Việc làm Đại học Y Dược TP.HCM

Cập nhật 23/09/2024 20:18
Tìm thấy 1 việc làm đang tuyển dụng
Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Y Dược TP.HCM tuyển dụng nhân sự
Đại học Y Dược TP.HCM
18 việc làm 3 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 22/02/2024
Hạn nộp hồ sơ: 22/02/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 2
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Đại học Y Dược TP.HCM

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển dụng nhân sự công tác tại Ký túc xá như sau:

I. SỐ LƯỢNG VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM: 02

Số lượng: 02

1. Vị trí việc làm Chuyên viên/Kỹ sư phụ trách công nghệ thông tin

– Quản lý hệ thống mạng nội bộ;
– Lắp ráp, cài đặt, xử lý, khắc phục các sự cố về máy vi tính; trang thiết bị văn phòng kết nối với máy tính;
– Bảo trì, vệ sinh, thay thế các thiết bị công nghệ thông tin định kỳ và đột xuất;
– Quản lý, cập nhật thông tin lên website/fanpage/trang mạng xã hội theo yêu cầu của Lãnh đạo Ký túc xá;
– Vận hành các phần mềm quản lý của Ký túc xá;
– Lập báo cáo định kỳ về công tác công nghệ thông tin;
– Một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo đơn vị.

2. Vị trí việc làm Chuyên viên/Kỹ sư quản trị tòa nhà

– Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện, nước. Giám sát đảm bảo các hoạt động về điện, nước trong các tòa nhà của Ký túc xá;
– Lập dự trù kinh phí cho công tác bảo trì, thay thế, sửa chữa các hạng mục kỹ thuật trong tòa nhà;
– Báo cáo về công tác quản lý vận hành tòa nhà định kỳ và đột xuất theo yêu cầu;
– Phối hợp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chung về vận hành tòa nhà;
– Lập kế hoạch, báo cáo công việc định kỳ theo tuần, tháng, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu về nguy cơ gây rủi ro đối với tòa nhà.
– Một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo đơn vị.

II. TIÊU CHUẨN CHUNG

1. Ứng viên là công dân Việt Nam.
2. Có tư cách đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và tuân thủ pháp luật; tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt tình trong công tác.
3. Có đủ sức khỏe; ngoại hình và tính cách phù hợp với công việc.
4. Có định hướng làm việc lâu dài tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

III. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ

3.1. Chuyên viên/Kỹ sư phụ trách công nghệ thông tin

3.1.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

– Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên/kỹ sư và tương đương.

3.1.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

– Am hiểu đường lối, chính sách chung, nắm vững phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Có kiến thức hiểu biết về các thiết bị công nghệ thông tin, máy vi tính, trang thiết bị văn phòng.
– Có khả năng giao tiếp tốt, phản hồi thông tin tốt.
– Có kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm, hệ điều hành Window, vi tính văn phòng (MS. Word, Excel, Power Point rất tốt), phần mềm đồ họa hình ảnh (Adobe, Photoshop, Al, InDesign).
– Có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc.
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm, khả năng đọc, hiểu tài liệu và giao tiếp cơ bản tiếng Anh.

3.2. Chuyên viên/Kỹ sư quản trị tòa nhà

3.2.1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

– Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành liên quan đến điện nước dân dụng hoặc điện công nghiệp.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên/Kỹ sư và tương đương.

3.2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

– Am hiểu đường lối, chính sách chung, nắm vững phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực quản trị tòa nhà.
– Hiểu biết nắm rõ các quy tắc an toàn lao động, luật phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Có kiến thức chung về xây dựng cơ bản.
– Có kiến thức và hiểu biết chung hệ thống trang thiết bị trong tòa nhà.
– Có khả năng giao tiếp và phản hồi thông tin tốt.
– Có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm cơ bản, vi tính văn phòng (MS. Word, Excel, Power Point rất tốt). Có kỹ năng sử dụng phần mềm AutoCad và đọc bản vẽ xây dựng.
– Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
– Có khả năng đọc, hiểu tài liệu và giao tiếp cơ bản tiếng Anh.

IV. HỒ SƠ XIN VIỆC

• Thành phần

1. Đơn xin việc.
2. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương mới nhất trong vòng 06 tháng (theo mẫu đính kèm).
3. Giấy khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế (không quá 06 tháng).
4. Bản sao văn bằng, chứng chỉ (sao y chứng thực).
5. CNMD/CCCD, giấy khai sinh (sao y chứng thực).
6. 02 ảnh 3 x 4 cm.
7. Chứng chỉ nghiệp vụ liên quan chức danh chuyên viên/kỹ sư và tương đương.
8. Quyết định nghỉ việc (nộp bổ sung khi được tuyển dụng trong trường hợp đang hoặc đã công tác tại cơ quan/đơn vị khác).

• Thời hạn nhận hồ sơ: Kể từ ngày ra Thông báo đến hết 16 giờ 30 phút ngày 26/02/2023.
• Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Phòng Tổ chức cán bộ (Lầu 1, tòa nhà 15 tầng), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh – số 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Nguồn tin: ump.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Y Dược TP.HCM Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:
217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Năm 1947: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. (GS. Pierre Daléas, Phó Khoa trưởng của Trường Y Dược Hà Nội phụ trách; GS. Pierre Daléas được xem là vị “Khoa trưởng” đầu tiên của trường.)

Năm 1954: Trường chính thức mang tên Trường Đại học Y Dược Sài Gòn, hay thường được gọi ngắn gọn là Trường Y khoa Sài Gòn hoặc gọi một cách trang trọng là Y Dược Đại học đường Sài Gòn (do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý).

Ngày 31.12.1961: Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn.

Ngày 12.08.1962: Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.

Ngày 16.11.1966: Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.

Ngày 27.10.1976: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, theo đó trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn.

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khoa trực thuộc gồm Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược, 10 phòng chức năng và 57 bộ môn tại 3 Khoa. Đơn vị chủ quản của trường là Bộ Y Tế.

Năm 1990: Trường xây dựng định hướng chiến lược phát triển Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành trường đa ngành trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, mục tiêu là phát triển thêm 4 khoa mới và một bệnh viện thuộc Trường.

Năm 1994: Xây dựng Khoa Khoa học Cơ bản trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các Bộ môn Khoa học cơ bản của các khoa. Khoa Khoa học cơ bản đảm trách giảng dạy các môn chung, các môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các môn khoa học cơ bản cho tất cả các chương trình đào tạo.

Năm 1998: Xây dựng Khoa Y học Cổ truyền trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Y tế Tuệ Tĩnh và Bộ môn Đông Y của Khoa Y đảm trách các chương trình đào tạo về Y học Cổ truyền và học phần y học cổ truyền cho các chương trình khác.

Năm 1998: Xây dựng Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Kỹ thuật Y tế Trung ương III. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về điều dưỡng và kỹ thuật y học.

Năm 1999: Xây dựng Khoa Y tế Công cộng trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Y tế Công cộng của Khoa Y và Khoa Tổ chức - Quản lý của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về y tế công cộng, y học dự phòng và các môn học có liên quan.

Ngày 18.10.2000: Bệnh viện Đại học Y Dược được thành lập theo Quyết định số 3639/2000/QĐ-BYT ngày 18/10/2000, trên cơ sở sáp nhập 3 phòng khám Đa Khoa thuộc Khoa Y, Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học và Khoa Y học Cổ truyền. Hiện nay Bệnh viện ĐHYD TPHCM trở thành Bệnh viện hạng Nhất hiện đại với gần 1.000 giường bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hành khám chữa bệnh. Bệnh viện là đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu lâm sàng, nơi ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh có uy tín cả nước và có vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế.

Ngày 18.06.2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

Những nghề phổ biến tại Đại học Y Dược TP.HCM

Bạn làm việc tại Đại học Y Dược TP.HCM? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo Đại học Y Dược TP.HCM

Đại học Y Dược TP.HCM

Click để đánh giá