1. Khái quát về chuyên ngành Khoa học máy tính (Computer Science)
Ngành Khoa học máy tính là ngành gì?
Khoa học Máy tính là ngành học giúp bạn có thể làm chủ mọi khía cạnh của máy tính bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành và sửa chữa các yếu tố như phần cứng, phần mềm, hệ thống hay mạng lưới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng. Đây là ngành học dành riêng cho những bạn thật sự yêu máy tính và muốn tìm hiểu ngọn ngành về máy tính một cách sâu sắc nhất. Khoa học Máy tính được xem là ngành khoa học nền tảng có đóng góp cho hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Người học có thể nghiên cứu về các thiết kế, phát triển và phân tích phần mềm hay phần cứng được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau. Chúng có thể được áp dụng trong kinh doanh, xã hội, môi trường, khoa học và những lĩnh vực khác.
Khoa học máy tính học những gì?
Trong năm đầu tiên, bạn sẽ được học những môn đại cương về lịch sử máy tính, ứng dụng của ngành trong xã hội, lý thuyết cơ bản về mạng lưới hay hệ thống. Những năm tiếp theo bạn sẽ được trang bị kỹ năng như lập trình, cấu trúc hệ thống và phân tích thuật toán để có thể tạo ra được sản phẩm phần mềm. Ngoài ra bạn còn được học thêm về xây dựng trang web, hệ thống dữ liệu và hệ điều hành.
Tương tự như các ngành học khác, bạn cũng được yêu cầu áp dụng những kiến thức đã học để làm đồ án cuối kỳ hoặc cuối khóa. Một số trường đại học còn tạo điều kiện để sinh viên có thể thực hiện dự án của doanh nghiệp đối tác để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Năm cuối cũng là thời điểm bạn nên tranh thủ tham gia các kỳ thực tập để mở rộng mạng lưới mối quan hệ và tìm việc dễ hơn sau tốt nghiệp.
2. Top 10 cơ hội việc làm và mức lương tiềm năng khi tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính
Cơ hội việc làm rộng mở
Khi công nghệ máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, bạn có thể thấy rằng khoa học máy tính đã và đang đáp ứng nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như:
- Các tổ chức tài chính
- Công ty tư vấn quản lý
- Công ty phần mềm
- Công ty truyền thông
- Công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác)
- Cơ quan chính phủ, trường đại học và bệnh viện.
Vì vậy, khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì, bạn có thể thấy cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính là rất nhiều.
Kỹ sư phần mềm
Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì. Kỹ sư phần mềm là người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Áp dụng các nguyên tắc và công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm (Vòng đời phát triển phần mềm).
Các kỹ sư phần mềm sử dụng các kỹ thuật toán học, khoa học, công nghệ và thiết kế và thường phải kiểm tra và đánh giá phần mềm. Các kỹ sư phần mềm có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, kỹ sư phần mềm luôn muốn chủ động tìm kiếm, học hỏi kiến thức mới và có kỹ năng giao tiếp tốt.
Đọc thêm: Việc làm Kỹ sư phần mềm
Chuyên viên an ninh mạng
Đây là một câu trả lời hấp dẫn cho câu hỏi ngành khoa học máy tính ra làm gì. Vai trò của vị trí này là đảm bảo hệ thống thông tin được bảo mật tuyệt đối và ngăn chặn sự xâm nhập của tin tặc trở thành Kỹ sư triển khai mạng, chuyên viên an ninh mạng. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nguy cơ rò rỉ thông tin quan trọng càng cao đáng kể nên việc làm này càng có trách nhiệm lớn.
Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên quản trị hệ thống, mạng
Lập trình viên truyền thông đa phương tiện
Ngành khoa học máy tính ra làm gì? Công việc lập trình này đòi hỏi bạn phải biến ý tưởng của nhà thiết kế đồ họa trên giấy thành sản phẩm có thể hiển thị trên các phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh, dựng hình 3D… Bạn cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ sửa lỗi hoặc điều chỉnh sau khi sản phẩm được phát hành.
Viết bài chuyên ngành
Nếu yêu thích viết lách, bạn hoàn toàn có thể dấn thân vào lĩnh vực viết bài về máy tính và công nghệ cho các trang web tin tức hay tạp chí khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì.
Nhờ kiến thức sâu rộng được đào tạo về Khoa học máy tính, bạn sẽ có lợi thế rất lớn so với những cây bút chỉ tra cứu qua Google. Người dùng luôn cần được những người trong nghề hướng dẫn những vấn đề khó về chuyên môn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Nếu như bạn đang không biết ngành khoa học máy tính ra làm gì thì có thể tham khảo vị trí này. Nhà phân tích dữ liệu là người thực hiện phân tích sâu dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng và báo cáo; sau đó xác định xu hướng và dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Các công việc chính: Thu thập dữ liệu; Phân tích và viết báo cáo; Báo cáo thường xuyên với quản lý và tương tác trực tiếp với khách hàng về sự phát triển của các sự kiện liên quan đến thương hiệu của khách hàng.
Đọc thêm: Việc làm Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu (Python/ PowerBI)
Nhân viên IT
Nhân viên IT là một trong những lựa chọn cho việc ngành khoa học máy tính ra làm gì, đây người chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống máy tính và mạng của doanh nghiệp ở trạng thái tối ưu, cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận khác các kỹ năng khác nhau để chạy các cài đặt mới, khai thác và sử dụng an toàn hạ tầng CNTT.
Các chuyên gia CNTT làm việc trong ngành công nghệ thông tin là lập trình viên, kỹ sư máy tính và kỹ sư phần cứng. Công việc của vị trí này liên quan đến các công việc IT như lập trình phần mềm máy tính; kiểm tra và bảo trì máy tính, hệ thống mạng và phần mềm được sử dụng để lưu trữ, gửi và nhận dữ liệu số.
Đọc thêm: Việc làm Nhân viên IT Helpdesk
Kiến trúc sư phần mềm
Đây cũng là một trong những lựa chọn khi bạn phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì. Software Architect (kiến trúc sư phần mềm) là tiếp nhận và phân tích các yêu cầu từ khách hàng. Sau đó, kiến trúc sư phần mềm sẽ đưa ra thiết kế, quy trình hệ thống và giám sát các lập trình viên thực hiện theo lộ trình đã định.
Kỹ thuậtmáy tính
Kỹ thuật máy tính thông thạo phần cứng và các thiết bị kỹ thuật số khác, ngoài ra còn có kỹ năng lập trình. quản lý thông tin máy tính, quản trị mạng máy tính, có khả năng thiết kế hoặc phát triển phần mềm…
Kỹ sư hệ thống
Các kỹ sư hệ thống là người liên lạc với các nhà quản lý dự án để giúp các dự án chạy hiệu quả và đạt được thành công. Công việc chính của sẽ là: Kiểm tra các hệ thống hiện có và đề xuất các cải tiến mới. Phát triển hệ thống mới để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
CTO
CTO là viết tắt của từ Chief Technology Officer – Giám đốc Công nghệ hoặc Giám đốc Kỹ thuật trong công ty. Đây là vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Những người này cũng điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Mức lương tiềm năng
- Mức lương có thể nhận được sau khi tốt nghiệp của Kỹ sư Khoa học Máy tính dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.
- Đây được đánh giá là một trong những ngành học có mức lương cao. Một số thống kê cho thấy phần lớn sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm ra trường với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Càng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương nhận được càng cao. Trên thực tế, có những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD mỗi năm, tương đương 13.500 USD mỗi tháng.
3. Theo học chuyên ngành Khoa học máy tính ở trường nào?
Mã ngành Khoa học máy tính là 7480101 với các tổ hợp môn xét tuyển phổ biến là A00 (Toán – Vật lý – Hóa học); A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh) và D01 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh). Tùy theo từng trường mà điểm chuẩn trong năm 2022 ngành này dao động trong khoảng 24 - 28,43 điểm.
Trên cả nước có rất nhiều trường Cao đẳng, Đại học đào tạo chuyên ngành Khoa học máy tính và tùy vào học lực, điều kiện kinh tế, ... mà bạn có thể chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất. Dĩ nhiên học trường tốt thì chương trình đào tạo chuyên nghiệp hơn, ra trường có thể dễ xin việc hơn và có mức lương khởi điểm cao hơn. Một số trường Đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất tại Việt Nam hiện nay phải kể đến:
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Công nghệ
- ĐHQGHN.
- Đại học Bách khoa
- ĐHQG TP.HCM.
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.
- Đại Học FPT.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP.HCM.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Cần Thơ.
4. Tố chất cần có của sinh viên ngành Khoa học máy tính
Để có thể theo đuổi sự nghiệp trong ngành khoa học máy tính, đây là một vài tố chất quan trọng cần có:
- Sở hữu kỹ năng và tư duy toán học tốt
- Kiến thức, kỹ năng về máy tính và công nghệ.
- Khả năng phân tích vấn đề và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của chúng
- Làm việc, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
- Có tính chính xác cao và tỉ mỉ trong công việc
- Khả năng dự đoán và chẩn đoán vấn đề tốt
- Khả năng tổ chức và phân loại lượng lớn thông tin
Ngoài các kỹ năng trên, sự đam mê và tính sáng tạo cũng là kỹ năng cần thiết. Khoa học máy tính là bộ môn giúp giải quyết các vấn đề hiện hữu. Chính vì vậy, những kỹ năng trên sẽ góp phần giúp bạn trở thành một kỹ sư khoa học máy tính xuất sắc.
Nói tóm lại, Khoa học máy tính là ngành yêu cầu chuyên môn cao, áp lực lớn nhưng thu nhập hấp dẫn, cơ hội việc làm cũng rộng mở. Không phải tự nhiên mà ngành khoa học máy tính ra trường làm gì cũng nhận được mức lương khởi đầu cao, như vậy các bạn muốn theo đuổi ngành này cần chuẩn bị cho mình những tố chất phù hợp để thích nghi với lĩnh vực Khoa học máy tính nhanh chóng.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực