Phương án tuyển sinh Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang (DTG) năm 2024 mới nhất

Cập nhật Phương án tuyển sinh Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang (DTG) năm 2024 mới nhất, mời các bạn đón xem:
1 129 lượt xem


Phương án tuyển sinh Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang (DTG) năm 2024 mới nhất

A. Phương án tuyển sinh Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang (DTG) năm 2024 mới nhất

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức): Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.

- Điều kiện: Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của đề án này

+ Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành

+ Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

Năm 2024, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang tuyển sinh theo các phương thức sau:

+ Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024, Mã PTXT: 100

+ Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT (học bạ), Mã PTXT : 200

+Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT (Điều 8), Mã PTXT: 301

+ Xét tuyển theo kết quả đánh giá đầu vào đại học (V- SAT) trên máy tính của Đại học Thái Nguyên, Mã PTXT : 403

+Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển, Mã PTXT: 405

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

4.1. Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo năm 2024 do Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang đào tạo

4.2. Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo năm 2024 do các trường thuộc Đại học Thái Nguyên chủ trì đào tạo đặt lớp tại Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Hà Giang:

4.2.1. Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

4.2.2. Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

4.2.3. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

5. Tổ chức tuyển sinh

5.1. Xét tuyển thẳng

Mã phương thức xét tuyển: 301- Xét tuyển thẳng

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh hiện hành (Điều 8 – Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non).

b) Điều kiện đăng kí xét tuyển

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả 06 học kì đạt loại Tốt, có học lực Giỏi cả 03 năm cấp THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện quy định dưới đây:

b.1. Thí sinh là học sinh thuộc đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT.

b.2. Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố/trường đại học.

b.3. Thí sinh là học sinh các trường THPT khác đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố.

5.2. Xét tuyển theo kết quả đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) trên máy tính

- Mã phương thức xét tuyển: 403

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng

Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Thái Nguyên quy định.

b) Điều kiện đăng ký xét tuyển

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có kết quả đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) trên máy tính đạt điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 75/150 điểm trở lên.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn)/3

5.3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

Mã phương thức xét tuyển: 200 - Xét tuyển sớm

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng

Yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

b) Cách xét tuyển theo học bạ

- Xét theo tổng điểm trung bình (ĐTB) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

5.4. Phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu

Mã phương thức xét tuyển: 405.

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng

Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

b) Tổ hợp môn và cách xét tuyển

* Tổ hợp xét tuyển M01: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2.

- Môn thi năng khiếu 1 (gồm 2 phần): Kể chuyện - Đọc diễn cảm

+ Kể chuyện: Thí sinh tự chuẩn bị câu chuyện và có 5 phút trình bày trước Ban giám khảo.

+ Đọc diễn cảm: Thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên và đọc diễn cảm một đoạn văn xuôi trong một tác phẩm hoặc một câu truyện ngắn hoặc một đoạn thơ do Hội đồng tuyển sinh chuẩn bị. Phần đọc diễn cảm thí sinh có 5 phút chuẩn bị, sau đó trình bày.

=> Điểm thi của môn năng khiếu 1 là trung bình cộng của 2 phần thi trên.

- Môn thi năng khiếu 2 (gồm 2 phần): Hát - Nhạc

* Cách xét tuyển

Xét theo tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Điểm xét tuyển = Điểm môn Văn + Điểm NK1 + Điểm NK2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

6. Các nội dung khác

Chính sách học bổng khuyến khích học tập:

+ Phân hiệu xét và cấp học bổng cho SV theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Sinh viên có nhiều cơ hội được xét cấp học bổng tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Phân hiệu.

+ Khen thưởng cho sinh viên thủ khoa đầu vào của Phân hiệu.

- Chính sách miễn, giảm học phí

+ Sinh viên ngành Sư phạm được hỗ trợ (miễn 100%) học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt: 3.630.000đ/người/tháng (theo NĐ 116 của Chính phủ).

+ Sinh viên ngành ngoài Sư phạm được miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Nhà nước.

7. Học phí

- Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của Phân hiệu: 4.311.400.000đ

- Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/ năm - cao đẳng: 7.800.000đ; Đại học: 9.800.000đ.

B. Điểm chuẩn Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tỉnh Hà Giang năm 2023

Điểm chuẩn Phân Hiệu Đại Học Thái Nguyên tại Hà Giang năm 2023

 

1 129 lượt xem