Câu hỏi trắc nghiệm: Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng | Triết học Mác-Lênin | HUTECH

Trọn bộ tài liệu học phần Triết học Mác-Lênin được biên soạn tại trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. Câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm học phần Triết học Mác-Lênin về chủ đề LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG có đáp án iúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm: LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA DUY  BIỆN CHỨNG 

TÓM TẮT LÝ THUYẾT 

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

Bài 1.  Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào? (Thêm những từ cần thiết vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng)

Một là , thừa nhận….(A)… tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.

Hai là, thừa nhận…(B) … thế giới của con người về nguyên tắc không có gì là không thể biết, chỉ có cái hiện nay con người chưa biết.

Ba là, nhận thức không phải là hành động…(C)…mà là một quá trình biện chứng, phức tạp, sang tạo tích cực. Đi từ chưa biết đến biết, từ hiện tượng đến bản chất.

Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là…(D)… Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở…(E)…lịch sử – xã hội.

Câu A B C D E
Đáp án Thế giới vật chất

Khả năng nhận thức được

Thụ động Thực tiễn  Thực tiễn

Bài 2. Trình bày nguồn gốc, bản chất của nhận thức?

1. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, nguồn gốc (đối tượng) của nhận thức là gì?

a)  Thế giới khách quan

b)  Ý thức xã hội

c)  Tồn tại xã hội

d)   Hoạt động chính trị xã hội

2. Trường phái triết học nào chỉ thực tiễn là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp nhất của nhận thức?

a)  Chủ nghĩa duy tâm khách quan

b)  Chủ nghĩa duy vật siêu hình

c)  Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d)  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

3. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mục đích của nhận thức?

a)  Nhận thức để thỏa mãn sự hiểu biết của con người.

b)  Nhận thức vì ý chí thượng đế.

c)  Nhận thức vì sự thực hiện quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối.

d)  Nhận thức nhằm thực hiện nhu cầu thực tiễn.

4. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của nhận thức là:

a)  Quá trình phản ánh tích cực sáng tạo thế giới vật chất khách quan bởi con người

b)  Quá trình phản ánh tinh thần của con người

c)  Quá trình phản ánh của ý niệm tuyệt đối

d)  Không có quan niệm nào đúng

5. Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình nhận thức là phải như thế nào?

a)  Phản ánh thụ động

b)  Phản ánh máy móc, nguyên xi

c)  Phản ánh năng động, tích cực, sáng tạo

d)  Cả 3 phương án trên

6. Đâu là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức?

a)  Hoạt động thực tiễn

b)  Hoạt động chính trị xã hội

c)  Hoạt động thực nghiệm khoa học

d)  Hoạt động nghệ thuật

7. Theo quan điểm của CNDVBC, luận điểm nào sau đây là sai?

a)  Nhận thức kinh nghiệm tự nó không chứng minh được tính tất yếu

b)  Nhận thức kinh nghiệm tự nó chứng minh được tính tất yếu

c)  Lý luận không tự phát xuất hiện từ kinh nghiệm

Câu  1 2 3 4 5 6 7
Đáp án A C D A C A B

Bài 3. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thực tiễn và các đặc trưng cơ bản của thực tiễn?

1. Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, thực tiễn là gì?

a)  Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

b)  Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có ý thức của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

c)  Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ý thức của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

d)  Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

2. Hoạt động thực tiễn khác với hoạt động nhận thức vì:

a)  Hoạt động thực tiễn có mục đích.

b)  Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất.

c)  Hoạt động thực tiễn có tính chất lích sử- xã hội.

d)  Không có phương án đúng.

3. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định các hình thức hoạt động khác là hình thức nào sau đây?

a)  Hoạt động sản xuất vật chất

b)  Hoạt động chính trị xã hội

c)  Hoạt động thực nghiệm khoa học

d)  Hoạt động nghệ thuật

Câu 1 2 3
Đáp án D B A

Bài 4. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

1. Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:

a)  Là cơ sở của nhận thức.

b)  Là mục đích, động lực của nhận thức.

c)  Là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính chân lý của quá trình nhận thức.

d)  Cả a, b, c.

2. Theo quan điểm của C. Mác, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước đây là là gì?

a)  Tính trực quan máy móc.

b)  Không thấy tính năng động của ý thức, tinh thần của con người.

c)  Không thấy được vai trò của thực tiễn.

d)  Không thấy vai trò của tư duy lý luận.

3. Trong hoạt động thực tiễn không coi trọng lý luận thì sẽ thế nào?

a)  Sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh viện giáo điều

b)  Sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi.

c)  Sẽ rơi vào ảo tưởng.

4. Khẳng định nào sau đây là đúng?

a)  Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

b)   Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người một cách đúng đắn.

c)  Mọi chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận con người có khả năng nhân thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

d)  Cả b và c.

5. Tri thức nào nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn lao động sản xuất?

a)  Tri thức kinh nghiệm

b)  Tri thức lý luận

c)  Tri thức lý luận khoa học

d)  Không có đáp án đúng

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D C B D A

Bài 5. Phân tích các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức?

1. Luận điểm sau đây là của ai và thuộc trường phái triết học nào: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan"

a)  Phoi-ơ-bắc; chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b)  V.I.Lênin; chủ nghĩa duy vật biện chứng.

c)  Hêghen; chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d)  C.Mác; chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2. Trường phái triết học nào coi nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai trình độ phát triển của nhận thức và có mối quan hệ biện chứng với nhau?

a)  Chủ nghĩa duy cảm.

b)  Chủ nghĩa duy lý.

c)  Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d)  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

3. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?

a)  Nhận thức lý tính

b)  Nhận thức cảm tính

c)  Nhận thức lý luận

d)  Nhận thức khoa học

4. Theo quan niệm của triết học Mác- Lênin thì nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức nào?

a)  Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

b)  Kinh nghiệm, tình cảm, lý tính.

c)  Cảm giác, tri giác, biểu tượng.

d)  Cảm giác, tình cảm, tri giác.

5. Những hình thức nhận thức: khái niệm, phán đoán, suy luận thuộc giai đoạn nhận thức nào:

a)  Nhận thức cảm tính

b)  Nhận thức lý tính

c)  Trực quan sinh động

d)  Nhận thức kinh nghiệm

6. Hình thức nhận thức nào cần có sự tác động trực tiếp của vật vào cơ quan cảm giác của con người:

a)  Cảm giác

b)  Khái niệm

c)  Suy luận

d)  Phán đoán

7. Hình thức nhận thức nào không cần có sự tác động của vật vào cơ quan cảm giác của con người:

a)  Cảm giác

b)  Tri giác

c)  Biểu tượng

d)  Khái niệm

8. Hình thức nhận thức nào không thể phản ánh được bản chất ánh sáng?

a)  Biểu tượng

b)  Khái niệm

c)  Phán đoán

d)  Suy luận

9. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng diễn ra như thế nào?

a)  Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

b)  Đi từ tư duy triều tượng đến thực tiễn.

c)  Cả a và b.

d)  Không có đáp án đúng.

10. Điều khẳng định nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm:

a)  Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm.

b)  Kinh nghiệm nhiều tự phát dẫn đến sự ra đời của lý luận.

c)  Mọi lý luận đều được xuất phát từ kinh nghiệm.

11. Kết nối để được những khẳng định đúng?

a)  Tri thức kinh nghiệm thông thường.

b)  Tri thức kinh nghiệm khoa học.

c)  Tri thức kinh nghiệm

d)  Tri thức khoa học

1.  Nảy sinh từ những quan sát hằng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.

2.  Nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn.

3.  Rút ra từ những thí nghiệm khoa học.

4. Bao gồm cả tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tổng kết những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử. Đem lại sự hiểu biết đầy đủ về sự vật.

12. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng diễn ra như thế nào?

a) Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

b)  Đi từ tư duy triều tượng đến thực tiễn.

c)   Cả a và b.

d)   Không có đáp án đúng.

13. Điều khẳng định nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm:

a)   Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm.

b)  Kinh nghiệm nhiều tự phát dẫn đến sự ra đời của lý luận.

c)   Mọi lý luận đều được xuất phát từ kinh nghiệm.

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B C B C B
Câu  6 7 8 9 10
Đáp án A D A C A
Câu  11 12 13    
Đáp án

a -1

b – 3

c – 2

d – 4.

C A    

Bài 6: Chân lý là gì? Trình bày các tính chất của chân lý?

1. Chân lý là:

a)   Sự thật mà ai cũng biết.

b)   Lẽ phải ai cũng thừa nhận.

c)  Tri thức phù hợp với logic suy luận.

d)  Tri thức có nội dung chân thực và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:

a)   Chủ nghĩa duy tâm chủ quan không thừa nhận chân lý khách quan.

b)   Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận chân lý khách quan.

c)   Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận chân lý khách quan.

d)  Thuyết không thể không thừa nhận chân lý khách quan.

3. Tiêu chuẩn của chân lý là do:

a)   Lợi ích con người quy định.

b)   Được nhiều người thừa nhận.

c)   Sự rõ ràng, minh bạch trong tư duy.

d)   Không có đáp án đúng.

4. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý là gì?

a)   Được nhiều người thừa nhận

b)   Đảm bảo không có mâu thuẫn trong suy luận

c)  Thực tiễn

d)  Thuộc về kẻ mạnh

5. Theo C.Mác, con người phải chứng minh chân lý chính trong:

a)   Hoạt động lý luận.

b)   Hoạt động thực tiễn.

c)  Thực tế.

d)   Hiện thực.

6. Theo C.Mác, vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề…

a)  Thực tế

b)   Hiện thực

c)  Thực tiễn

d)   Khoa học

7. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, tính cụ thể của chân lý là gì?

a)   Sự đúng đắn của chân lý là cụ thể

b)   Sự phản ánh chân thực về một đối tượng hiện thực khách quan cụ thể.

a)   Là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể.

b)   Cả ba đáp án đều đúng

8. Ví dụ nào đưới đây là một chân lý?

a)  Trái đất là một hành tinh.

b)  Mặt trời mọc ở hướng đông.

c)   Con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa.

d)  Chân lý thuộc về kẻ mạnh.

9. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a)   Chân lý có tính khách quan

b)   Chân lý có tính tương đối

c)   Chân lý có tính trừu tượng

d)   Chân lý có tính cụ thể

Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án  D C D C B C C A C

 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 : Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin ( Phần 1) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin ( Phần 2) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin (Phần 3) 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Lịch sử mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên học vụ mới nhất 

Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!