1. Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) – mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm, để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.
Nói cách khác, Trade Marketing là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing, biến các hoạt động Marketing trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại. Tức là, bạn đầu tư tiền vào các hoạt động Marketing, thì bạn sẽ thu ngay nguồn tiền về trên thị trường.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024
2. Khác biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing
Căn bản nhất, Brand Marketing là những hoạt động thường tập trung vào người tiêu dùng (consumers). Ví dụ như: quảng cáo TVC, tổ chức sự kiện, PR, digital,...
Trong khi đó, Trade Marketing lại thực hiện những hoạt động liên quan đến Shoppers (người mua hàng) như khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày,....
Nói cách khác, Brand Marketing sẽ thực hiện các chiến dịch nhằm chiếm lấy tâm trí người tiêu dùng (Win In Mind), còn Trade Marketing sẽ là những công việc giúp nhãn hàng chiến thắng tại điểm bán (Win In Store).
3. Các đối tượng của Trade Marketing
Để hiểu rõ hơn về Trade Marketing, các bạn cần phải nắm được những khái niệm người tiêu dùng, người mua hàng, khách hàng của công ty. Nếu đối tượng chính của Brand Marketing là Consumers, thì với Trade Marketing chính là Shoppers và các đối tác lớn nhỏ trong hệ thống phân phối (khách hàng - Customer). Hãy xem qua mô hình trong bài viết.
Tương tác giữa công ty và người tiêu dùng là Brand Marketing, công ty và khách hàng được gọi là Customer Marketing (hoạt động thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá, thi đua bán hàng,...), các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng là Shopper Marketing (thúc đẩy người mua hàng trong cửa hiệu như trưng bày, hoạt náo,...).
Như vậy Trade Marketing sẽ đảm đương 2 nhiệm vụ là Consumer Marketing và Shopper Marketing. Và điểm bán POP (point of purchase) là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing dẫn đến quyết định mua hàng cuối cùng.
Đọc thêm: Việc làm dành cho trader marketing mới nhất
4.Mô tả công việc trade marketing
Trade marketing là một công việc khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay, chính vì vậy nhiều người thường đặt câu hỏi công việc cụ thể của nhân viên trade marketing là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra bản mô tả công việc trade marketing để các bạn hiểu hơn về công việc mới mẻ này nhé.
Một nhân viên trade marketing thường sẽ phải làm những công việc sau đây:
- Tiến hành thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ, thị trường nhằm phân tích báo cáo về biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và sử dụng, các kế hoạch trade marketing của đối thủ.
- Làm cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược marketing dựa trên định hướng phát triển thương hiệu công ty.
- Tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trưng bày điểm bán, treo gắn vật phẩm quảng cáo... và các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm đảm bảo sự hiện diện vượt trội của các sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Phối hợp cùng với các bộ phận khác trong công ty và các đối tượng kinh doanh để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
- Giám sát, đánh giá các hoạt động trưng bày POSM (POSM - là tổng hợp tất cả các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, hội chợ, triển lãm nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu), quảng cáo triển khai theo tiến độ đề ra.
- Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
Đọc thêm: Interior design là gì? Mức lương, công việc thiết kế nội thất hiện nay
5. Yêu cầu công việc của vị trí trade marketing
Là một phần của marketing, vị trí trade marketing cũng có những yêu cầu công việc tương đối đa dạng. Dưới đây là những yêu cầu công việc của vị trí trade marketing mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần:
- Tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành marketing.
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí trade marketing là một lợi thế.
- Thành thạo tin học văn phòng.
- Có khả năng phân tích số liệu của công ty và đối thủ.
- Nhạy cảm về kinh doanh, kinh tế và thị trường, hiểu được nhu cầu của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp.
- Có tư duy logic và sáng tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm.
- Có khả năng đàm phán.
- Thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc.
- Có nền tảng thể lực tốt vì đặc thù công việc cần di chuyển nhiều và sẵn sàng làm thêm giờ.
6. Bảy hình thức trading marketing phổ biến nhất hiện nay
Tùy vào tính chất và đặc điểm của mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu mà cần áp dụng hình thức trade marketing khác nhau. Lưu ý rằng, tất cả các hoạt động đều hướng đến mục tiêu chiến thắng tại điểm bán, giúp thay đổi hành vị và quyết định của người mua hàng. Từ đó, tạo nên kết quả doanh số và lợi nhuận như kỳ vọng của doanh nghiệp.
Dưới đây là 7 hình thức trading marketing phổ biến được nhiều thương hiệu áp dụng thành công:
Đọc thêm: Fashionista là gì? Bíp kíp trở thành fashionista phong cách
Triển lãm thương mại
Là là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ưa chuộng chọn làm. Ưu điểm của hình thức này là có được sự tập trung của nhiều nhãn hàng thuộc lĩnh vực nhất định trong cùng một không gian. Tại đây, bạn có cơ hội tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho nhiều nhà phân phối hơn.
Chiết khấu thương mại
Đây là hình thức tiếp thị từ nhà sản xuất, doanh nghiệp dành cho các nhà phân phối, nhà bán sỉ để thúc đẩy họ mua thêm sản phẩm và trở thành khách hàng thân thiết trong hệ thống phân phối của mình. Bạn có thể xây dựng cơ chế chiết khấu thương mại dựa trên phân loại nhà phân phối khác nhau để có mức phù hợp và tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy họ mua hàng nhiều hơn để có chiết khấu tốt hơn.
Xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động khuyến mãi tại điểm bán, như các chương trình khuyến mãi trong các siêu thị hay trung tâm thương mại. Đây là một hoạt động không chỉ giúp tăng doanh số của doanh nghiệp mà còn của nhà các nhà phân phối.
Xây dựng và phát triển quan hệ với đối tác
Việc có thể duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, chuỗi cung ứng là điều rất quan trọng đối với việc đạt được mục tiêu về doanh thu. Bạn luôn phải đảm bảo giữ các mối quan hệ, đặc biệt là đối với tập khách hàng tiềm năng thông qua nhiều hình thức khác nhau: email, truyền thông xã hội,...
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Hoạt động này có thể kết hợp với brand marketing để có chiến lược dài hạn và nhiều điểm chạm hơn. Xây dựng thương hiệu các lớn càng có được lòng tin của khách hàng, thúc đẩy quyết định mua hàng và sự trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp.
Trade marketing online
Khi công nghệ càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh và marketing, thì bắt buộc hoạt động trade marketing không chỉ diễn ra ở điểm bán mà còn phát triển nhanh chóng ở nền tảng online. Bạn có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng, nhà phân phối ở hầu hết các khu vực, tiềm năng phát triển kinh doanh vô cùng lớn.
Truyền thông báo chí
Nhà phân phối rất quan trọng về uy tín và chất lượng của nhãn hàng. Do vậy, việc truyền thông sản phẩm thông qua các nền tảng uy tín như báo chí hoặc website của ngành vừa khẳng định được vị thế của doanh nghiệp, vừa thu hút sự chú ý và tạo sự an tâm cho các đối tác, nhà phân phối.
Đọc thêm: Tiếng Anh văn phòng là gì? Tổng hợp thuật ngữ Tiếng anh văn phòng thông dụng
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Trade Marketing . Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Trade Marketing và thực hành hiệu quả.