1. Xây dựng hình ảnh bản thân một cách chuyên nghiệp
Phong cách làm việc được thể hiện qua hành động bạn làm. Điều đầu tiên để mọi người đánh giá tốt về bạn đó chính là sự đúng giờ, đúng hẹn. Hãy tập cho mình thói quen và tác phong chuyên nghiệp có tính kỷ luật như vậy.
Tiếp đến là sự gọn gàng, ngăn nắp tại nơi làm việc. Hãy sắp xếp gọn gàng sẽ tạo cho mình một không gian thoải mái để làm việc tốt hơn. Và sau cùng là phải có tinh thần trách nhiệm với công việc và với chính cuộc sống hiện tại. Hãy tập lắng nghe, biết xin lỗi và cảm ơn khi cần thiết. Ba điều này tuy đơn giản nhưng bạn cần thời gian để thực hiện nó một cách hiệu quả và có thành công hay không chính là ở sự kiên trì của bạn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Văn hóa ứng xử với cấp trên một cách thông minh khéo léo
Một ngày 8h làm việc ở văn phòng bạn phải gặp rất nhiều người và cấp trên là một những người ảnh hưởng đến tâm lý làm việc bạn nhiều nhất trong ngày. Bạn nên giữ tâm lý bình tĩnh, tự tin khi trình bày một quan điểm, sự việc với cấp trên của mình.
Khi gặp sự bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc hãy cư xử thật khéo léo và đưa ra quan điểm ý kiến một cách tế nhị nhất có thể. Tránh trường hợp bạn gây bất hoà, cãi nhau với sếp khi ý kiến của bạn không được sếp chấp nhận.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp. Để trở thành một nhân viên được sếp tin cậy và đánh giá cao bạn nên trình bày một cách rõ ràng, thẳng thắn và cẩn thận các chính kiến của mình trong công việc. Hãy thực hiện công việc với sếp trên tinh thần cùng nhau hợp tác và phát triển.
3. Xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới
Đây chính là một trong những điều có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Họ là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành các công việc mà cấp trên giao phó. Bạn hãy tạo cho họ niềm tin và giúp họ có nguồn năng lượng tích cực để có thể bắt đầu công việc.
Hãy tạo động lực và truyền cảm hứng cho họ mọi lúc mọi nơi tránh thái độ ra lệnh cấp dưới. Tuy nhiên bạn cần có thái độ nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Đọc thêm: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì? 6 giá trị của văn hóa ứng xử
4. Từ chối khéo những việc không nằm trong phạm vi chuyên môn
Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng và cũng không nên quá thụ động. Bạn nên hiểu rõ công việc mình đang làm và tìm những giải pháp để làm công việc tốt hơn. Hạn chế ôm đồm quá nhiều việc và giúp đỡ mọi người khi công việc chưa hoàn thành để tránh rơi vào tình trạng “ai bảo gì làm đó”.
Bạn cần phải lên kế hoạch rõ ràng và cụ thể, tốt nhất bạn nên lập ra kế hoạch đầu tuần và đánh giá kết quả công việc vào cuối tuần.
5. Văn hóa ăn mặc lịch sự, trang nhã phù hợp với môi trường làm việc
Việc ăn mặc lịch sự phù hợp thể hiện được sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh con người bạn khi đi làm. Nếu công ty có đồng phục, bạn đừng tỏ ra vẻ nổi bật bằng cách ăn mặc khác thường hơn so với mọi người.
Còn nếu văn hoá công ty cởi mở hơn, bạn có thể sử dụng trang phục thoải mái, lịch sự nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với môi trường tại nơi làm việc, tôn trọng những người xung quanh mà vẫn để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người.
6. Cư xử chân thành và tôn trọng mọi người xung quanh
Giữ hoà khí với đồng nghiệp ở môi trường công sở có thể được xem là khó nhất khi đi làm. Có thể bạn sẽ không hài lòng với thái độ cách cư xử của một cá nhân nào đó nhưng bạn vẫn phải thể hiện sự tôn trọng đối với họ và tất cả những người xung quanh mà bạn làm việc hằng ngày.
Sự tôn trọng ở đây được thể hiện ở những hành động nhỏ như giữ lời hứa, hợp tác phối hợp ăn ý, cởi mở chia sẻ thông tin và góp ý lẫn nhau một cách thẳng thắn lịch sự. Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng môi trường làm việc hiệu quả trên tinh thần tương trợ lẫn nhau. Hãy bỏ qua “cái tôi” của bản thân để đạt kết quả công việc tốt nhất bạn nhé.
Đọc thêm: Kỹ năng lắng nghe lời phê bình là gì? Cách ứng xử khi nhận chỉ trích
7. Hạn chế khoe khoang tiền lương - thưởng với đồng nghiệp
Văn hóa ứng xử trong môi trường làm việc hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và công bằng với năng lực làm việc của mỗi cá nhân thì thường công ty ít tiết lộ tiền lương và các khoản lợi nhuận khác.
Tuy nhiên việc bạn khoe khoang về tiền lương hay tiền thưởng với đồng nghiệp sẽ rất thiếu tế nhị và có thể tự bạn sẽ cô lập bạn với mọi người khi cảm thấy mức lương không bằng với mọi người. Vì thế hạn chế nói về với mọi người về tiền lương khi thật sự không cần thiết bạn nhé.
8. Không tám chuyện, buôn dưa lê nói xấu cấp trên và đồng nghiệp
Nơi làm việc công sở là nơi công cộng và bất cứ việc gì bạn nói cũng đến tai người nghe và sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường nếu đó là những điều không hay. Vì vậy bạn nên hạn chế tập tụ, ngồi lê đôi mách bàn chuyện thiên hạ vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của bạn và công ty.
Và đặc biệt, người bị bạn nói xấu nếu chẳng may họ nghe được hoặc biết chuyện thì chắc chắn bạn phải chịu những hậu quả với những lời nói mà mình đã nói ra. Bởi vì bạn nên hạn chế và chú ý việc này khi đi làm bạn nhé.
9. Làm việc hết mình và đặt tâm vào công việc mình làm
Làm việc ở công ty như một cộng đồng thu nhỏ mà mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng trong đó. Khi mỗi mắt xích làm việc tốt thì sẽ góp phần tạo nên bộ máy cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Hãy luôn hoàn thành công việc của mình với tinh thần làm việc cao nhất. Chính thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp sẽ đem lại kết quả công việc như mong muốn. Từ đó bạn sẽ được cấp trên, đồng nghiệp tôn trọng và tin cậy hơn.
Đọc thêm: Thái độ là gì? 6 cách rèn luyện thái độ tốt trong công việc
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Ứng xử trong làm việc. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!