1. Vai trò văn hóa
- Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng:
+ Văn hóa là mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ. Như vậy cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.
Văn hóa là mục tiêu nhìn một cách tổng quát là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về cái chân, thiệ, mĩ, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Văn hóa là động lực:
- Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển.
- Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
- Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
- Văn hóa giáo dục giúp diệt giặc dốt, nâng cao sự hiểu biết của con người, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cách mạng.
- Văn hóa đạo đức lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới giá trị chân, thiện, mĩ.
- Văn hóa pháp luật đảm bảo dân chủ, trật tự, kỉ cương, phép nước.
- Văn hóa là một mặt trận:
+ Văn hóa là một trong 4 nội dung chính của đời sống kinh tế- xã hội, quan trọng ngang các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Nó có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt trên cuộc đấu tranh văn hóa-tư tưởng.
+ Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
+ Nội dung văn hóa phong phú bao gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống. Cần đi sâu vào thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, phê bình nghiêm khắc những thói xấu, ca ngợi điều tốt.
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:
+ Quần chúng nhân dân là những người sáng tác hoặc cung cấp tư liệu đồng thời cũng là người thẩm định khách quan, chính xác các sản phẩm văn nghệ.
+ Theo Hồ Chí Minh, mọi hoạt động văn hóa phải phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
+ Văn hóa phải phục vụ cho nhân dân, vì nhân dân, phải miêu tả cho hay cho thật, cho hùng hồ, phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào?
2. Tính chất của văn hóa
Có 3 tính chất bao gồm tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
Tính dân tộc
|
Tính khoa học
|
Tính đại chúng
|
Mang đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc. Đó là: chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường...của dân tộc.
|
Thể hiện ở tính hiện đại, tiến tiến, phù hợp với thời đại. Muốn có phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nghĩa duy tâm, mê tín dị đoan, phải biết gặn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
|
Thể hiện ở chỗ văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.
|
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử Đảng của sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị? Vì sao trong quá trình học tập môn học cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn?
Câu 2: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu 6: Trình bày chủ trương chiến lược mới của Đảng giai đoạn 1939-1945? Vì sao Đảng ta “phải thay đổi chiến lược”?
Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?
Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?
Câu 9: Phân tích phương châm kháng chiến toàn quốc của Đảng: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính?
Câu 10: Phân tích nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam được Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng thông qua?
Câu 11: Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)?
Câu 12: Trình bày hoàn cảnh và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Thực chất chủ trương cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới này là gì?
Câu 13: Bằng hiện thực lịch sử, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định sau: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”
Câu 14: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975?
Câu 15: Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).
Câu 17: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện trong Cương lĩnh chính trị năm 1991?
Câu 18: Trình bày những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta? Vì sao những thắng lợi đó được coi là những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?
Được cập nhật 30/03/2024
481 lượt xem