1. Xác định vấn đề
Trước tiên bạn cần xác định xem vấn đề đồng nghiệp đang gặp phải. Bởi có thể đồng nghiệp đang quá tải với các vấn đề công việc hoặc gia đình. Và người đó không biết rằng họ đang làm việc không hiệu quả.
Dù không biết có phải do nhiều yếu tố khiến đồng nghiệp không tập trung ảnh hưởng đến tiến độ công việc hay không. Nếu họ liên tục làm việc không hiệu quả thì bạn hãy chủ động giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên, không có gì hấp tấp, nhưng bước đầu tiên bạn cần làm là thừa nhận rằng có vấn đề trong công việc. Sau đó, bước tiếp theo là dành thời gian để nói chuyện và nói cho người đó biết. Trong lúc nói chuyện, hãy khéo léo nhắc nhở đồng nghiệp về vấn đề làm việc không hiệu quả. Sau đó, điều đó phụ thuộc vào cách phản ứng của đồng nghiệp này để có nhiều phương án ứng phó tiếp theo.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Quyết đoán hơn
Nếu đồng nghiệp làm việc không hiệu quả hay đùn đẩy công việc cho bạn, thì hãy dứt khoát nói “Không!”. Hoặc trong các trường hợp nhờ vả nhưng deadline công việc quá gấp gáp và khối lượng công việc quá nhiều, cũng hãy cương quyết từ chối. Bạn có thể giúp đỡ đồng nghiệp một hoặc hai lần vì là đồng nghiệp và cùng nhóm. Nhưng một khi nó trở thành thói quen, thì điều đó sẽ lặp lại liên tục. Và bạn sẽ trở thành nạn nhân của một “vấn đề nan giải”.
Bạn cũng có thể khéo léo khước từ lời nhờ vả từ đồng nghiệp đẩy việc bằng cách đưa ra những lý do như: bạn đang có rất nhiều deadlines và nhiệm vụ cần giải quyết và bạn không có thời gian để giúp đỡ họ. Hoặc bạn cảm thấy bạn không đủ tự tin thực hiện công việc đó mà không có sai sót.
3. Đưa ra một số hướng dẫn
Trong một vài trường hợp, có thể đồng nghiệp của bạn thật sự cần sự giúp đỡ. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu trách nhiệm thay họ, mà bạn có thể hướng dẫn họ cách quản lý nhiệm vụ và công việc một cách hiệu quả và năng suất hơn.
Bạn có thể đồng hành cùng họ để giải quyết các vấn đề phát sinh, nhưng tuyệt đối không ôm tất cả công việc vào mình.
Đọc thêm: Ứng xử trong môi trường làm việc là gì? Gợi ý 9 thái độ chuẩn mực
4. Luôn giữ thái độ tốt
Một đồng nghiệp làm việc không hiệu quả có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bạn. Bạn có thể cảm thấy ngứa mắt khi đồng nghiệp làm việc không hiệu quả. Hãy làm tốt công việc của bạn, và cố gắng và bỏ qua sự ảnh hưởng của người khác.
Bên cạnh đó, bạn đừng “ngồi lê đôi mách” và phàn nàn quá nhiều về đồng nghiệp làm việc không hiệu quả với đồng nghiệp khác. Vì những nhận xét tiêu cực của bạn có khả năng đến tai người đó và điều đó sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn trực tiếp nói chuyện với họ, bạn có thể kiểm soát tình hình tốt hơn, nhưng nếu họ nghe được những câu chuyện phiếm ở văn phòng thì họ sẽ bực bội và sẽ tiếp tục.
5. Tránh những yếu tố dễ gây tranh cãi
Thông thường ngôn ngữ gián tiếp trong công việc sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi vì nó nhấn mạnh vào nhiệm vụ hơn là người có trách nhiệm với nó. Vì thế thay vì nói: “Anh cần hoàn thành nó cho tôi” thì bạn có thể nói “ Báo cáo cần được giao lại bởi…” hay “kế hoạch cần được hoàn thành bởi…”. Với cách nói này, khó có đồng nghiệp nào có thể cảm thấy như họ đang bị sai bảo hay ra lệnh và do đó họ cũng tỏ ra dễ chịu hơn.
Đọc thêm: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì? 6 giá trị của văn hóa ứng xử
6. Hãy để cho đồng nghiệp thấy kết quả hành động của họ
Khi đồng nghiệp làm việc không hiệu quả, bạn cần phải cho họ thấy ảnh hưởng của nó tới kết quả công việc. Chẳng hạn bạn có thể phản ánh với người đó rằng “Nếu anh không giao lại cho tôi trước ngày mai thì chúng ta sẽ không còn thời gian để rà soát lại trước khi gửi nó cho khách hàng”… Và bạn cũng cần chắc chắn một điều là kết quả đó sẽ có ảnh hưởng xấu đến họ chứ không phải bạn.
7. Nói chuyện với nhà quản lý
Nếu bạn đã nói chuyện và không có kết quả gì, trước khi làm điều gì đó như khiếu nại, hãy tìm tư vấn từ bên ngoài. Họ có thể là cố vấn, bạn bè, đồng nghiệp khác, để bạn có thể có được một số quan điểm về tình huống này. Bạn nên cố gắng giải quyết vấn đề với đồng nghiệp làm việc không hiệu quả trước khi tìm đến nhà quản lý.
Sau đó nếu tình huống tệ hại này vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Việc này đặc biệt quan trọng bởi sự làm việc không hiệu quả của họ đang ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và hiệu suất của cả nhóm. Đây không còn là vấn đề giữa các cá nhân nữa mà là vấn đề có thể gây nguy hiểm cho dự án hoặc công ty.
Đọc thêm: Top 8 cách phát triển kỹ năng giao tiếp trong thuyết trình
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về văn hoá ứng xử với đồng nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những hiểu biết về văn hoá ứng xử trong từng trường hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!