1. Khái quát về chuyên ngành Công nghệ phần mềm (Software Engineering)
Ngành Công nghệ phần mềm là ngành gì?
Công nghệ phần mềm là một chuyên ngành thuộc khối ngành Công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu về phần mềm và hệ thống kỹ thuật máy tính. Cụ thể, chuyên ngành này tập trung nghiên cứu cơ sở dữ liệu, các nền tảng phần mềm cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Bên cạnh đó, Công nghệ phần mềm còn tập trung vào xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng chất lượng sống của con người.
Công nghệ phần mềm học những gì?
Trong quá trình đào tạo, sinh viên được trang bị các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ phần mềm. Bao gồm: Xây dựng hệ thống thông tin; Lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, sàn thương mại điện tử, ứng dụng game; Phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng.
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, đồng thời được phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng trong đời sống.
2. Top 12 cơ hội việc làm và mức lương tiềm năng khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Cơ hội việc làm đa dạng
Trong thời kỳ chạy đua công nghệ như hiện nay, Công nghệ phần mềm trở thành một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng. Thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về phần mềm công nghệ, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT tăng trưởng nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2023, lượng nhân lực ngành CNTT thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư.
Vì thế hệ thống công nghệ phần mềm ở Việt Nam khá cao. Với ước lượng lương và tình hình nhân lực Công nghệ Phần mềm hiện nay, cơ hội làm việc của các bạn trẻ ngày càng được mở rộng. Cử nhân ngành Công nghệ phần mềm có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như:
- Lập trình viên
- Kĩ sư phần mềm
- Kỹ sư hệ thống
- Chuyên viên phân tích hệ thống
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm
- Trưởng nhóm phát triển phần mềm
- Bảo trì phần mềm
- Đảm bảo chất lượng phần mềm
- Quản trị dự án phần mềm
- Chuyên viên phân tích an ninh
- Cố vấn IT và an ninh mạng
- Giảng viên, nghiên cứu viên
Mức lương hấp dẫn
Sự phát triển của công nghệ hiện đại mang đến những sức mạnh phát triển đến các lĩnh vực nghề nghiệp. Mức lương công nghệ phần mềm ở Việt Nam bỏ xa các ngành khác một cách ấn tượng.
Một trong những web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam, Job Street đã công bố thông tin về lương của các ngành nghề tại Việt Nam. Trong đó, công nghệ thông tin có mức lương trung bình là 18,8 triệu đồng/tháng, nằm trong Top 3 các ngành nghề có mức lương cao nhất.
Không chỉ thế, mức lương công nghệ thông tin của sinh viên mới ra trường cũng nằm trong khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng một tháng. Đây là mức lương khá cao với điểm khởi đầu của các hệ thống khác. Trong khi đó, lương trung bình của nhân viên CNTT có kinh nghiệm rơi vào khoảng 10 – 25 triệu đồng / tháng. Và mức lương có xu hướng tăng lên theo thời gian và năng lực làm việc.
Với các vị trí cao hơn như Quản lý hoặc Giám đốc, mức độ dao động từ 30 triệu đến gần 70 triệu đồng / tháng, thường được tính bằng đô la Mỹ (USD). Bên cạnh mức lương, xét về cơ hội làm việc, ngành công nghệ thông tin Việt Nam thuộc các ngành bị thiếu trầm trọng.
3. Theo học chuyên ngành Công nghệ phần mềm ở trường nào?
Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo ngành công nghệ phần mềm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu, giúp sinh viên có được năng lực thực hành trong việc viết chương trình phần mềm, bảo trì phần mềm và có khả năng quản lý các dự án phát triển ứng dụng phần mềm.
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Ngành công nghệ phần mềm ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng là sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn theo đuổi lĩnh vực này. Trường xây dựng chương trình đào tạo mang tính toàn diện, chú trọng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cơ bản để đảm báo sinh viên khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Trường Đại học Công nghệ thông tin
Một trong những trường đào tạo ngành công nghệ phần mềm hàng đầu ở khu vực phía Nam chính là Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM. Với thương hiệu và uy tín lâu năm trong lĩnh vực công nghệ, sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Công nghệ thông tin sẽ có khả năng cạnh tranh và tìm cho mình được nhiều cơ hội việc làm của ngành công nghệ phần mềm hấp dẫn.
Trường Đại học FPT
FPT là trường Đại học nổi bật trong ngành công nghệ thông tin. Sinh viên theo học ngành công nghệ phần mềm của trường sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong môi trường học tập hiện đại, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra với cái nôi là FPT – Một đơn vị dẫn đầu trong ngành sáng tạo phần mềm, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực hành và trải nghiệm những phần mềm hiện đại, môi trường làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Một trong những điểm hấp dẫn của trường Đại học Tôn Đức Thắng chính là việc xây dựng chương trình đào tạo chú trọng vào việc hình thành ý thức tự học cho sinh viên. Do vậy, sinh viên ngành công nghệ phần mềm nói riêng và sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng nói chung sẽ có nhiều cơ hội được trải nghiệm các chương trình nghiên cứu, các hoạt động sáng tạo do khối ngành và trường tổ chức. Ngoài ra, trường còn liên kết với nhiều Tập đoàn công nghệ lớn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận môi trường làm việc thực tế, vận dụng kiến thức để phát huy năng lực và sự sáng tạo trong ngành.
Mã ngành Công nghệ phần mềm là 7480103 với các tổ hợp môn xét tuyển phổ biến là A00 (Toán – Vật lý – Hóa học); A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh) và D01 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh). Tùy theo từng trường mà điểm chuẩn trong năm 2022 thấp nhất là 15 điểm và cao nhất là 28.05 điểm.
4. Tố chất cần có của sinh viên ngành Công nghệ phần mềm
Để trở thành một sinh viên xuất sắc cũng như là một chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm sau này, sinh viên cần chuẩn bị cho mình những tố chất sau:
Niềm đam mê, yêu thích trong lĩnh vực công nghệ: Đây là yếu tố tiên quyết để giúp bạn theo đuổi và thành công trong ngành này. Niềm đam mê công nghệ sẽ giúp bạn trở nên nhạy bén trong quá trình học tập và làm việc, đồng thời vượt qua mọi khó khăn và áp lực trên con đường theo đuổi ước mơ của mình.
Có tính tư duy, sáng tạo: Công nghệ phần mềm là ngành nghề yêu cầu nhiều về tư duy phân tích, năng lực tối ưu hóa các giải pháp để đưa ra những ứng dụng thực tiễn và đạt hiệu quả cao nhất.
Tính tỉ mỉ, chính xác trong công việc: Tính chính xác trong công việc là yêu cầu bắt buộc phải có của mọi ngành khoa học, bao gồm cả Công nghệ phần mềm. trong suốt quá trình thiết kế một phần mềm, ứng dụng, chỉ cần một sai sót nhỏ phát sinh là tổng thể chương trình sẽ không thể hoạt động theo ý muốn.
Tinh thần ham học hỏi: Công nghệ phần mềm là ngành nghề thay đổi và cập nhật liên tục, kiến thức hôm nay có thể trở nên lạc hậu vào ngày mai. Chính vì vậy khi theo học ngành này, bạn cần liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức nhằm bắt kịp tốc độ phát triển trong lĩnh vực này.
Trình độ ngoại ngữ: Công nghệ phần mềm là ngành nghề mang tính chất quốc tế. Do đó, việc sở hữu trình độ ngoại ngữ từ mức khá trở lên sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các số liệu kỹ thuật chuyên môn và cập nhật những nội dung mới về công nghệ. Đồng thời, tăng cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
Lời kết
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, cuộc sống của mỗi chúng ta đã và đang ngày càng trở nên tiện lợi hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ phần mềm và ứng dụng công nghệ. Xu hướng này cũng kéo theo nhu cầu việc làm của ngành công nghệ phần mềm dẫn trở nên cấp thiết, thu hút sự quan tâm rất lớn của các bạn trẻ.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển nguồn nhân lực ngành công nghệ, kỹ thuật phần mềm với mức lương vô cùng hấp dẫn. Tùy vào mong muốn và năng lực, các ứng viên có thể tìm việc làm ngành kỹ thuật phần mềm ở các kênh truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp, trường học… hoặc truy cập vào các trang việc làm uy tín.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh lập trình
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh IT
Mức lương của thực tập sinh IT là bao nhiêu?
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: