Tiểu phẫu là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp tiểu phẫu

Tiểu phẫu là thuật ngữ không quá xa lạ với nhiều người nhưng khi hỏi cụ thể tiểu phẫu là gì thì nhiều người vẫn khó hình dung được. Thực ra đây là một hình thức phẫu thuật nhỏ diễn ra trên mô bề mặt trong một thời gian ngắn. Hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tìm hiểu tổng quan về tiểu phẫu và ưu nhược điểm của phương pháp này.

1. Tiểu phẫu là gì ?

Tiểu phẫu là thuật ngữ không quá xa lạ với nhiều người nhưng khi hỏi cụ thể tiểu phẫu là gì thì nhiều người vẫn khó hình dung được. Thực ra đây là một hình thức phẫu thuật nhỏ diễn ra trên mô bề mặt trong một thời gian ngắn mà không nhất thiết phải cần đến phòng mổ và cũng không tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ trong thời gian tiểu phẫu diễn ra nên cũng sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình bác sĩ tiến hành thao tác.

Trước khi tiểu phẫu diễn ra, người bệnh sẽ được lấy máu để kiểm tra khả năng đông máu và cầm máu. Hình thức kiểm tra này sẽ tránh được những hệ lụy nguy hiểm do máu không cầm được hay máu khó đông trong quá trình tiểu phẫu diễn ra. Ngoài ra, được kiểm tra các bệnh như HIV, giang mai, VGb,... để an toàn cho bác sĩ khi thực hiện tiểu phẫu.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Khi nào tiểu phẫu được diễn ra?

Tiểu phẫu được thực hiện với các tình trạng bệnh cần tác động nhỏ trên bề mặt để chữa khỏi. Các tiểu phẫu điển hình như: tiểu phẫu cắt bao quy đầu, tiểu phẫu răng khôn, tiểu phẫu lẹo mắt, tiểu phẫu mụn nhọt, tiểu phẫu thẩm mỹ,...

Khi được chỉ định phương pháp điều trị này, nhiều người vì chưa biết tiểu phẫu là gì nên lo sợ dao kéo, sợ đau,... nên từ chối tiểu phẫu và muốn thay thế bằng phương pháp điều trị dùng thuốc. Người bệnh hãy yên tâm rằng tiểu phẫu diễn ra rất nhanh, tương đối an toàn và ít gây biến chứng nên nếu được chỉ định tiểu phẫu, hãy cố gắng tuân thủ chỉ định từ bác sĩ để sớm đạt được mục đích khỏi bệnh.

Tiểu phẫu thường được chỉ định khi đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. Thường thì hiện nay tiểu phẫu đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý thông thường như: rạch chích áp xe hậu môn, làm đẹp vùng kín, răng hàm mặt, cắt trĩ, nội soi xoang,...

Tài liệu VietJack

3. Tiểu phẫu có đau hay không?

Trong quá trình tiểu phẫu, người bệnh có thể được chỉ định gây tê tại vị trí sắp phẫu thuật, vì vậy bệnh nhân sẽ không cảm nhận được bất kỳ cơn đau nào cả. Mặc dù vậy, khi thuốc tê hết tác dụng, có thể bệnh nhân sẽ phải chịu đựng cơn đau trong một khoảng thời gian ngắn.

Sau khi thực hiện tiểu phẫu, bệnh nhân phải tuân theo đúng những lời dặn dò của bác sĩ, đồng thời tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu phát hiện có bất kỳ biểu hiện nào khác thường phải lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở ý tế để thăm khám và xử lý kịp thời.

Đọc thêm: Thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo trong thần số học

4. Ưu - nhược điểm của phương pháp tiểu phẫu là gì?

Ưu điểm của tiểu phẫu

  • Thời gian cho mỗi ca tiểu phẫu trung bình chỉ diễn ra trong khoảng 15 - 30 phút nhưng lại tác động trực tiếp đến vùng cần điều trị nên đạt được hiệu quả nhanh và tối ưu.
  • Chi phí cho mỗi ca tiểu phẫu tương đối thấp, sau tiểu phẫu người bệnh có thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường nên không tốn quá nhiều thời gian và chi phí chữa trị.
  • Giảm thiểu được tối đa biến chứng và tai biến so với phẫu thuật.

Nhược điểm của tiểu phẫu

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên đây thì tiểu phẫu cũng vẫn có những nhược điểm nhất định như các phương pháp điều trị khác:

  • Tác động trực tiếp lên da nên vẫn tạo thành vết thương, vì thế vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo xấu.
  • Dù chỉ tác động đến bên ngoài nhưng vẫn liên quan đến da thịt nên vẫn tạo ra tâm lý lo lắng cho người bệnh.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Empath là gì? Đặc điểm của người nhạy cảm

5. Quy trình tiểu phẫu và một số lưu ý sau tiểu phẫu

Mặc dù tính chất của mỗi ca tiểu phẫu không phức tạp như phẫu thuật nhưng vẫn đòi hỏi được diễn ra trong một quy trình nghiêm ngặt, vô khuẩn, đòi hỏi có sự chẩn đoán chính xác và tay nghề, kỹ thuật thực hiện bài bản.

Nếu bạn đã biết những ưu - nhược điểm của tiểu phẫu là gì thì bạn cũng nên biết về quy trình thực hiện phương pháp này.

Một quy trình tiểu phẫu đảm bảo tiêu chuẩn thường diễn ra qua các bước:

  • Người bệnh thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để giúp bác sĩ có căn cứ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra chỉ định tiểu phẫu phù hợp.
  • Bác sĩ đưa ra chỉ định tiểu phẫu với bệnh án được ghi chú đầy đủ thông tin về bộ phận sẽ được tiến hành tiểu phẫu.
  • Người bệnh được đưa vào phòng tiểu phẫu, bác sĩ tiến hành gây tê vùng cần thực hiện trước khi tiểu phẫu diễn ra.
  • Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu và theo dõi sức khỏe người bệnh trong suốt thời gian tiểu phẫu diễn ra.

Sau khi hoàn tất tiểu phẫu, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu có những dấu hiệu sau cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử trí an toàn:

  • Buồn nôn và bị nôn liên tục.
  • Sốt cao trên 38 độ C trong hơn 24 giờ.
  • Vùng tiểu phẫu bị sưng, đỏ, nóng, đau hoặc chảy máu liên tục.

Trong quá trình chăm sóc vết tiểu phẫu, người bệnh cũng cần:

  • Giữ vết thương khô ráo, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các điều kiện dễ làm tăng cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể qua chế độ ăn hàng ngày.
  • Tránh ăn thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt cho vết mổ như: cơm nếp, đồ cay nóng,...
  • Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc, dừng đơn thuốc,... khi không được bác sĩ đồng ý, tái khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc nếu thấy có những bất thường thì cần khám lại ngay.

Đọc thêm: Beauty blogger là gì? Công việc và thu nhập của Beauty Blogger

Trên đây 1900 - tin tức việc làm tổng hợp khái niệm về phương pháp tiểu phẫu, ưu nhược điểm của phương pháp này và quy trình tiểu phẫu, lưu ý hậu tiểu phẫu. Hi vọng qua bài viết bạn nắm bắt được thông tin quan trọng về tiểu phẫu và áp dụng hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!