Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin Đại học Công nghệ - ĐHQGHN 2023

Bài viết dưới đây tìm hiểu những cập nhật và thông tin mới nhất của ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Đại học Công nghệ tuyển sinh 640 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin

Cụ thể, trong năm 2023, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN dự kiến tuyển sinh 640 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin, trong đó chương trình chuẩn có 150 chỉ tiêu cho ngành CNTT và 60 chỉ tiêu cho CNTT định hướng thị trường Nhật Bản. Ngoài ra trường còn bổ sung 430 chỉ tiêu cho chương trình chất lượng cao gồm Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính và Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Đại học Công nghệ - ĐHQGHN tuyển sinh theo 7 phương thức chính.

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, được công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức còn hiệu lực

Điều kiện xét tuyển: Các ngành có mã xét tuyển là CN1, CN2, CN8, CN9, CN11, CN12, CN14, CN15, CN16, CN17:

  • Điểm thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức ≥ 90/150 điểm.
  • Các ngành còn lại: Điểm thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức ≥ 80/150 điểm.

Lưu ý: Kết quả thi ĐGNL phải còn hiệu lực (2 năm kể từ ngày dự thi).

Xét chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT)

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh có 1 trong các chứng chỉ quốc tế đạt mức điểm nhận hồ sơ như sau:

  • SAT: Điểm từ 1100/1600. Thí sinh khi đăng ký thi SAT phải đăng ký mã của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT là 7853-Vietnam National University-Hanoi;
  •  A-Level: Điểm mỗi môn của 3 môn Toán, Lý, Hóa ≥ 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
  • ACT: Từ 22/36 điểm.

Tính điểm xét tuyển:

  • ĐXT = Điểm SAT x 30/1600 + Điểm ưu tiên (nếu có)
  • ĐXT (A-Level) =  (Toán + Lý + Hóa)/10 + Điểm ưu tiên (nếu có)
  • ĐXT = Điểm ACT x 30/36 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Điều kiện xét tuyển: Có chứng chỉ IELTS ≥ 5.5 hoặc TOEFL iBT ≥ 65 (chứng chỉ còn hạn tới ngày đăng ký xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi Toán và Lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ≥ 14.0 điểm. Tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm quy đổi + Tổng điểm Toán, Lý

Bảng quy đổi điểm Tiếng Anh từ chứng chỉ quốc tế như sau:

A picture containing text, screenshot, number, font 
Description automatically generated

Xét tuyển thí sinh dự bị đại học

Thí sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình dự bị của các trường dự bị đại học, tốt nghiệp năm 2022 được xét tuyển phải đáp ứng được yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (là tổng điểm thi THPT của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm 2022) của ngành tương ứng năm 2022, Nhà trường xét tuyển theo thứ tự từ cao xuống thấp theo điểm thi THPT năm 2022 cho đến hết chỉ tiêu được phân bổ

Ngoài ra, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN cũng Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh và cơ chế đặc thù của ĐHQGHN và Xét ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT và cơ chế đặc thù của ĐHQGHN. \

Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên quản trị hệ thống, mạng

2. Ngành CNTT tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Tổng quan ngành CNTT tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Đại học Công nghệ – ĐHQGHN thuộc TOP đầu trên cả nước về lĩnh vực đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin. Vào năm 1995, UET mới  thành lập riêng Khoa CNTT. Tuy nhiên, từ năm 1965 trường đã đào tạo CNTT thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Ở UET, CNTT được coi là một ngành mũi nhọn, được thành lập ra với sứ mệnh

  • Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến về Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
  • Tiên phong tiếp cận các giá trị thời đại trong  khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thời gian học tập CNTT tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Khối lượng kiến thức đào tạo là 135 tín chỉ (Trong đó Khối kiến thức chung trong ĐHQG: 29 tín; Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: 18 tín chỉ, Khối kiến thức chung theo khối ngành: 9 tín chỉ; Khối kiến theo nhóm ngành: 22 tín chỉ, và Khối kiến thức ngành: 57 tín chỉ). 

Thời gian học tập đối với bằng tốt nghiệp Cử nhân là 4 năm và bằng tốt nghiệp Kỹ sư là 4,5 năm. 

5 bộ môn trong khoa CNTT tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

  • Bộ môn Hệ thống Thông tin: phát triển đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Phổ hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ của Bộ môn dựa trên bốn định hướng chính sau: Công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu, Cơ sở dữ liệu và Hệ thông tin địa lý (GIS), Tích hợp dịch vụ và An toàn và bảo mật thông tin.
  • Bộ môn Công nghệ Phần mềm (CNPM): đảm nhận vai trò quan trọng trong phát triển các ngành và chuyên ngành tại khoa CNTT, bao gồm cả đào tạo cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Giảng viên của bộ môn tham gia xây dựng khung chương trình, đề cương chi tiết, xây dựng giáo trình, giảng dạy nhiều môn học cơ sở của CNTT và các môn chuyên ngành theo định hướng CNPM.
  • Bộ môn Khoa học Máy tính: Các cán bộ, giảng viên của Bộ môn được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực trong Khoa học máy tính. Bộ môn có chiến lược tập trung vào các hướng nghiên cứu chủ đạo là “Học máy thống kê và ứng dụng” và “Xử lý ngôn ngữ tự nhiên”. Bộ môn định hướng phát triển tiếp các hướng trong tương lai về xử lý tiếng nói, xử lý ảnh.

 

  • Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật tính toán: chức năng nhiệm vụ phụ trách một số môn cơ bản liên quan đến khoa học và kỹ thuật như: Các môn toán chung của trường, Toán rời rạc, Xử lý số tín hiệu, Xác suất – Thống kê, Tối ưu hóa và Phương pháp tính. Ngoài ra, Bộ môn còn phụ trách phát triển phong trào Olympic như Olympic toán toàn quốc, Olympic tin học toàn quốc.
  • Bộ môn Mạng và Truyền thông Máy tính: nhiệm vụ giảng dạy các môn học thuộc ngành và chuyên ngành Mạng và Truyền thông máy tính ở bậc đại học và sau đại học; hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học và luận văn tiến sỹ; thực hiện các nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực Mạng và Truyền thông máy tính. 

Các cán bộ của bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến trong lĩnh vực mạng và truyền thông như các đề tài về mạng ngang hàng, tính toán phân tán, mạng không dây, an ninh mạng,…. Bên cạnh đó, bộ môn cũng đã có một số hợp tác nghiên cứu với nhiều phòng thí nghiệm của các trường đại học trên thế giới như Đại học British Columbia (Canada), Đại học Paris Sud 11 (Pháp), Đại học North Carolina tại Charlotte, (Mỹ), Đại học Massachusetts Boston (Mỹ), Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST),….

Đọc thêm: Việc làm Nhân viên ERP

3. Mức lương ngành CNTT

  • Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 
  • Với nhân viên IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.
  • Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

4. Cơ hội việc làm ra trường

Với khối kiến thức, kỹ năng được đào tạo, thực hành tại trường, sinh viên sau  khi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo CNTT ứng tuyển các vị trí sau:

  • Công ty phần mềm (Viettel, FPT, VNPT, CNC,…): Kỹ sư lập trình, thiết kế và quản lý các dự án.
  • Các công ty sản xuất phần cứng: Kỹ sư thiết kế, chế tạo, sửa chữa các linh kiện; Kỹ sư phát triển tại các nhà máy lớn (Samsung, LG,..)
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH trong và ngoài nước.
  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư về Machine Learning
  • Lập trình viên AI
  • Trải nghiệm người dùng
  • Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP)
  • Nhà khoa học, kỹ sư về Devops
  • Kỹ sư AI
  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng
  • Kỹ sư IoT

Hiện nay, CNTT đang là xu hướng phát triển toàn cầu, là cuộc chạy đua về khoa học, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Dù trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có sự góp mặt của CNTT: y tế, giáo dục, truyền thông,.. cho nên, cơ hội việc làm là vô cùng rộng mở.

Đọc thêm: Việc làm Kỹ sư tự động hóa

5. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Từ năm 2013 tới nay, khoa thực hiện trên 50 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với sự tham gia của các cán bộ, giảng viên. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ được công bố trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Có trên 350 công trình khoa học bao gồm hơn 45 bài báo tạp chí ISI/Scopus, 43 bài Hội nghị quốc tế, 08 bài tạp chí trong nước và 20 bài tạp chí quốc tế. Hằng năm, khoa CNTT tại UET tổ chức nhiều Hội thảo khoa học mang tính quốc tế: VATA, KSE, QTNA. RIVF….

Khoa CNTT – trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN mở rộng liên kết với nhiều đối tác cả trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên khoa có cơ hội được tiếp cận, thực hành thực tiễn tại các cơ sở của đối tác. Năm 2015, UET đã thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và hợp tác doanh nghiệp (Center for Applied Research and Business Cooperation). Đây là cầu nối liên kết giữa Khoa CNTT của UET với các doanh nghiệp đối tác. Ví dụ: Toshiba, Samsung, Viettel R&D, NTT Data, Fsoft, SmartOSC…

Đọc thêm: Việc làm Lập trình viên

6. Điểm chuẩn qua các năm

Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG xét tuyển các ngành năm 2023 theo các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Hóa học, Vật lý)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

Điểm trúng tuyển trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT các năm gần nhất:

7. Học phí

Học phí trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN năm học 2023 – 2024 dự kiến như sau:

Các ngành Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ hàng không vũ trụ, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính, Vật lý kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật năng lượng, Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, Kỹ thuật Robot, Trí tuệ nhân tạo: 28.500.000 đồng/năm học.

Các ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông: 35.000.000 đồng/năm học.

Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!