TOP 10 câu hỏi tự luận CHƯƠNG 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC | Triết học Mác - Lênin | UEH

Câu hỏi tự luận Triết học Mác - Lênin CHƯƠNG 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CÂU HỎI TỰ LUẬN CHƯƠNG 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Câu 1. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học thì khác gì so với vật chất trong các khoa học tự nhiên?

Trả lời

- “Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, có tính trừu tượng.

- Vật chất trong các khoa học tự nhiên: là các dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, hữu hạn; có sinh ra và có mất đi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, chúng bao gồm vật chất dưới dạng hạt, trường, trong tự nhiên, xã hội, dưới dạng vĩ mô, vi mô rất phong phú đa dạng.

Câu 2. Theo Ănghen, có mấy hình thức cơ bản của vận động? Đó là những hình thức nào?

Có 5 hình thức vận động cơ bản: cơ học, vật lí, hóa học, sinh học và xã hội

Câu 3. Tại sao nói vận động là tuyệt đối còn đứng im là tương đối?

Trả lời

Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, tức là mọi sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp

Bản chất vận động:

  • Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất.
  • Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn.
  • Nguồn gốc của vận động là do bản thân sự vật hiện tượng quy định (tự thân vận động), do mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật tạo ra.

Trong khi đó: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định về thể chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất. Như vậy, đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời điểm, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, chứ không phải cùng một lúc đối với mọi hình thức vận động. Hơn nữa, đứng im chỉ là sự biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Nói cách khác, dứng im là một trạng thái của vận động, trong đó sự vật chưa thay đổi căn bản về chất, nó còn là nó chứ chưa chuyển hóa thành cái khác.

=> Chính vì thế vận động là tuyệt đối còn đứng im là tương đối.

Câu 4. Không gian và thời gian có những tính chất gì?

Trả lời

- Tính khách quan: Không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. ...

- Tính vĩnh cửu vô tận: Không gian và thời gian không có tận cùng về một phía nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.

Câu 5. Vai trò của lao động đối với việc hình thành và phát triển ý thức?

Trả lời

Nhìn từ góc độ sử học và suy luận lôgic, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động.

Câu 6. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành và phát triển ý thức?

Trả lời

Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.

Câu 7. Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?

Trả lời

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

Câu 8. Tại sao nói ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội?

Trả lời

Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Câu 9. Tự ý thức, tiềm thức, vô thức là gì?

Trả lời

- Tự ý thức: sự nhận thức trực tiếp về tâm trạng của bản thân đối với việc mình làm.

- Tiềm thức: hoạt động tâm lý của con người khi không có ý thức.

- Vô thức: những kiến thức bản thân mình không có.

Câu 10. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí đối với ý thức?

Trả lời

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực khách quan (trong đó còn có thể bao gồm cả sự hiểu biết của con người về chính những hiểu biết đó - tức là khi đạt tới sự tự ý thức). Theo quan điểm duy vật biện chứng, có nhiều nhân tố tạo thành đời sống ý thức của con người nhưng trong đó tri thức là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất, đóng vai trò là “phương thức tồn tại của ý thức".

- Trong kết cấu ý thức, nhân tố tri thức là nhân tố chi phối mạnh mẽ các nhân tố tình cảm, ý chí của con người, của xã hội; là nhân tố thể hiện tiêu biểu và tập trung các đặc trưng bản chất của ý thức; là nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự phân biệt giữa phản ánh sáng tạo của ý thức với các hình thức phản ánh khác của vật chất trong giới tự nhiên; là nhân tố cơ bản làm tiền đề cho những sáng tạo của hoạt động thực tiễn.

- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, phản ánh mối quan hệ giữa người với người và giữa người với ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.

- Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn.

Xem thêm: 

Tóm tắt lý thuyết Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu hỏi Trắc nghiệm Vật chất và ý thức

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm giảng viên kinh tế

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Mức lương của giảng viên kinh tế là bao nhiêu? 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!