LÝ THUYẾT ÔN TẬP
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về tài chính công
- Sự hình thành và phát triển của tài chính công: Lịch sử/ Quá trình hình thành Tài chính công; Các đặc trưng của tài chính công
- Cấu thành của Tài chính công: Theo chủ thể quản lý/ Căn cứ vào nguồn hình thành và cơ chế sử dụng của quỹ tiền lệ/ Căn cứ vào sự phân cấp theo hệ thống chính quyền
- Chức năng của Tài chính công: Phân phối các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế quốc dân; Điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế; Giám sát và kiểm tra quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính
- Vai trò Tài chính công: Phân phối và sử dụng các luồn lực tài chính theo Luật định, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung theo mục tiêu Nhà nước đã hoạch định ; TCC đảm bảo sự phát triển KTXH và điều chỉnh vĩ mô các quan hệ trong nền kinh tế quốc dân; TCC góp phần vào sự phát triển ổn định và đảm bảo công bằng của xã hội.
Chương 2: Ngân sách nhà nước
- Những vấn đề cơ bản Ngân sách nhà nước : Khái niệm và bản chất/ Hệ thống/ Phân cấp NSNN
- Thu ngân sách nhà nước: Khái niệm và đặc điểm; Nội dung; Thuế - nguồn thu chủ yếu; Bồi dương nguồn thu NSNN
- Chi ngân sách nhà nước: Khái niệm; đặc điểm; nội dung; Quản lý chi NSNN
- Cân đối ngân sách nhà nước: Quan niệm; Xử lý mất cân đối NSNN
- Quản lý quỹ NSNN qua KBNN: Tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN; Cấp phát; thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
Chương 3: Tài chính các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước
- Quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp: Một số vấn đề cung về đơn vị hành chính sự nghiệp; Nội dung thu,chi và quyết toán thu - chi tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý quỹ/ Quản lý tài sản lương trong đơn vị HCSN;
- Quản lý tài chính đối với các cơ quan nhà nước: Một số vấn đề chung về quản lý hành chính tài chính đối với các cơ quan nhà nước; Nội dung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước; Vai trò, trách nhiệm của chủ tài khoản và kế toàn trưởng trong cơ quan nhà nước.
- Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Một số vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập; Nội dung đổi mới cơ chế tựu chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập; Vai trò của chủ tài khoản và kế toán trưởng trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 4: Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nước
1. Những vấn đề chung về các quỹ TCC ngoài NSNN: Khái niệm và đặc điểm; Sự cần thiết; Các quỹ tài chính công ngoài NSNN; Quỹ dự trữ quốc gia/ Bảo hiểm xã hội/ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách khác.
Chương 5: Tín dụng nhà nước và quản lý nợ công
- Tín dụng nhà nước; Khái niệm và đặc điểm TDNN; Vai trò của TDNN; Nội dung hoạt độn TDNN; Quản lý nợ công; Quản lý nợ vay trong nước và chính phủ/ nước ngoài của Quốc Gia.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đặc điểm của Tài chính công là:
A. Sở hữu tư nhân
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu công
D. Sở hữu hỗn hợp
Đáp án: C
Câu 2. Tài chính công được sử dụng vì mục đích:
A. Cá nhân
B. Tập thể
C. Công cộng
D. Phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể
Đáp án: C
Câu 3. “Công” trong Tài chính công có nghĩa là:
A. Công bằng
B. Công ty
C. Công nghiệp
D. Công cộng
Đáp án: D
Câu 4. Cùng xuất hiện và tồn tại đồng thời với Nhà nước là:
A. Tài chính
B. Tài chính công
C. Thuế
D. Ngân sách nhà nước
Đáp án: C
Câu 5. Trong hệ thống tài chính quốc gia, tài chính công:
A. Có vị trí chủ đạo
B. Có vị trí cơ sở
C. Có vị trí trung gian
D. Không thuộc hệ thống tài chính quốc gia
Đáp án: A
....
2. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Khái niệm quản lý tài chính công, đặc điểm của quản lý tài chính công?
1. Kh/n: QL TCC là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp, tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền KT-XH, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận.
2. Đặc điểm:
a) Về mục tiêu quản lý:
- Mục tiêu của QL TCC hay mục tiêu của quản lý tài chính tư nhân đều nhằm thu được lợi ích cao nhất nhưng với chi phí thấp nhất của chủ thể quản lý.
+ Lợi ích được tư nhân quan tâm chủ yếu là lợi ích kinh tế của riêng mình.
+ Lợi ích Nhà nước quan tâm là lợi ích tổng thể KT-XH của cả quốc gia.
- Tóm lại, mục đích của quản lý tài chính tư nhân là nhằm đạt tới lợi nhuận, còn mục đícu của quản lý tài chính công là nhằm đạt tới lợi ích tổng thể, cả về kinh tế, cả về xã hội ở tầm vĩ mô.
b) Về phạm vi quản lý:
- Tài chính công có quan hệ với tài chính của tất cả các chủ thể trong XH thông qua các chính sách thuế, vay nợ; chi tiêu cho tiêu dùng thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Phạm vi của tài chính công rất rộng. QL TCC phải kiểm soát được toàn bộ các nguồn lực tài chính có trong XH, thu thuế 1 cách hợp lý và chi tiêu sao cho có hiệu quả để phục vụ lợi ích của toàn XH.
c) Về sử dụng các công cụ quản lý:
- QL TCC và quản lý tài chính tư nhân đều phải dựa vào pháp luật, kế hoạch, hạch toán,…
- QL TCC phải tuân thủ pháp luật dưới góc độ quản lý Nhà nước và cả góc độ quản lý nghiệp vụ cụ thể. Quản lý tài chính tư nhân chỉ phải tuân thủ pháp luật dưới góc độ quản lý Nhà nước, còn quản lý các nghiệp vụ cụ thể lại theo quy định của người chủ.
- Sử dụng công cụ kế hoạch để QL TCC thể hiện ở việc lập và chấp hành dự toán NSNN hàng năm. Kế hoạch tài chính của tư nhân chỉ là kế hoạch nội bộ 1 đơn vị, dùng để tối đa hóa lợi ích của người chủ, nên có nhiều chỉ tiêu được giữ bí mật.
- Công cụ hạch toán được sử dụng trong QL TCC là nhằm giúp nhân dân giám sát việc thu, chi của Chính phủ có đáp ứng tốt lợi ích của nhân dân không; còn hạch toán của tư nhân chủ yếu là để phục vụ cho kinh doanh của người chủ.
Câu 2. Vai trò của thuế trong nền KT T2. Phân tích vai trò đó?
1. Kh/n: Thuế là 1 hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước, thuộc phạm trù phân phối; nhằm tập trung 1 bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng.
2. Đặc điểm:
- Thuế là 1 khoản thu bắt buộc
- Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp
- Thuế là 1 hình thức phân phối của cải XH chứa đựng các yếu tố chính trị-KT-XH
3. Vai trò của thuế trong nền KT T2
- Thuế có vai trò là công cụ chủ yếu trong việc tập trung nguồn lực vào NSNN đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
- Nhà nước có thể thực hiện phát hành tiền, vay trong nước hoặc vay ngoài nước, bán tài sản quốc gia và đánh thuế để huy động nguồn lực nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy và trang trải các chi phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Phát hành tiền để chi tiêu là biện pháp đơn giản nhất, song việc phát hành tiền thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ gây hậu quả tiêu cực đối với các quá trình KT-XH. Vay nợ trong nước hay ngoài nước, suy cho cùng thì cũng phải tìm nguồn để trả nợ, không chỉ nợ gốc mà cả tiền lãi và nếu vay ngoài nước còn bị lệ thuộc vào bên ngoài về chính trị-kinh tế ở mức nhất định. Tài sản quốc gia củng chỉ có giới hạn nhất định, nên việc bán tài sản quốc gia không thể coi là biện pháp chủ yếu để huy động nguồn lực cho Nhà nước. Nguồn thu của thuế chính là kết quả của các hoạt động kinh tế XH. Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững thu NSNN. Do vậy, ở hầu hết các quốc gia, thuế là công cụ giữ vai trò chủ yếu trong việc huy động nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- Trong nền KT T2, cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Tùy thuộc vào thực trạng kinh tế-XH trong từng thời kỳ, Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh chính sách thuế nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân như điều chỉnh chu kỳ kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, giá cả, tiết kiệm, đầu tư, việc làm, xuất nhập khẩu, phân phối lại thu nhập, tổng cung, tổng cầu,…
- Sự phát triển của 1 nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ. Giai đoạn suy thoái kinh tế, Nhà nước có thể miễn và giảm thuế để tăng cầu, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD nhằm khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại, giai đoạn nền kinh tế phát triển quá nóng có nguy cơ dẫn đến mất cân đối và mất ổn định. Nhà nước có thể tăng thuế để thu hẹp đầu tư nhằm đảm bảo các quan hệ cân đối và giữ vững nhịp độ tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
- Bằng việc ban hành các sắc thuế cụ thể với những quy định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, thuế suất, các trường hợp ưu đãi và miễn giảm thuế; Nhà nước có thể thực hiện được mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng hoặc tiết kiệm, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư giảm sự bất bình đẵng về thu nhập trong XH.
- Tuy vậy, thuế có tác động thuận nghịch đồng thời đến các mục tiêu KT-XH vĩ mô, nên khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước cần phải xem xét thận trọng tác động tổng hợp của việc điều chỉnh chính sách thuế đến các mục tiêu kinh tế-XH vĩ mô.
Câu 3. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN?
1. Kh/n: Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng
* Các hình thức chi thường xuyên:
+ Theo từng lĩnh vực chi:
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa-XH.
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước.
- Chi cho các hoạt động quản lý Nhà nước.
- Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-XH và các tổ chức khác được cấp kinh phí từ NSNN.
- Chi cho quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn XH.
- Các khoản chi khác.
+ Theo nội dung kinh tế:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính sự nghiệp.
- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn.
- Các khoản chi mua sắm, sửa chữa.
- Các khoản chi khác.
2. Đặc điểm:
- Các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét.
- Có hiệu lực tác động trong khoản thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng XH.
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng.
....
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tài chính
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh ngân quỹ
Mức lương của thực tập sinh ngân hàng là bao nhiêu?