Thực trạng nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào. Năm 2021 tổng dân số nước ta là 98,51 triệu người, là quốc gia đông dân xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế, bởi vậy cần có những kế hoạch, định hướng để cải thiện tình trạng đó, cùng theo dõi bài viết dưới đây

1. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam

Số lượng nguồn nhân lực

So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào. Năm 2021 tổng dân số nước ta là 98,51 triệu người, là quốc gia đông dân xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á.

Trong số này, 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm tới 67,7% dân số. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 25-29 là cao nhất.

Sự gia tăng về dân số của Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực có sự tăng trưởng mạnh. Điều này cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng có thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024

Chất lượng nguồn nhất lực

Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế, không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Số lượng lao động có chuyên môn chỉ là 24,1% triệu lao động, số liệu năm 2021.

Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm 20,92%. Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn có tới 76,9% người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn.

Tài liệu VietJack

Đặc trưng vùng địa lý

Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 2,5 lần. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Năng suất lao động

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 7,6% năng suất của Singapore, 19,5% của Malaysia, 37,9% với Thái Lan, 45,6% của Indonesia, 56,9% của Philippines và 68,9% so với Brunei. So với Myanmar năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 90% và bằng 88,7% của Lào. Tính trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của nước ta chỉ cao hơn Campuchia.

2. Những hạn chế trong nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Mặc dù sự gia tăng về dân số kéo theo số lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động tăng trưởng mạnh. Thế nhưng con số đạt chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp lớn vẫn còn hạn chế.

Một trong những nguyên nhân xuất phát từ công tác giáo dục đào tạo chưa thực sự phù hợp. Lao động trong nước vẫn chủ yếu là lao động phổ thông. Hoạt động vẫn chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, cơ cấu nhân lực lao động cũng còn nhiều bất cập.

Tính đến tháng 3/2021, cả nước có 417,3 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp (chiếm 39,7%), nhưng người có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (155,5 nghìn người).

Đọc thêm: Hoạch định nguồn nhân lực là gì ? Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định nguồn nhân lực

Nạn “chảy máu chất xám”

Chảy máu chất là sự di chuyển của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ thuật từ một nước qua những nước khác. Đây chính là thất thoát nguồn nhân lực, lao động giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam, đó là chế độ lương thưởng, môi trường làm việc chưa thực sự thỏa đáng. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng lao động, bố trí việc làm cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao chưa hợp lý. Họ chưa được tạo mọi điều kiện, cơ hội để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp và nhà nước không có giải pháp “giữ chân nhân tài”, xu hướng chảy máu chất xám sẽ tiếp tục gia tăng. Và tất nhiên, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế chủ đạo.

Tài liệu VietJack

3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhận thức đúng đắn về nền kinh tế đất nước

Việc nhận thức đúng về nền tình hình phát triển kinh tế của xã hội hiện nay sẽ giúp cho quá trình xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Nhà nước cần đưa ra chiến lược nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định rõ ràng việc xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của những nhà hoạch định. Cùng với đó tổ chức, thực hiện chính sách là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Đọc thêm: 5 động lực đổi mới nguồn nhân lực doanh nghiệp

Xây dựng chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ

Các cơ quan liên quan của Chính Phủ cần đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách, lâu dài của nguồn nhân lực. Trong đó những vấn đề khai thác, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong công tác khai thác và đào tạo.

Hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động

Hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động có nguyện vọng làm việc ở nước ngoài được xem là vấn đề đáng quan tâm. Các nghề có tiềm năng lớn hiện nay, bao gồm xây dựng, điều dưỡng viên, nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng. Nếu người lao động đạt trình độ tay nghề theo quy định sẽ được đối tác nước ngoài tiếp nhận.

Mục tiêu là khuyến khích người lao động học nghề trước khi sang nước ngoài làm việc, tăng tỷ lệ người lao động ở nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh và từng bước xây dựng thương hiệu nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ đó có những tổng kết, phân tích, rút kinh nghiệm và mở rộng mô hình.

Xây dựng kế hoạch cụ thể

Nhà nước cần đưa ra kế hoạch tạo nguồn nhân lực từ tất cả các đội ngũ như: nông dân, công nhân hay trí thức. Có kế hoạch khai thác, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Nâng cao trình độ học vấn

Đây cũng là vấn đề quan trọng, nhìn trung trình độ học vấn bình quân cả nước mới ở lớp 6. Tỷ lệ biết chữ chỉ đạt khoảng 93%. Do đó cần đưa ra những giải pháp nâng cao trình độ học vấn về mặt bằng của cả nước, thực hiện cả xã hội học tập, làm việc.

Học tập kinh nghiệm, bí quyết từ các quốc gia trên thế giới

Việc quan sát, học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trên thế giới giúp cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực trong nước. Hiện Việt Nam chưa thực sự có công cụ đánh giá năng lực nhân viên một cách phù hợp và chính xác.

Đọc thêm: Năng lực là gì? 8 Cách phát triển năng lực cá nhân hiệu quả

Đưa ra chính sách về nguồn nhân lực

Nhà nước cần tổng kết cả về lý luận, thực tiễn nguồn nhân lực Việt Nam. Qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng chính sách mới và điều chỉnh những chính sách sẵn có về nguồn nhân lực Việt Nam. Cụ thể đó là:

  • Chính sách hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề
  • Dự báo nhu cầu lao động đồng thời cân đối lao động theo trình độ, ngành nghề
  • Chính sách cụ thể với những lao động làm việc ở nước ngoài
  • Chính sách đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam gặp phải nhiều thách thức như kỹ năng chuyên môn chưa đạt yêu cầu, sự chuyển đổi công nghệ nhanh, và thiếu kết nối giữa giáo dục và thị trường lao động.1900 - tin tức việc làm hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng, hữu ích.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!