Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Có đáp án)
Câu 1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nguyên nhân pháp luật ra đời là?
A. Do có sự chia rẽ trong xã hội
B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội
C. Do thượng đế tạo ra
D. Do các thành viên trong xã hội ban hành
Câu 2. Pháp luật chưa tồn tại trong xã hội nào?
A. Xã hội Phong kiến
B. Xã hội Cộng sản nguyên thủy
C. Xã hội Tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội Chiếm hữu nô lệ
Câu 3. Mối quan hệ giữa cộng đồng trong xã hội nguyên thủy được điều chỉnh bởi?
A. Tập quán
B. Tín điều tôn giáo
C. Pháp luật
D. Quy phạm xã hội
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng khi nghiên cứu về sự ra đời của pháp luật?
A. Pháp luật là những quy tắc xã hội được lưu truyền qua nhiều thế hệ
B. Nhà nước đã nâng tập quán từng tồn tại trở thành pháp luật
C. Giai cấp thống trị đã chọn lọc những quy phạm xã hội còn phù hợp và ban hành các quy định mới để trở thành pháp luật
D. Pháp luật ra đời là kết quả của cuộc tranh giành giữa các giai cấp
Câu 5. Pháp luật là sản phẩm của?
A.Tôn giáo
B. Đảng phái chính trị
C. Đạo đức
D. Nhà nước
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự ra đời của pháp luật?
A. Pháp luật ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội mà không cần đến vai trò của Nhà nước
B. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
C. Ý chí chủ quan của Nhà nước được nâng thành pháp luật
D. Pháp luật là sự thỏa hiệp về ý chí của mọi người trong xã hội
Câu 7. Pháp luật là phương tiện để khẳng định vai trò của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội, đây là nội dung thể hiện?
A.Thuộc tính của pháp luật
B. Bản chất giai cấp của pháp luật
C. Bản chất của pháp luật
D. Bản chất xã hội của pháp luật
Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?
A. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội
B. Pháp luật luôn chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
C. Trong mọi chế độ xã hội, pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân
D. Bản chất giai cấp của pháp luật quan trọng hơn bản chất xã hội
Câu 9. Nhận định nào sau đây sai khi bàn về bản chất của pháp luật?
A. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước
C. Trong mọi chế độ xã hội, pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân
D. Tùy vào mỗi kiểu pháp luật khác nhau, bản chất giai cấp hay bản chất xã hội sẽ thể hiện rõ nét hơn
Câu 10. Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội?
A. Chủ yếu, quan trọng
B. Điển hình, quan trọng
C. Phổ biến, điển hình
D. Tất cả các quan hệ xã hội
Câu 11. Tính quy phạm của pháp luật thể hiện giới hạn cần thiết để các chủ thể pháp luật tự do xử sự trong khuôn khổ Nhà nước quy định, giới hạn đó xác định ở các khía cạnh sau?
A. Cho phép thực hiện
B. Cấm đoán thực hiện
C. Bắt buộc thực hiện
D. Bao gồm các đáp án
Câu 12. Nội dung nào sau đây phù hợp với tính quy phạm và phổ biến của pháp luật?
A. Phạm vi tác động của quy phạm xã hội rộng hơn so với pháp luật
B. Ai cũng cần phải thực hiện theo các tín điều tôn giáo được ban hành
C. Cơ quan có quyền ban hành pháp luật thì cũng có quyền không thực hiện pháp luật
D. Phạm vi tác động của pháp luật rộng lớn cả về không gian, thời gian và đối tượng áp dụng
Câu 13. Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?
A. Tính cưỡng chế
B. Tính rộng rãi
C. Tính xã hội
D. Tồn tại trong thời gian dài
Câu 14. Pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu và xác định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ đó, thể hiện?
A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật
B. Chức năng của pháp luật
C. Chức năng giáo dục của pháp luật
D. Nhiệm vụ của pháp luật
Câu 15. Nhận định nào sau đây sai khi đề cập đến chức năng của pháp luật?
A. Pháp luật bảo vệ tất cả các quan hệ xã hội
B. Pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội chủ yếu, tạo hành lang pháp lý an toàn cho quan
hệ xã hội đó tồn tại, phát triển
C. Chức năng giáo dục của pháp luật thể hiện tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật và
phòng ngừa chung cho toàn xã hội
D. Không đáp án nào sai
Câu 16. Người lao động đình công theo quy định pháp luật đòi tăng lương, giảm giờ làm, thể
hiện vai trò nào sau đây của pháp luật?
A. Pháp luật làm ổn định những quan hệ mới
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội
C. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
D. Pháp luật là cơ sở để tạo lập mối quan hệ đối ngoại
Câu 17. Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Pháp luật và Nhà nước đều là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
B. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
C. Nhà nước đứng trên pháp luật vì Nhà nước ban hành ra pháp luật
D. Pháp luật là phương tiện để tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước
Câu 18. Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Pháp luật và Nhà nước có chung điều kiện ra đời, tồn tại, thay đổi và tiêu vong
B. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
C. Pháp luật đứng trên Nhà nước vì nó là cơ sở pháp lý thừa nhận sự tồn tại của Nhà nước
D. Tương ứng với mỗi kiểu Nhà nước thì có một kiểu pháp luật
Câu 19. Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?
A. Tổ chức tôn giáo
B. Giai cấp thống trị
C. Nhà nước và xã hội
D. Nhân dân
Câu 20. Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Đó là mối quan hệ giữa cơ sở thượng tầng và hạ tầng kiến trúc
B. Pháp luật tác động đến kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
C. Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật
D. Pháp luật có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ đến kinh tế
Câu 21. Pháp luật công khai quy định về chế độ bóc lột nô lệ, thể hiện sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, đây là đặc điểm của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Bao gồm các đáp án
Câu 22. Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền tự do dân chủ của nhân dân; hạn chế sự bóc lột, bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Đây là đặc điểm của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Các đáp án đều sai
Câu 23. Pháp luật quy định đẳng cấp trong xã hội và đặc quyền, đặc lợi của địa chủ, phong kiến. Đây là đặc trưng của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Pháp luật XHCN
Câu 24. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: .....là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật?
A. Kiểu pháp luật
B. Hình thức pháp luật
C. Hình thức Nhà nước
D. Hình thức văn bản
Câu 25. Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật là hai khái niệm?
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Đối lập nhau
D. Tương tự nhau
Câu 26. Hiện nay Việt Nam áp dụng hình thức pháp luật nào?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản luật
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Án lệ pháp
Câu 27. Việc phân định kiểu pháp luật là dựa trên cơ sở?
A Hình thái kinh tế - xã hội và bản chất Nhà nước
B. Hình thái kinh tế - xã hội
C. Kiểu Nhà nước
D. Hình thức Nhà nước
Câu 28. Kiểu pháp luật..... thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa hai cấp đối kháng trong xã hội,công khai thừa nhận nô lệ không phải là công dân, họ là tài sản của.....?
A. Phong kiến - giai cấp địa chủ
B. Tư sản - giai cấp thống trị
C. Chủ nô - giai cấp phong kiến
D. Chủ nô - giai cấp chủ nô
Câu 29. Trong lịch sử xã hội đã tồn tại các hình thức pháp luật sau?
A. Tập quán pháp
B. Án lệ pháp
C. Tiền lệ pháp
D. Các đáp án đều sai
Câu 30. Trong lịch sử xã hội đã tồn tại các hình thức pháp luật sau?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Tiền lệ pháp
D. Bao gồm các đáp án
Câu 31. Hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy địnhthành cách xử sự chung là hình thức pháp luật nào sau đây?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Tiền lệ pháp
D. Tiền lệ pháp và tập quán pháp
Câu 32. Nhận định nào sau đây là sai khi đề cập về tập quán pháp?
A. Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
B. Hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất là tập quán pháp
C. Tất cả các tập quán đều trở thành pháp luật
D. Hiện nay hình thức tập quán pháp được sử dụng hạn chế tại một số nước
Câu 33. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
B. Hình thức tập quán pháp được sử dụng nhiều trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất
D. Hình thức tiền lệ pháp còn gọi là án lệ pháp
Câu 34. Việc Nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xét xử trước đây làm mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra về sau gọi là hình thức pháp luật nào?
A. Luật lệ pháp
B. Tiền lệ pháp
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Tương tự pháp
Câu 35. Khẳng định nào sau đây sai khi đề cập về hình thức tiền lệ pháp?
A. Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xét xử trước đây làm mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra về sau
B. Hiện nay hình thức tiền lệ pháp được áp dụng phổ biến ở một số nước như Anh, Mỹ, Việt Nam
C. Hạn chế của hình thức tiền lệ pháp là dễ tạo ra sự tùy tiện khi xử lý vi phạm
D. Việc áp dụng án lệ pháp phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ
Câu 36. Hình thức pháp luật này ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia vì nó khắc phục được những hạn chế của các hình thức pháp luật khác và có tính rõ ràng, cụ thể, được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, đó là?
A. Tiền lệ pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Văn bản luật
D. Tập quán pháp
Câu 37. Đáp án nào sau đây không thuộc kiểu pháp luật chủ nô?
A. Bộ luật Hammurabi
B. Quốc triều hình luật
C. Bộ luật Manu
D. Luật Đôracông
Câu 38. Trong các bộ luật nổi tiếng sau thuộc kiểu pháp luật chủ nô, bộ luật nào hoàn thiện nhất?
A. Bộ luật Hammurabi của Nhà nước CHNL Babilon
B. Bộ luật Manu của Nhà nước CHNL Ấn Độ
C. Luật mười hai bảng của Nhà nước CHNL La Mã
D. Luật Đôracông của Nhà nước CHNL Hy Lạp
Câu 39. Để bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, Nhà nước có những biện pháp nào?
A. Biện pháp về mặt kinh tế
B. Biện pháp về mặt tổ chức
C. Biện pháp cưỡng chế Nhà nước
D. Bao gồm các đáp án
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
A |
C |
B |
B |
B |
A |
C |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
A |
A |
A |
C |
C |
C |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
D |
B |
B |
A |
C |
C |
D |
D |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
|
A |
C |
B |
B |
B |
B |
B |
A |
D |
|
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Chương 3: Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật
Chương 4: Quan hệ pháp luật
Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Chương 6: Pháp chế XHCN và Nhà nước pháp quyền
Chương 7: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh luật mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất
Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?