1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các khía cạnh được doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một quan niệm, quy tắc, giữ vai trò chi phối hành vi của toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn thì văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần trong doanh nghiệp.
Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi 4 yếu tố chính đó là: Tầm nhìn -Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi - Triết lý kinh doanh. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện ở 2 trạng thái đó là trạng thái hữu hình và vô hình.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Để tạo thành một văn hóa doanh nghiệp thì trước hết bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Yếu tố tầm nhìn
Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện, từ đó bao quát ra những mục tiêu xa hơn, và định hướng bước đi rõ ràng hơn cho doanh nghiệp của mình.
Ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn do đó sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa được ví như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.
Yếu tố giá trị cốt lõi
Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp, giá trị chính là thước đo tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Rất nhiều doanh nghiệp tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: Nhân viên, khách hàng, sự chuyên nghiệp…
Một công ty lớn như Google, giá trị cốt lõi của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng mà ai cũng biết đến “Đừng trở thành cái ác – Don’t be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.
Đọc thêm: Top 7 công ty luật uy tín hàng đầu Việt Nam
Yếu tố thực tiễn
Có một sự thật rằng các giá trị chỉ trở nên quan trọng khi chúng được tôn trọng trong một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.
Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm” và “tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến hành ấy, nó trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn.
Yếu tố con người
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất chính là con người, thử nghĩ xem nếu không có con người thì ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? và ai sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó?
Đó là lý do tại sao các công ty lớn trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Theo Charles Ellis một nhà văn nổi tiếng chia sẻ “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.
Yếu tố truyền tải câu chuyện lịch sử
Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo, và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.
Như thương hiệu Coca-Cola nổi tiếng, họ đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy. Hay những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã dần dần tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành công nhất trên thế giới hiện nay. Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.
3. Các văn hóa doanh nghiệp phổ biến
Văn hóa doanh nghiệp gia đình
Văn hóa gia đình là một mô hình văn hóa phổ biến trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc do gia đình sở hữu, không mang tính chất phân cấp. Mô hình này tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết và gắn bó giữa những nhân viên với nhau để cùng hướng tới mục tiêu chung.
Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc
Văn hóa thứ bậc cũng là một văn hóa doanh nghiệp khá thịnh hành hiện nay. Điều cốt lõi nhất của văn hóa này là doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thứ luôn được vận hành một cách trơn tru và nhất quán. Tức là nó được hình thành dựa trên các cấu trúc, nguyên tắc, quy trình làm việc cụ thể do cấp thẩm quyền phân bổ.
Văn hóa doanh nghiệp thị trường
Văn hóa thị trường là văn hoá có liên quan trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, mô hình này cũng được định hướng để đảm bảo khách hàng, đối tác luôn cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp.
Đọc thêm: Phần mềm Facebook Marketing là gì? Top 9 Phần Mềm Facebook Marketing phổ biến nhất
Văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích
Văn hóa doanh nghiệp mục đích, tất cả sẽ cùng hướng về những mục tiêu có ý nghĩa lớn lao của tổ chức. Đó có thể là những mục tiêu liên quan đến tính bền vững, môi trường hay nhân quyền. Mọi người sẽ cùng đồng lòng vì những giá trị đó thay vì chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận thông thường.
Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo
Đây là văn hóa doanh nghiệp cho phép tối đa sự sáng tạo. Mọi nhân viên đều được xem như những “ý tưởng gia” và được khuyến khích thử nghiệm càng nhiều càng tốt.
Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo tập trung vào sự phát triển nhanh chóng của công ty hoặc khi cần đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng. Nhân viên ở những môi trường như thế thường có tư duy cầu tiến và sẵn sàng thất bại để có được kết quả tốt nhất. Việc tuân theo các quy tắc cứng nhắc sẽ nhường chỗ cho việc học hỏi từ sai lầm trong công việc.
Văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh
Một loại hình thậm chí còn cạnh tranh gay gắt hơn văn hóa sáng tạo chính là văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh. Mục tiêu của doanh nghiệp khi ứng dụng văn hóa này là thường là để khuyến khích nhân viên làm việc hăng say hơn, nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt qua đối thủ.
4. 3 Cách tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty
Tỷ lệ thay đổi nhân viên của doanh nghiệp
Tỷ lệ thay đổi nhân viên (turn rate) là tỷ lệ phần trăm nhân viên rời khỏi công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế; tỷ lệ turn rate phản ánh được mức độ tích cực; khả năng giữ chân nhân tài của văn hóa doanh nghiệp.
Chúng ta biết rằng hiện tượng nhảy việc khá phổ biến; nhưng nếu một công ty có turn rate thấp; chứng tỏ họ đã xây dựng và đang duy trì văn hóa tích cực. Chỉ khi nhân viên cảm thấy sự tích cực và niềm đam mê với công việc thì họ mới có thể tiếp tục đến công ty mỗi ngày được.
Hãy tìm kiếm dữ liệu về turn rate của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó bạn có thể so sánh và nhận ra mức turn rate phù hợp; đồng thời có thêm cơ sở để đánh giá về văn hóa doanh nghiệp.
Tham khảo ý kiến từ nội bộ doanh nghiệp
Bạn có kết nối với những người đã/đang làm việc tại công ty đó? Vậy thì đây là lúc bạn cần tận dụng mối quan hệ của mình để tìm hiểu những thông tin xoay quanh văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Hãy chọn những người mà bạn tin tưởng như bạn bè, tiền bối, đồng nghiệp cũ,…Có thể hỏi họ về những yếu tố quan trọng như: Các nhân viên có phối hợp ăn ý với nhau hay không; họ có cảm thấy hài lòng với việc đi làm tại công ty đó mỗi ngày hay không…
Đọc thêm: Mentor là gì? Tại sao trong cuộc đời ai cũng cần phải có Mentor
Sẵn lòng đón nhận những ý tưởng mới
Nếu một công ty sẵn lòng đón nhận những ý tưởng mới; chứng tỏ văn hóa doanh nghiệp ở đấy luôn hướng đến sự cải tiến và hoàn thiện. Điều này giúp nhân viên cảm thấy họ được hỗ trợ để phát triển những ý tưởng của mình; và nhờ đó duy trì tinh thần tích cực trong suốt quá trình làm việc.
Trong trường hợp bạn đang tìm hiểu thông tin bằng cách hỏi người quen, hãy tìm hiểu về thái độ của công ty khi tiếp nhận với ý tưởng mới (có lắng nghe, làm thử nghiệm, v..v.. là những dấu hiệu tốt).
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Văn hóa doanh nghiệp từ đó có thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích.