Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Giao thông vận tải 2023

Bài viết dưới đây tìm hiểu những cập nhật và thông tin mới nhất về ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2023.

1. 520 chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Giao thông vận tải đưa ra đối với ngành Công nghệ thông tin

Đại học Giao thông vận tải tuyển sinh 520 chỉ tiêu cho khoa Công nghệ thông tin ở 2 cơ sở Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh với 3 phương thức tuyển sinh:

  • Sử dụng kết quả kỳ thi “Đánh giá tư duy” do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức
  • Phương thức xét tuyển kết hợp: Điểm sàn nộp hồ sơ tổng điểm trung bình kết quả học tập THPT 2 môn ((TLI: Toán + Lý, THI: Toán + Hóa) cộng điểm ưu tiên nếu có từ 15 điểm trở lên và IELTS từ 5.0)
  •  Kết quả thi Tốt nghiệp THPT, xét học bạ (CNTT Việt Anh) và tuyển thẳng: tổ hợp khối thi A00, A01, D07. 

2. Các chuyên ngành 

Tổng quan ngành CNTT tại Đại học Giao thông vận tải

Mục tiêu đào tạo:

  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhằm tạo ra các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và kỹ năng về việc phân tích, thiết kế, lập trình, đảm bảo kỹ thuật để xây dựng các phần mềm và các hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp xây dựng phát triển của xã hội.
  • Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và các chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến.

Thời gian học tập CNTT tại Đại học Giao thông vận tải

Chương trình đào tạo của trường Đại học Giao thông vận tải hướng theo mô hình tích hợp Cử nhân 4 năm – Kỹ sư 5 năm 

2 chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại Đại học Giao thông vận tải

Công nghệ thông tin 

Chương trình học khá đầy đủ với các trường đại học khác, chỉn chu từ cơ bản đến nâng cao, tạo nền tảng tư duy logic vững chắc cho sinh viên trước khi bước vào những chuyên môn chuyên ngành. 

Hệ thống các học phần tự chọn đa dạng, phù hợp với định hướng Công nghệ thông tin trở thành lập trình viên hiện nay. Chương trình bao gồm các học phần đại cương bắt buộc và các học phần tự chọn như Lập trình web, Công nghệ phần mềm nhúng, Lập trình Java, Mạng máy tính nâng cao, hệ điều hành Linux, Quản trị dự án CNTT, Luật CNTT, Internet vạn vật (IoT),…

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính đảm nhận việc giảng dạy các học phần cơ sở của ngành cho Ngành công nghệ thông tin bao gồm các học phần: Giải tích số, Lý thuyết thông tin và Entropy, Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Phân tích thiết kế thuật toán, Thuật toán và ứng dụng, An toàn và bảo mật thông tin, Lý thuyết trò chơi và ứng dụng và một số môn học là cơ sở cho sự phát triển của Công nghệ thông tin gồm: Chương trình dịch, Đặc tả phần mềm, Nguyên lý các ngôn ngữ lập trình, Đồ họa máy tính. Bên cạnh đó nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cần thiết về Khoa học máy tính và công nghệ, Bộ môn đưa vào chương trình giảng dạy môn số môn chuyên sâu như: Mô phỏng và ứng dụng, Lập trình song song, Học máy, Công nghệ Oracle, Thực tập chuyên ngành, Chuyên đề khoa học máy tính, Thực tập Tốt nghiệp và Hướng dẫn Tốt nghiệp.

Các hướng nghiên cứu của các giảng viên trong bộ môn bao gồm:

  • Học máy và trí tuệ nhân tạo
  • Khai phá dữ liệu
  • Các mô hình tính toán song song, đặc tả phần mềm và lý thuyết mã hóa.
  • Đồ họa máy tính và mô phỏng hiện thực ảo.
  • Các mô hình tính toán rời rạc, tổ hợp trên đồ thị.
  • Các mô hình xây dựng và phát triển phần mềm.

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của Ngành công nghệ thông tin:

Việc làm Trưởng phòng công nghệ thông tin

Việc làm Giáo viên công nghệ

3. Mức lương ngành CNTT

  • Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 
  • Với nhân viên ngành IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.
  • Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

4. Điểm chuẩn qua các năm

Trong năm 2022, Đại học Giao thông vận tải công bố điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin CLC, Khoa học Máy tính dao động trong khoảng 24.65-25.9 điểm với tiêu chí phụ tối thiểu điểm toán từ 8.2 trở lên và tối đa là nguyện vọng 3 trở xuống. 

5. Học phí

Trường ĐH Giao thông vận tải đã áp dụng mức thu học phí năm học 2022 - 2023 giống như năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, các ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật (khối III) có mức học phí là 353.300 đồng/tín chỉ/SV; các ngành toán, công nghệ thông tin, kỹ thuật (khối V)… có mức học phí là 415.800 đồng/tín chỉ/SV; các ngành dịch vụ, khoa học xã hội và hành vi (kinh tế), môi trường (khối VII) có mức học phí là 337.700 đồng/tín chỉ/SV.

Tính bình quân mỗi năm học mỗi sinh viên học khoảng 30 tín chỉ thì mức học phí ngành III là gần 10,6 triệu đồng/năm học/SV; ngành V gần 12,5 triệu đồng/năm học/SV; ngành VII hơn 10,1 triệu đồng/năm học/SV.

Theo quy định của Chính phủ, lộ trình tăng học phí tối đa cho năm tiếp theo là khoảng 23% so với năm 2022 - 2023. Tuy nhiên, Trường ĐH Giao thông vận tải dự kiến chỉ tăng 10%. Như vậy, dự kiến học phí năm học 2023 - 2024 của Trường ĐH Giao thông vận tải ngành cao nhất (ngành V) là hơn 13,7 triệu đồng/SV; ngành III gần 11,7 triệu đồng/SV và ngành VII gần 11,2 triệu đồng/SV.

6. Cơ hội việc làm ra trường 

Tùy thuộc lựa chọn thời gian đào tạo sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư “Công nghệ thông tin/Khoa học máy tính”, có đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các vị trí sinh viên có thể đảm nhiệm:

  • Kỹ sư phần mềm, phân tích thiết kế các hệ thống thông tin, quản lý dự án phần mềm, phân tích dữ liệu.
  • Quản trị hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng.
  • Tham gia giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng và THPT.
  • Chuyên viên triển khai phần mềm

Người học có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến ngành ở các doanh nghiệp đối tác của trường Đại học Giao thông vận tải như: Samsung SRV, Viettel Network, FPT Software, FPT Information Solution, FPT Telecom, Misa, Nashtech, Co-well vietname, CMC,…

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của Ngành công nghệ thông tin:

Việc làm Chuyên viên công nghệ thông tin

Việc làm Kỹ sư giải pháp công nghệ

7. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Giao thông vận tải

Hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ

  • Tiềm năng và thế mạnh của đơn vị: Khoa CNTT có đội ngũ giáo viên tiềm năng, hầu hết các cán bộ giảng viên của khoa đều ở độ tuổi từ 35 đến 45, trong đó có 01 PGS, 15 tiến sĩ, hơn 14 thạc sĩ trong đó có 05 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài và trong nước, đây là độ tuổi có sức trẻ và đã đủ độ chín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • Trang thiết bị: khoa CNTT có hai phòng thí nghiệm CNTT với 80 máy tính cấu hình cao, hệ thống mạng hoàn thiện, vớ cơ sở vật chất này Khoa CNTT đã triển khai có hiệu quả các hoạt động thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học cho sinh viên và cán bộ giảng viên.
  • Một số hoạt động điển hình: Với sự tích cực của các thành viên của Khoa, đến nay Khoa có hơn 20 đề tài NCKH cấp trường, 10 đề tài NCKH cấp bộ. Nhiều giảng viên đã tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về ngành CNTT, cũng như tích cực viết báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Cho đến nay cán bộ giảng viên trong Khoa đã có hơn 60 bài báo khoa học tại các hội nghị khoa học chuyên ngành và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. 

Quan hệ hợp tác

Khoa CNTT có quan hệ chính thức với nhiều tổ chức Công nghệ thông tin lớn trong nước như: Hội Tin học Việt Nam, FPT, Hài Hòa, Việt Software, Viện Công nghệ thông tin -  Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ, Khoa Công nghệ thông tin – Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viettel ICT, Samsung, ...

Trên cơ sở các quan hệ này Khoa CNTT đã tiến hành trao đổi học thuật cho giảng viên, tổ chức các hoạt động giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên và gửi sinh viên đi thực tập chuyên môn tại các đơn vị này.

Các hoạt động khác

Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên đã đi vào nề nếp, đã nhiều năm nay khoa CNTT luôn duy trì từ 20-30 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên hàng năm, các đề tài của sinh viên đã hướng tới những vấn đề hiện đại và thực tiễn đang đặt ra, một số đề tài đã được gửi đi dự thi đề tài NCSV cấp Bộ. Đội tuyển Olympic tham gia một số kỳ thi với sản phẩm lọt vào vòng trong.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, giảng viên Khoa CNTT đã nỗ lực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo. Lực lượng giáo viên trong Khoa đã trưởng thành lên rất nhiều, có thể giảng dạy hầu hết các môn trong chương trình cao học. Các thầy cô giáo trong Khoa tích cực đóng góp xây dựng Khoa ngày càng phát triển cùng với sự lớn mạnh của nhà trường.

Đại học Giao thông vận tải hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!