởng, cởi mở, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Liên minh trị liệu rất quan trọng vì nó cho phép nhà trị liệu hiểu được nhu cầu của khách hàng, cung cấp hỗ trợ và giúp họ đạt được mục tiêu của mình. Liên minh trị liệu càng mạnh mẽ thì buổi trị liệu sẽ càng thành công hơn trong việc giúp khách hàng tiến bộ. Vì vậy, các nhà trị liệu cần phải nhận thức được cách họ có thể xây dựng các liên minh trị liệu bền chặt với khách hàng của mình bằng cách quan tâm, thấu hiểu và hỗ trợ.
Ví dụ: “Liên minh trị liệu là một thành phần quan trọng của liệu pháp tâm lý thành công. Chính mối quan hệ giữa nhà trị liệu và khách hàng sẽ tạo điều kiện cho sự tin tưởng, cởi mở, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Điều này tạo ra một môi trường nơi cả hai bên có thể làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu trị liệu. Là một nhà trị liệu, tôi hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng các liên minh trị liệu bền chặt với khách hàng của mình để đảm bảo kết quả thành công. Để làm được điều này, tôi cố gắng chú ý, thấu hiểu và hỗ trợ để tạo ra bầu không khí an toàn và tin cậy.”
Câu hỏi thường gặp về Nhân Viên Trị Liệu
Therapist (Nhân viên trị liệu) là người thực hiện các liệu pháp tác động lên cơ thể con người, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật y học. Mục tiêu của học là khôi phục hoặc cải thiện các chức năng cơ quan hoặc bộ phận bị ảnh hưởng mà không cần sử dụng thuốc. Nó là một phần trong lĩnh vực y học tổng hợp, sử dụng các phương pháp vật lý để tác động lên cơ thể con người, nhằm kích thích hoạt động bình thường của các bộ phận và cơ quan.
Mức lương của nhân viên trị liệu dao động trong khoảng từ 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng và hưởng thêm bảo hiểm xã hội, các ưu đãi, các khoản trợ cấp trong bệnh viện. Ngoài ra, bạn còn có thể kiếm thêm thu nhập thông qua các buổi vật lý trị liệu ngoài giờ.
Một số câu hỏi phỏng vấn công việc nhân viên trị liệu phổ biến:
- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?
- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?
Lộ trình thăng tiến của một nhân viên trị liệu có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thường thấy cho sự thăng tiến của nhân viên trị liệu:
- Nhân viên trị liệu
- Chuyên viên trị liệu
- Quản lý phòng trị liệu
Đánh giá (review) của công việc Nhân Viên Trị Liệu được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.