Trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản, ý nghĩa Đại hội VI (1986) của Đảng? Vì sao Đảng ta lại tiến hành đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội VI (1986)? | Câu hỏi ôn tập học phần Lịch sử Đảng | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản, ý nghĩa Đại hội VI (1986) của Đảng? Vì sao Đảng ta lại tiến hành đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội VI (1986)? Đề cương ôn tập cuối học kỳ môn học Lịch sử Đảng.

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Tình hình thế giới:

+ Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh

+ Xu thế của thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại

+ Các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành cải cách, cải tổ đất nước

- Tình hình trong nước:

Trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản, ý nghĩa Đại hội VI (1986) của Đảng? Vì sao Đảng ta lại tiến hành đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội VI (1986)? | Câu hỏi ôn tập học phần Lịch sử Đảng | Đại học Sư Phạm Hà Nội - Ảnh 1+ Các thế lực thù địch bao vây, cấm vận

+ Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng

=> Đổi mới là tất yếu, Đại hội VI (1986) đã tiến hành đổi mới đất nước

2. Nội dung

- Đại hội đánh giá đúng sự thật những thành tựu và khuyết điểm của Đảng từ 1975 – 1986

- Nêu ra bốn bài học quan trọng:

+ Lấy dân làm gốc (xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân)

+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng theo quy luật khách quan

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

+ Chăm lo xây dựng Đảng

- Đại hội chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung hành chính quan liêu bao cấp chuyển sang kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.

- Đại hội đã khẳng định chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài; Xác định được nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên.

- Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng an ninh của đất nước để bảo vệ tổ quốc

- Đối ngoại góp phần quan trọng: Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; Phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên thế giới đặc biệt tăng cường quan hệ ba nước Đông Dương.

- Trong công tác xây dựng Đảng, cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đổi mới công tác cán bộ...

3. Ý nghĩa

- Đại hội VI là đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Các văn kiện của Đại hội mang tính khoa học và cách mạng, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

4. Giải thích vì sao

Do hoàn cảnh lịch sử đã trình bày ở trên và quá trình tìm tòi đổi mới từng phần từ 1979 – 1986 đã tạo tiền đề, động lực, quyết tâm đổi mới đất nước.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử Đảng của sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị? Vì sao trong quá trình học tập môn học cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn?

Câu 2: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?

Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

Câu 6: Trình bày chủ trương chiến lược mới của Đảng giai đoạn 1939-1945? Vì sao Đảng ta “phải thay đổi chiến lược”?

Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?

Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?

Câu 9: Phân tích phương châm kháng chiến toàn quốc của Đảng: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính?

Câu 10: Phân tích nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam được Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng thông qua?

Câu 11: Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)?

Câu 12: Trình bày hoàn cảnh và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Thực chất chủ trương cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới này là gì?

Câu 13: Bằng hiện thực lịch sử, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định sau: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”

Câu 14: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975?

Câu 15: Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).

Câu 17: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện trong Cương lĩnh chính trị năm 1991?

Câu 18: Trình bày những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta? Vì sao những thắng lợi đó được coi là những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!