Software Engineer là gì? Mô tả công việc của một Software Engineer

Song hành cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng có nhiều bước đột phá mới mẻ. Kéo theo đó là những vị trí việc làm trong ngành công nghệ - thông tin xuất hiện ngày càng nhiều và cần có nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng. Kỹ sư phần mềm chính là một trong số những vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn hiện nay và cũng là công việc được nhiều bạn trẻ “săn đón” bởi mức thu nhập “khủng”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc này là gì vì đây là một ngành nghề khá mới mẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Software Engineer là gì? Mô tả công việc của một Software Engineer giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Tìm hiểu về vị trí Software Engineer

Software Engineer là gì?

Software Engineer, hay còn gọi là Kỹ sư phần mềm, là một nhánh của khoa học máy tính bao gồm việc phát triển và xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng.

Phần mềm hệ thống máy tính bao gồm các chương trình tiện ích và hệ thống điều hành nhằm phục vụ cho việc vận hành phần cứng. Trong khi đó, phần mềm ứng dụng bao gồm các chương trình tập trung vào nhu cầu cụ thể của người dùng, như trình duyệt web, xử lý văn bản, v.v

Phân loại Software Engineer

Có nhiều loại Software Engineering khác nhau, phân chia thành:

- Kỹ sư ứng dụng: Kỹ sư ứng dụng là những người thiết lập hoặc điều chỉnh các ứng dụng cho doanh nghiệp bằng cách phân tích nhu cầu của người dùng cuối. Họ có nhiệm vụ thiết kế, xây dựng, cài đặt và duy trì những ứng dụng này. 

- Kỹ sư hệ thống: Vị trí kỹ sư hệ thống sẽ đảm nhận vai trò điều phối công việc tạo ra, thực hiện bảo trì và phát triển hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ điều phối nhu cầu của từng bộ phận, đề xuất hướng kỹ thuật phát triển hay thiết lập bất kỳ mạng nào để liên kết máy tính với công ty.

- Operational Software Engineering (Vận hành): Kỹ thuật phần mềm ở cấp độ hoạt động, vận hành tập trung vào phần mềm tương tác cùng hệ thống, chức năng, độ tin cậy và bảo mật. 

- Transitional Software Engineering (Chuyển đổi): Loại này tập trung vào Phần mềm phản ứng khi thay đổi từ môi trường này sang môi trường khác yêu cầu có những thay đổi, khả năng mở rộng và linh hoạt trong phát triển. 

- Software Engineering Maintenance (Bảo trì): Tập trung vào các phần mềm hoạt động trong hệ thống khi các phần thay đổi.

2. Mô tả công việc của một Software Engineer

Đọc thêm: Cách viết CV kỹ sư phần mềm cao cấp - 8 bước cơ bản và tips chi tiết

Khai thác, xác định nhu cầu của khách hàng

Để có nhiều ý tưởng mới mẻ và thiết lập nên nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, kỹ sư phần mềm cần liên tục khảo sát thị trường, thu thập ý kiến khách hàng tiềm năng và tìm ra nhu cầu thiết yếu của họ.

Trong kinh doanh, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bởi chỉ khi hiểu được nhu cầu của khách thì bạn mới mang đến nhiều sản phẩm phù hợp với họ hơn. Từ đó, sản phẩm sẽ tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng và kích thích hành vi mua sản phẩm từ khách hàng. 

Thiết kế những chương trình ứng dụng mới

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Software Engineer là tạo ra các sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng mới. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào quá trình tạo ra sản phẩm, người kỹ sư cần có bản thiết kế hoàn chỉnh để thực hiện công việc chính xác và nhanh chóng nhất.

Kiểm tra và cài đặt ứng dụng

Khi đã hoàn tất bản thiết kế chi tiết và hoàn chỉnh, nhiệm vụ kế đến của Software Engineer là tiến hành cài đặt và phát triển các phần mềm, ứng dụng. Trong khi thực hiện cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ mọi công đoạn và tuân thủ trình tự để hạn chế tối đa việc xuất hiện lỗi.

Phối hợp với lập trình viên tạo mã code

Nhiều người thường nhầm lẫn Software Engineer và lập trình viên là như nhau. Tuy nhiên, đây là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau và thường bổ trợ cho nhau.

Trong quá trình thiết lập phần mềm, Software Engineer và lập trình viên thường sẽ phối hợp cùng nhau để tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Bởi có những ứng dụng cần phải xây dựng từ nhiều mã code. Do đó, Software Engineer sẽ phối hợp cùng lập trình viên viết những đoạn mã code phù hợp với sản phẩm để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Bảo trì hệ thống

Công tác bảo trì hệ thống thường xuyên hoặc định kỳ sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của máy và cập nhật những tính năng mới cho ứng dụng. Nhờ đó, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp do kỹ sư phần mềm tạo ra.

Tìm hiểu thêm: Việc làm Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm cho sinh viên mới ra trường

3. Có nên lựa chọn nghề Software Engineer

Trong thời đại 4.0 bùng nổ như hiện nay, ngành công nghệ thông tin, phần mềm đã và đang trở thành xu hướng trên thị trường việc làm. Những sản phẩm công nghệ dần xuất hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh doanh và cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, Software Engineer là công việc đáng mơ ước hiện nay.

Cơ hội trong công việc

- Công việc ổn định, ít trở ngại

Software Engineer là vị trí công việc được đánh giá cao về tính ổn định và ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Trước tiên là xuất phát từ môi trường phát triển đặc thù, ít chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh nền kinh tế cũng như biến động của xã hội. Hơn nữa, công việc Software Engineer cũng không đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên hay liên tục đổi mới. Để thành công trong nghề này, bạn cần sự chăm chỉ và kiên trì.

- Cơ hội tự khởi nghiệp

Việc làm kỹ sư phần mềm đang chiếm ưu thế, đặc biệt trong thời đại 4.0 như hiện tại. Chính vì vậy, cơ hội tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp lớn hay tự khởi nghiệp cá nhân không phải là một thách thức đối với các Software Engineer.

Thu nhập cao, ổn định

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer cao nhưng số lượng nhân lực giỏi trong ngành lại khá hạn chế ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, các đơn vị tuyển dụng sẵn sàng đưa ra mức lương “khủng” và đãi ngộ tốt cho vị trí này để chiêu mộ nhân tài. Do đó, nếu theo đuổi vị trí việc làm Software Engineer, bạn có thể sở hữu mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác.

Tại Việt Nam, mức lương của Software Engineer theo mẫu báo cáo của VietnamSalary là 18.4 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất dành cho những ai có từ 5 - 10 năm kinh nghiệm lên đến 46 triệu đồng/tháng.

Như vây 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Software Engineer. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Software Engineer và thực hành hiệu quả.

>> Tìm hiểu thêm các công việc Software Engineer:

Mức lương của thực tập sinh kĩ sư phân mềm là bao nhiêu?

Việc làm Kỹ sư phần mềm mới nhất

Việc làm Kỹ sư phát triển phần mềm ERP đang tuyển dụng

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!