Sứ mệnh công ty là gì? Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh công ty

Sứ mệnh của công ty chính là một điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy Sứ mệnh công ty là gì? Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh như thế nào? Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sứ mệnh công ty là gì?

Sứ mệnh công ty một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại một công ty. Ở một mặt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao cả nhất của một công ty, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Sứ mệnh đồng thời còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến những đối tượng nào và những thị trường nào.

Các tuyên bố sứ mệnh tốt nhất là rõ ràng, ngắn gọn và đáng nhớ. Đây là vài ví dụ về tuyên bố sứ mệnh của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

  • TED: Truyền bá ý tưởng. 
  • Google: Sứ mệnh của Google là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu.
  • Walmart: Chúng tôi tiết kiệm tiền cho mọi người để họ có thể sống tốt hơn.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh công ty

Kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tiến lên

Tuyên bố sứ mệnh là một công cụ định hướng cực kỳ quan trọng khi bạn đang nghĩ về tương lai của công ty mình.

Bằng cách xác định mục đích công việc của mình, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mục tiêu mà công ty bạn nên cam kết hoàn thành. Khi các mục tiêu đó được đặt ra, bạn và nhóm của bạn có thể phát triển một chiến lược hợp lý để đạt được chúng. Bằng cách có được nền tảng vững chắc này, bạn có thể xây dựng tổ chức của mình ngay từ đầu và đảm bảo sự ổn định của tổ chức qua những thử thách phía trước.

Khơi gợi những ý tưởng mới

Trong khi bạn đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh của mình, nó có thể mở ra cho bạn những ý tưởng mới. Trên thực tế, đây là giá trị thực sự của việc mọi người cùng tham gia đóng góp vào quá trình phát triển tuyên bố sứ mệnh nằm ở đâu. Mặc dù điều quan trọng là phải có một nền tảng vững chắc, nhưng tuyên bố sứ mệnh cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn về công việc của bạn. Nó có thể khiến bạn nhìn công ty của mình với ánh mắt mới mẻ.

Nói như vậy, tuyên bố sứ mệnh luôn có thể thay đổi theo thời gian, cho phép bạn điều chỉnh tuyên bố của mình theo những hướng mới phù hợp hơn với nhóm của bạn và mục tiêu kinh doanh của riêng bạn. Nếu bạn muốn, nó là một phần của quá trình hình thành và nó tập hợp nhiều ý kiến ​​và niềm tin mà mọi thành viên trong công ty của bạn có thể cung cấp

Đọc thêm: Bậc lương là gì ? Điều kiện xét nâng bậc lương trong doanh nghiệp mới nhất 2023

Định hình văn hóa công ty

Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ quyết định cách một tổ chức nói chung nên hành động như thế nào mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng của đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong công việc của họ bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị tổ chức của bạn. Nhân viên sẽ biết trước khi họ bắt đầu làm việc tại tổ chức của bạn chính xác những gì họ mong đợi. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của bạn và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau.

Thiết lập tính nhất quán

Khi bạn phát triển công ty của mình, bạn sẽ bắt đầu thành lập nhiều phòng ban khác nhau và thuê nhân viên mới. Mỗi bước phát triển công ty của bạn đều có nguy cơ đánh mất sự tập trung và nền văn hóa độc đáo của bạn. Tuyên bố sứ mệnh có thể ngăn chặn và khắc phục được sự chia rẽ và khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp.

Mọi người đều có quyền biết về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Mọi người đều có một cái gì đó để tham khảo khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể đảm bảo rằng mỗi bộ phận cá nhân trong tổ chức của bạn đang làm việc phối hợp với nhau. Để thiết lập tính nhất quán này, các tuyên bố sứ mệnh phải rõ ràng nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho sự diễn giải không chính xác.

Đọc thêm: Company governance là gì? 10 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả

3. Sự khác biệt giữa sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Trong khi giá trị của doanh nghiệp cũng tập trung vào các nguyên tắc và triết lý cốt lõi của tổ chức. Tuy nhiên, nó liên quan trực tiếp đến cách các quyết định được đưa ta và ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa doanh nghiệp. Bản tuyên bố về giá trị của doanh nghiệp thường bao gồm các định hướng hành động.

Còn sứ mệnh đề cập đến mục đích cao nhất của doanh nghiệp, và tầm nhìn doanh nghiệp bắt đầu để mô tả cách mục đích sẽ được thực hiện.

Dưới đây là ví dụ về sứ mệnh của một vài doanh nghiệp bạn có thể tham khảo.

  • Sứ mệnh của Vingroup: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi con người”.
  • Sứ mệnh của Vinamilk: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

4. Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp

Xác định thị trường kinh doanh

Để xác định được thị trường kinh doanh một cách khách quan, bạn nên đặt mình vào vị trí là khách hàng để tìm hiểu ra nguyên nhân cũng như cách lỗi kéo khách mua hàng của mình. Việc bạn đặt mình vào vị thế là khách hàng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và dễ dàng hình dung được những nhu cầu cần thiết của khách hàng từ đó đưa ra những cách khắc phục cũng như xây dựng được mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách hàng.

Đọc thêm: Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Xác định những gì doanh nghiệp của bạn làm cho khách hàng

Khi đã xác định được đói tượng khách hàng bạn cần biết đưa ra sứ mệnh của công ty mình sao cho hợp lý, ngoài ra bạn cũng cần phải biết lợi ích của công ty mình mang lại cho khách hàng thực sự là gì. Từ đó có thể đưa ra những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hay công tu của mình đến cho khách hàng.

Hãy giành thời gian đầu tư cho sức mệnh, điều này sẽ giúp cho công ty của bạn xây dựng được một hình ảnh đẹp và vô hình chung lôi kéo khách hàng để ý đến những  mặt hàng của bạn.

Xác định công ty của bạn đã làm cho nhân viên của mình.

Để xây dựng được một công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững bạn cần xây dựng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt. Sứ mệnh cũng được xây dựng để thể hiện cho mọi người thấy công ty mình có gì, lôi kéo được những nguồn nhân sự hay những cá nhân có thành tích tốt và khả năng cao để cùng phát triển chho công ty của bạn.

Những lợi ích mà bạn mang lại cho nhân viên bạn cần nói rõ ràng cụ thể ví dụ như: thời gian làm việc, môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng ý tưởng sáng tọa, trao quyền cho nhân viên được thử sức với các vị trí khác nhau… Những điều này giúp đóng vai trò cốt nói trong việc nói lên những điểm sáng của công ty mình.

Đọc thêm: Nội lực của doanh nghiệp là gì? 6 bí quyết để xây dựng nội lực cho doanh nghiệp hiệu quả

Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó

Việc nâng cao giá trị cổ phần trong kinh doanh là điều rất cần thiết. Ngoài việc nâng cao giá trị bản thân công ty thì việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có được những danh tiếng nhất định. Hãy cho những cổ đông thấy được những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ nếu họ mua cổ phẩn của công ty bạn. Việc có được nhiều nguồn lợ đầu tư là rất cần thiết cho việc phát triển về lâu về dài cho công ty.

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Sứ mệnh công ty từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!