1. CV là gì?
CV (hay còn gọi là Curriculum Vitae) là bảng tóm tắt về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học tập cũng như các kỹ năng bản thân của ứng viên khi nộp đơn ứng tuyển, nhằm mục đích thuyết phục nhà tuyển dụng vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. TOP 4 Kinh nghiệm viết CV cho người mới đi làm
Thiết kế CV cho từng vị trí ứng tuyển
Khi nộp đơn ứng tuyển, các sinh viên mới ra trường thường có xu hướng gửi đại trà 1 CV cho vị trí công việc khác nhau ở những tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Điều này có thể lại là một điểm trừ, vì CV dành cho sinh viên mới ra trường có thể hợp với ngành này, nhưng lại không hợp với ngành khác.
Chính vì thế, bạn cần nghiên cứu thật rõ công việc và công ty bạn đang ứng tuyển. Các yếu tố về văn hóa, con người, sứ mệnh,… của doanh nghiệp sẽ giúp bạn biết xem CV này liệu đã phù hợp với họ hay chưa. Hãy chỉnh sửa về nội dung cũng như hình thức để CV của bạn phù hợp nhất với vị trí mà bạn ứng tuyển.
Thiết kế gọn gàng, bố cục phù hợp
Một nghiên cứu về thói quen đọc CV dành cho sinh viên mới ra trường của nhà tuyển dụng chỉ ra rằng họ sẽ “đánh giá cao những CV có hệ thống phân cấp thông tin rõ ràng và dễ đọc”.
Chính vì thế, CV của bạn nên được đọc từ trên xuống dưới với bố cục, câu chữ rõ ràng, rành mạch. Nếu là “lính mới” trong thế giới công sở, hãy bắt đầu với những mẫu thiết kế CV đơn giản thật gọn gàng với bố cục phù hợp để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt những thông tin của bạn.
Sử dụng các keyword
Đối với những doanh nghiệp có quy mô, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Hệ thống theo dõi ứng viên để quét tất cả những CV mà họ nhận được. Phần mềm ATS giúp nhà tuyển dụng quét các CV có chứa những thuộc tính, đặc điểm mà họ đang tìm kiếm.
Vì vậy, bạn nên chắt lọc những từ khóa thật đắt để chèn vào CV của mình ở những nơi dễ thấy nhất.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Graphic Designer, các từ khóa quan trọng có thể là: Photoshop, thiết kế, đồ họa,…
Thêm dẫn chứng cụ thể cho phần mô tả kinh nghiệm
Các nhà tuyển dụng thường xuyên sàng lọc CV dành cho sinh viên mới ra trường bằng cách xem xét phần mô tả kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ ghi những gạch đầu dòng ngắn ngủn và mong chờ họ thấy được tiềm năng của mình.
Bạn nên có những mô tả khái quát để nhà tuyển dụng nhìn thấy được những tố chất liên quan đối với công việc mà họ đang cần tuyển.
Đọc thêm: 5 ưu thế khi ứng viên có ngoại ngữ trong CV
3. Cách viết CV tìm việc cho người mới đi làm
Định hướng nghề nghiệp
Phần giới thiệu bản thân trong CV là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ để mắt tới. Hãy dành từ 3 đến 5 câu để nói về bản thân của bạn, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp cũng như những kỹ năng giúp bạn là ứng viên hoàn hảo cho vị trí đó. Hãy biến câu tóm tắt này thành một lời khẳng định thực tế và có liên quan. Câu khẳng định ấy nên:
- Xuất hiện ở đầu CV của bạn
- Độ dài trong khoảng 2-4 câu đơn.
- Hãy trình bày tổng quan về tình hình hiện tại của bạn – “Tôi vừa tốt nghiệp ngành…”
- Tích cực và sôi nổi
- Cụ thể chi tiết những gì bạn muốn làm – “Tôi đang tìm kiếm một công việc với tư cách là … trong lĩnh vực …”
Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân
Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong CV dành cho sinh viên mới ra trường. Bởi lẽ, đây là tiêu chuẩn chung và được yêu cầu bởi tất cả các nhà tuyển dụng. Các yếu tố cần thiết bao gồm:
- Tên
- Địa chỉ bưu điện
- Địa chỉ email
- Số điện thoại
Liệt kê các kỹ năng liên quan đến công việc
Hãy đảm bảo rằng những kỹ năng bạn đưa vào CV phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Để làm được điều này, hãy dành thời gian nghiên cứu mô tả công việc của vị trí đó.
Bạn cũng cần phải điều chỉnh phần này cho từng công việc mình ứng tuyển. Sẽ rất khó để có thể đáp ứng yêu cầu của tất cả các công việc chỉ với một bộ kỹ năng chung. Điều quan trọng là nhà tuyển dụng nhận thấy được rằng bạn thật sự hứng thú với một vị trí trong công ty họ thông qua việc đầu tư thời gian để làm CV dành riêng cho vị trí đó.
Các chứng chỉ, bằng cấp
Một lời khuyên cũng nên cân nhắc khi viết CV cho người mới đi làm không có kinh nghiệm chính là thêm vào những chứng chỉ và dự án quan trọng bạn đã làm trong quá trình được đào tạo tại trường học. Những dự án này sẽ trở thành bằng chứng tốt nhất cho các kỹ năng bạn đưa ra. Điều này sẽ hiệu quả hơn nếu việc học của bạn liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Chúng có thể không phải là công việc được trả lương, nhưng bạn chắc chắn sẽ thu được một số kỹ năng mềm thông qua những hoạt động đó. Những kỹ năng mềm này hoàn toàn có thể trở thành một điểm cộng cho hồ sơ của bạn. Bạn có thể thiếu kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc, nhưng đừng nghèo nàn kinh nghiệm sống trong mắt nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Viết điểm yếu trong CV thế nào? Ví dụ các điểm yếu trong CV
4. Tham khảo các mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm
Đọc thêm: Người tham chiếu trong CV là gì? Cách chọn người tham chiếu CV chính xác
Biết cách viết CV chính là một công cụ để bạn khẳng định năng lực và mang đến cho nhà tuyển dụng những thông tin đắt giá nhất về bạn. Qua bài viết này,1900 - tin tức việc làm đã cung cấp thêm đến bạn những thông tin hữu ích về cách viết CV cho người mới đi làm. Hy vọng qua đó, bạn có thể hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!