1. Thái độ là gì?
Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người. Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.
Theo các nhà nghiên cứu về thái độ thái độ được cấu thành từ 3 thành phần là: Thành phần nhận thức, thành phần ảnh hưởng và thành phần về hành vi. Cũng như các loại cảm xúc khác của con người thái độ có 2 loại và tích cực và tiêu cực.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Bản chất của thái độ là gì?
Theo như các đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học cho thấy, thái độ của con người sẽ được cấu thành từ 3 yếu tố sau:
Nhận thức
Nhận thức được xem là thành phần quan trọng nhất của thái độ. Nhận thức giống với cái gọi là nền tảng của kiến thức. Chúng còn là niềm tin, sự hiểu biết và những đánh giá cá nhân về một sự vật, sự việc, hay con người nào đó. Ai trong chúng ta cũng có những mức độ cảm nhận khác nhau về mọi vật trên đời. Ví dụ trộm cắp là hành vi trái đạo đức, không đúng với chuẩn mực của xã hội. Nếu bạn cho rằng đây là một ý kiến đúng thì tức là bạn đang có nhận thức về vấn đề này.
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng chính là cảm nhận, cảm xúc của bạn đối với con người, sự vật đang diễn ra xung quanh. Đây là những ảnh hưởng chưa được giải phóng ra bên ngoài và bộc lộ bằng hành vi. Ví dụ như bạn vừa được giao một công việc khó và bạn đang cảm thấy lo lắng. Lúc này, cảm xúc lo lắng của bạn mới chỉ dừng lại ở trong tiềm thức chứ chưa hề được bạn bày tỏ ra bên ngoài.
Hành ᴠi của thái độ
Hành vi của thái độ là cách mà bạn trực tiếp thể hiện với thế giới bên ngoài. Thông thường, hành vi này chỉ được thể hiện rõ nét khi có nhân tố thứ hai tác động và khiến chủ thể phản ứng lại. Điển hình như khi có ai đó không làm bạn vừa ý thì ngay lập tức bạn sẽ thể hiện lại bằng thái độ khó chịu, nhăn nhó.
Đọc thêm: Ứng xử trong môi trường làm việc là gì? Gợi ý 9 thái độ chuẩn mực
3. 6 cách rèn luyện thái độ tốt trong công việc
Luôn biết ơn
Luôn biết ơn là một trong những phẩm chất giúp bạn có được một “Thái độ hơn trình độ”
Cuộc sống hiện đại vốn đã quá vội vã, mọi người vội vàng trong cách sống, vội vàng cảm ơn nhau. Nhưng biết ơn thì khác; mỗi ngày đều biết ơn những gì bản thân có ở hiện tại cũng giúp thái độ bạn nhìn cuộc sống bằng con mắt khác hơn. Hỏi thử mấy ai chịu nhận phần thiệt để bớt chút thời gian giúp đỡ bạn, phải trân trọng và biết ơn những người đã luôn sẵn sàng lắng nghe, “chìa tay” giúp đỡ. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra cuộc sống xung quanh mình đang thay đổi.
Khiêm tốn và tôn trọng người khác
Khiêm tốn cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ. Chẳng ai thích một người thích khoe khoang, chẳng ai muốn chia sẻ với một người luôn tự cho mình là đúng cả. Nếu một ai đó chia sẻ với bạn, chứng tỏ bạn là một người quan trọng với họ; hãy lắng nghe một cách chân thành. Chỉ bấy nhiêu là đủ để mối quan hệ này bền vững.
Thái độ của con người còn được đánh giá qua việc “kính già yêu trẻ”; vì trẻ con và người già cần được bảo vệ và chăm sóc. Vì vậy, khi đứng trước họ nhưng cách cư xử kém hòa nhã, không tôn trọng thì rất khó để bạn có thể tôn trọng, chân thành đối xử với bất kỳ ai. Luôn luôn dùng lời nói, thái độ đúng mực với những người xung quanh; ái ngữ và sự chân thành luôn luôn là cầu nối cho các mối quan hệ.
Có trách nhiệm
Mức công sức bạn bỏ ra cho “trách nhiệm” của mình bao nhiêu; bạn sẽ nhận về bấy nhiêu. Đừng dùng thái độ đối phó để giải quyết bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống.
Luôn nhớ rằng, gieo nhân ngọt sẽ gặt được quả ngọt. Nhưng nhỡ quả không ngọt thì sao? Cũng đừng trách móc hay oán than điều gì, bạn cũng đã hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ của bản thân. Luôn dùng trái tim ấm áp nhất để sưởi ấm cuộc đời bạn nhé.
Đọc thêm: Ứng xử với đồng việc làm việc không hiệu quả thế nào?
Tích cực trong suy nghĩ
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, vạn sự suôn sẻ. Vì vậy những người có tư duy tích cực, biết học cách nhìn nhận, sửa sai, vực dậy bản thân sau mỗi lần vấp ngã mới chính là những chiến binh có sức bền tốt nhất. Tích cực trong suy nghĩ sẽ giúp bạn không chìm quá sâu trong sự bất lực, thất bại.
Đây chỉ là những bài kiểm tra của cuộc đời thôi, người tích cực luôn tìm thấy những tia sáng trong đêm tối. Ngược lại, yếu đuối và than vãn lại lựa chọn cách không cho ánh sáng của cuộc đời xuất hiện.
Tính kỷ luật
Bên cạnh những yếu tố trên thì tính kỷ luật sẽ là thước đo hạnh phúc cho cuộc đời của bạn.
Kỷ luật giúp bản thân có nhận thức tốt về việc cam kết thời gian. Hạn chế những sai phạm trong công việc cũng như tạo ra môi trường tốt nhất để làm việc và sinh hoạt. Phát huy tốt nhất khả năng và miền sáng tạo. Nhất quán từ suy nghĩ đến hành động. Giúp cá nhân tự chủ hơn trong cuộc sống.
Ham học hỏi
Thái độ hơn trình độ còn thể hiện ở việc cá nhân có ham học hỏi hay không. Luôn tò mò và biết đặt câu hỏi sẽ giúp bản thân gỡ rối được nhiều vướng mắc và có câu trả lời tốt hơn.
Tuy nhiên, ham học hỏi khác với việc tỏ ra muốn học hỏi với thái độ nịnh nọt. Người đơn thuần ham học hỏi kết quả sẽ nhận được câu trả lời, bài học mình muốn có; từ đó tiến xa hơn trong nhận thức và cách sống, làm việc. Người cố tỏ ra bản thân ham học hỏi sẽ nhận lại được sự sáo rỗng. Hãy luôn chân thành với chính cảm xúc của bản thân và với người khác.
Đọc thêm: Kỹ năng lắng nghe lời phê bình là gì? Cách ứng xử khi nhận chỉ trích
4. Làm thế nào để bạn loại bỏ thái độ tiêu cực
Loai bỏ những tiêu cực trong cuộc sống của bạn
Bạn cần chịu trách nhiệm cho những gì bạn làm. Hãy làm chủ cuộc sống bởi chính bạn sắp đặt những sự việc tiêu cực trong cuộc sống của mình. Loại bỏ mọi suy nghĩ cho mình là hơn và xây dựng một môi trường tích cực bằng cách chịu trách nhiều cho những hành động của mình.
Những suy nghĩ tiêu cực hình thành nên những hành động tiêu cực. Nếu bạn muốn thể hiện thái độ tốt, bạn cần tập những thói quen tốt.
Liệt kê những thái độ xấu và cố hết sức thay đổi chúng
Có một bí mật đằng sau việc liệt kê những thái độ cản trở bạn làm chủ cuộc sống. Đừng chỉ viết ra một bản liệt kê: hãy đốt nó như là biểu trưng cho việc bạn vứt bỏ thái độ xấu.Trên mảnh giấy, làm nổi bật bất cứ thói quen hay thái độ nào mà bạn cho là xấu. Đọc danh sách và đánh dấu những thứ bạn có thể thay đổi. Chẳng hạn, bạn có thể phá bỏ những mối quan hệ độc hại? Hay bạn có thể tiết kiệm tiền để giải quyết một vấn đề về tài chính.
Ngay khi bạn nghĩ làm sao để thay đổi thói quen từ xấu thành tốt, hãy đốt danh sách, và viết xuống những điều mới bạn muốn trải qua trong đời. Để đón nhận những điều mới bạn cần cho đi những gì đã cũ.
Gạt đi những niềm mong đợi
Thái độ xấu thường bắt đầu từ mong đợi của bản thân hoặc của người khác. Bạn muốn làm vừa lòng bản thân và những người khác nên bạn thiết lập kì vọng không thực tế. Khi bạn không đáp ứng được một kì vọng không có thực sẽ tạo nên một thái độ xấu và mội trường tiêu cực.
Bạn cần chấp nhận rằng không có điều kiện hoàn hảo. Sự không hoàn hảo là yếu tố khiến cuộc sống tươi đẹp và giúp chúng ta hình thành một tính cách tốt. Khi bạn thất bạn, hãy bước tiếp và hình dung ra sẽ thế nào nếu như mình thành công. Cũng giống như vậy, nếu ai đó nói bạn không đủ giỏi thì hãy hiểu rằng không có vấn đề gì với bạn cả. Hãy ngõ lơ và quên nó đi.
Đọc thêm: Tin học văn phòng là gì? 8 lý do tin học văn phòng là kỹ năng quan trọng
Tha thứ
Bạn cần tha thứ không chỉ cho bản thân bạn mà cả những người khác. Đôi khi, bạn than phiền về những điều không hoàn hảo của mình và những thái độ xấu làm tan tành giấc mơ được trở nên xuất chúng trong cuộc sống của bạn.Héo hon mãi trong nếp nghĩ này và ôm lòng căm ghét sẽ nuôi dưỡng thái độ xấu. Khả năng tha thứ sẽ giúp bạn tập trung vào những điều tích cực xung quanh bạn.
Tha thứ là kẻ thù của thái độ xấu. Nó dành chỗ cho những thái độ tốt. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm căng thẳng và gia tăng niềm vui, sự bình yên, và thịnh vượng trong cuộc sống.
Thái độ là một phần không thể thiếu để đánh giá về một cá nhân trong xã hội. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để dễ dàng áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.