Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì? 6 giá trị của văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử là những giá trị cốt lõi cho phép giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Văn hóa ứng xử sẽ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Văn hóa ứng xử cũng phản ánh nhân cách của một con người.

1. Văn hóa ứng xử là gì?

Văn hóa ứng xử là những giá trị cốt lõi cho phép giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Văn hóa ứng xử sẽ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Văn hóa ứng xử cũng phản ánh nhân cách của một con người.

Từ lâu tại nước ta, văn hóa ứng xử là một truyền thống không thể thiếu.

Trong cuộc sống, văn hóa ứng xử là vô cùng cần thiết và quan trọng khi nó có thể giúp chúng ta hàn gắn các mối quan hệ, gắn kết mọi người xung quanh và tạo nền tảng yêu thương trong xã hội.

Ngoài ra, văn hóa ứng xử cũng là một trong những yếu tố minh chứng cho khả năng trí tuệ và sự nhạy bén trong tư duy.

Văn hóa ứng xử ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một ví dụ điển hình, nếu bạn mới đi làm và chưa có nhiều kiến thức thực tế, những với năng lực giao tiếp và ứng xử lịch sự, có trách nhiệm trong mọi việc, bạn sẽ được nhiều người yêu mến và chỉ bảo nhiều hơn.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Giá trị của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp. Cách ứng xử trong doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước. Văn hóa ứng xử nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong một tập thể, tạo sự gắn kết giữa mỗi cá nhân với công ty vì sự phát triển chung.

Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp còn đóng vai trò trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thể hiện qua cách ứng xử mang tính nhân văn của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, môi trường xung quanh cũng như với chính sản phẩm mình làm ra. Hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp lấy danh dự và uy tín làm nguyên tắc hàng đầu.

Đọc thêm: Ứng xử trong môi trường làm việc là gì? Gợi ý 9 thái độ chuẩn mực

Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp xây dựng bản sắc riêng của doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc riêng của doanh nghiệp. Khi đến liên hệ công việc với một công ty, nếu bắt gặp thái độ trân trọng từ những nhân viên bảo vệ đến chị lao công, sự chỉ dẫn tận tình của các nhân viên văn phòng với những thủ tục nhanh chóng nhất có thể, sẽ đem lại cảm giác hài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau. Hay một cửa hàng đông khách, ngoài thái độ trân trọng khách hàng, ngoài cách ăn mặc đẹp của nhân viên, còn do sự độc đáo của cửa hàng trong việc cung cấp một dịch vụ thuận tiện hoặc chế độ chăm sóc và hậu mãi khách hàng chu đáo… Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn có được nhiều tiềm năng khách hàng, thu hút các hợp đồng kinh tế và nhiều cơ hội liên doanh, liên kết với các đối tác thì có văn hóa ứng xử chuyên nghiệp, tạo được lòng tin với các đối tác, khách hàng trong kinh doanh.

Văn hóa ứng xử với thành công của thương hiệu doanh nghiệp

Cùng với chính sách mở cửa phát triển của Chính phủ Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã có những bước đột phá đáng ghi nhận, trong đó phải kể đến sự thành công của rất nhiều thương hiệu Việt Nam được biết đến trên thị trường quốc tế như: Cà phê Trung Nguyên, Univer Việt Nam… Cũng như hầu hết các công ty nổi tiếng trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam thành công hiện nay đều là những doanh nghiệp biết xây dựng những phương châm, tôn chỉ, triết lý hoạt động riêng, mà trong đó văn hóa ứng xử là một tiêu chí cơ bản chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo dựng bản sắc riêng của doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp, tạo sức mạnh liên kết qua tôn chỉ của doanh nghiệp, phát huy nguồn lực - một trong những vốn quý không thể thiếu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Tăng năng suất làm việc

Xây dựng nền văn hóa giao tiếp lành mạnh, chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên dành cho nhau, từ đó gia tăng tinh thần đồng đội tạo điều kiện cho họ có khả năng phát huy hết điểm mạnh và tối ưu năng suất làm việc. Qua đó giúp doanh nghiệp phát triển một cách vững vàng.

Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các văn hóa doanh nghiệp phổ biến

Giữ chân nhân tài

Một trong các yếu tố để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp chính là môi trường làm việc tích cực, gắn bó. Ngoài các yếu tố lương thưởng, tỷ lệ nhân sự biến đổi sẽ giảm đi nếu văn hóa giao tiếp trong công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, vì mỗi nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc khi được làm việc trong môi trường phù hợp.

Khai thác được năng lực của mỗi nhân viên

Khi sự gắn bó và tương tác của mỗi nhân viên ngày càng gia tăng thì họ có thể dễ dàng trao đổi những ý kiến, đề xuất cho công việc. Ngoài ra, nếu mỗi người đều có ý thức giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau những kỹ năng, kiến thức cần thiết. Vì vậy mỗi nhân viên sẽ được khai thác và phát huy hết trình độ chuyên môn vốn có.

Đọc thêm: Tại sao văn hóa lại quan trọng? TOP 8 bước phát triển văn hóa công ty

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Văn hoá doanh nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!