9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

Lập bảng kế hoạch kinh doanh là một trong những bước tiên quyết để bạn có thể có được cái nhìn chung nhất về mọi hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp mình. Hãy cùng 1990-Tin tức việc làm tiềm hiểu thêm về 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là những nội dung chi tiết về quá trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định do nhà quản lý lập ra. Bản kế hoạch này bao gồm các định hướng, mục tiêu, kế hoạch cho từng bộ phận như bán hàng, marketing, tài chính,…Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được một định hướng cụ thể để đạt được mục tiêu. Kế hoạch càng chi tiết thì khả năng thực hiện càng cao. 

Tùy từng mục đích mà bản kế hoạch kinh doanh có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, tổng quan chung thì chúng đều có các vấn đề chính như: nguồn lực, tài chính, chiến lược bán hàng, mục tiêu… Từ đó, doanh nghiệp sẽ dự đoán và lường trước các rủi ro, thách thức và lợi dụng cơ hội để phát triển.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Các quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Các quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Có mục tiêu rõ ràng

Kế hoạch kinh doanh chính là chỉ dẫn giúp doanh nghiệp đi đến đích mình muốn. Do đó, bạn cần phải thiết lập cho mình một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp mới có những phương án phù hợp, cùng hướng đến mục tiêu chung, và đạt được kết quả tốt nhất. Điều đó cũng giúp công ty giảm thiểu những lãng phí về mặt thời gian và tài chính. Bạn có thể áp dụng mô hình 5W1H để xây dựng một định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Các yếu tố bao gồm:

  • Why: Mục tiêu và yêu cầu của bản kế hoạch là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Tôi sẽ gặp hậu quả gì khi không thực hiện kế hoạch đó?
  • What: Nội dung công việc là gì? Nhân viên và quản lý phải thực hiện các công việc nào để đạt được mục tiêu?
  • Where: Công việc diễn ra ở đâu, bộ phận nào? Thực hiện tại những công đoạn nào?
  • When: Khi nào thì thực hiện công việc? Công việc kết thúc lúc nào?
  • How: Phương pháp và tài liệu triển khai là gì? Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với các công việc? Các công cụ, nguồn lực, nhân sự để thực hiện hoạt động đó?

Đọc thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả

Nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ càng

Khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh, công ty cần cân nhắc đến yếu tố thị trường và môi trường xung quanh. Chúng sẽ tác động trực tiếp đến chiến lược và kết quả thực hiện. Hiện nay có hai môi trường chính là vi mô và vĩ mô.

Môi trường vĩ mô sẽ bao gồm các yếu tố như: chính trị – xã hội, tình hình kinh tế, công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học. Tuy nhiên, không phải yếu tố nào cũng tác động đến việc kinh doanh. Nhà quản lý cần xác định đâu là yếu tố quan trọng và sự thay đổi của chúng ảnh hưởng gì đến kế hoạch của mình. Ví dụ với yếu tố chính trị – xã hội, việc thay đổi về quy định xuất khẩu nông sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này.

Kế hoạch cần rõ ràng và súc tích

Việc lập một kế hoạch ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý sẽ giúp cho người đọc và thực hiện nắm rõ các vấn đề, công việc họ phải làm. Việc chọn lọc thông tin cũng sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. 

Hơn thế nữa, bản kế hoạch chỉ có hiệu quả trong một thời gian nhất định. Nhà quản lý phải thường xuyên thay đổi và cập nhật sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn. Do đó, việc sửa đổi một bản kế hoạch quá dài dòng sẽ mất thời gian và dễ gây ra sai sót.

Phù hợp với doanh nghiệp

Bất cứ kế hoạch nào cũng cần phải phù hợp với doanh nghiệp. Nhà quản lý cần xác định rõ mô hình kinh doanh, nguồn lực và năng lực của công ty. Từ đó mới xây dựng được phương án hợp lý nhất, tránh gây ra rủi ro sau này. Ví dụ về kế hoạch kinh doanh của công ty sản xuất, doanh nghiệp thường sẽ bao gồm cả yếu tố nhà cung cấp và nguyên vật liệu đầu vào. Còn với kế hoạch của những bên cung cấp dịch vụ, họ thường không đề cập đến nhiều về nguyên vật liệu mà sẽ chú ý tới sản phẩm dịch vụ và chăm sóc khách hàng. 

Đọc thêm: Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

3. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng hàng đầu bởi ý tưởng kinh doanh là xương sống, linh hồn cho kế hoạch cũng như việc kinh doanh của bạn sau này. Vì vậy, hãy xây dựng cho kế hoạch của mình một ý tưởng thật rõ ràng, độc đáo, khả thi và mang màu sắc cá nhân. Dù ý tưởng đó có lạ lùng như thế nào thì cũng đừng ngại hiện thực hóa nó bởi biết đâu nó sẽ giúp bạn nổi bật so với các đối thủ khác.

Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu chính là thước đo vị trí hiện tại và cái đích hướng đến của bạn, là động lực để bạn xác định rõ được phương thức, cách phấn đấu và hiện thực hóa kế hoạch của mình. Muốn xây dựng được mục tiêu, bạn cần trả lời được một số câu hỏi như: Đích đến của bạn là gì? Bạn cần đạt được gì? Thời điểm bạn đạt được mục tiêu là khi nào? Tiêu chí xây dựng mục tiêu của bạn là gì?…

Đọc thêm: Văn hóa tổ chức là gì? 11 loại hình văn hóa tổ chức doanh nghiệp phổ biến

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Người ta vẫn nói “thương trường là chiến trường”, nên muốn trụ được trong lĩnh vực khắc nghiệt này, bạn cần có sự am hiểu và cái nhìn sâu rộng về nó. Nghiên cứu và phân tích chính là 2 hoạt động thiết yếu để bạn hiểu rõ về môi trường kinh doanh, đối tượng hướng tới, đối thủ cạnh tranh hay phân khúc thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ đó xác định được điểm mạnh, sự riêng biệt cho công việc kinh doanh của bản thân.

Phân tích bằng biểu đồ SWOT

Lập biểu đồ SWOT chính là cách hữu hiệu nhất để bạn hiểu rõ về công việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ biết được mình có điểm mạnh, điểm tốt gì, thiếu sót ra sao, cơ hội đang có và thách thức sẽ phải đối mặt như thế nào. Từ đó định hình được hướng đi hay phương thức đúng đắn cho kế hoạch kinh doanh của mình để phát huy và khắc phục những yếu tố trên.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Chức danh công việc là gì? Tầm quan trọng của chức danh công việc

Xác định mô hình kinh doanh

Thật khó nếu chỉ có một mình bạn tiến hành từ A đến Z, vì thế một mô hình kinh doanh hợp lý là điều giúp cho công việc kinh doanh của bạn được vận hành một cách trơn tru, có tổ chức. Bạn cần xác định sẽ theo đuổi mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay hộ kinh doanh để có sự chuẩn bị phù hợp, đặc biệt là về mặt giấy tờ pháp lý.

Lập kế hoạch Marketing

Marketing chính là cầu nối đưa sản phẩm công ty bạn đến với đối tượng khách hàng mục tiêu, truyền thông cho hình ảnh, giá trị của sản phẩm và công ty đến với công chúng, qua đó giúp tăng doanh thu cho việc kinh doanh cũng như độ nhận diện thương hiệu. Bởi vậy, bạn cần xây dựng một chiến dịch marketing bài bản, dài hơi, linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Dù mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn, bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch quản lý nhân sự để đảm bảo mọi mắt xích trong dây chuyền được hoạt động trơn tru, thống nhất. Bạn có thể không quản lý trực tiếp các nhân viên, thay vào đó bạn sẽ nắm bắt tình hình thông qua các phòng ban, đội nhóm quản lý do chính bạn xây dựng và đưa ra các kế hoạch để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình.

Lập kế hoạch quản lý tài chính

Quản lý dòng tiền, nói cách khác, quản lý nguồn vốn của là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc kinh doanh bởi nếu không biết phân bổ vốn hợp lý thì rất dễ dẫn đến thất thoát hay lãi không bù nổi lỗ. Một bản kế hoạch quản lý tài chính sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền cần chi, số tiền đã chi, doanh thu, thời gian thu lại… tránh bị thất thoát nguồn vốn và có cơ hội thu lại lợi nhuận sớm hơn.

Đọc thêm: Làm sao để biết mình có phù hợp với công việc hay không?

Thực hiện kế hoạch

Vậy là đã đến bước cuối cùng để bạn hiện thực hóa tất cả những điều đã ghi ở trên. Điều tiên quyết ở đây là bạn cần tuân theo tuyệt đối các bước trong bản kế hoạch của mình. Nếu phát sinh chuyện gì khiến kế hoạch thay đổi thì bạn cần xem xét, tính toán kỹ lưỡng rồi mới điều chỉnh và thích nghi dần để không phá vỡ trật tự ban đầu dẫn tới kinh doanh thua lỗ và thất bại.

4. Vai trò của kế hoạch kinh doanh

Xác định cơ hội phát triển 

Việc phân tích những ưu điểm và hạn chế của các yếu tố nội tại sẽ giúp những nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn về định hướng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó có thể dự đoán, đánh giá những phương pháp cải thiện năng lực và định hướng phát triển tốt hơn trên thị trường. Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định và điều chỉnh mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với năng lực và thị trường thực tế.

Giúp điều hành, quản lý hiệu quả hơn

Từ việc phân tích các nguồn lực khi lập kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa nguồn lực, đưa ra các phương án kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân. Xác định được các cột mốc quan trọng trong định hướng phát triển. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng giúp chủ doanh nghiệp có thể giám sát các hoạt động kinh doanh cụ thể, chi tiết và hiệu quả hơn trong tất cả các khâu.

Mở ra cơ hội thu hút đối tác và nhà đầu tư

Các nhà đầu tư đánh giá cao những doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế. Những doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh chi tiết chắc chắn có sức hấp dẫn với nhà đầu tư hơn là những dự án chưa được lên kế hoạch thực hiện. Điều này sẽ góp phần thu hút thêm nhiều đối tác tiềm năng cùng hợp tác vào dự án của doanh nghiệp để mở rộng quy mô.

Có thể thấy, kế hoạch kinh doanh được xem như là nền móng bắt đầu cho bất kỳ chiến lược kinh doanh nào.

Kế hoạch kinh doanh chính là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp. Hi vọng với bài viết trên đây 1900 - tin tức việc làm  đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kế hoạch kinh doanh để áp dụng trong công việc và cuộc sống.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!