Công việc của Trợ giảng là gì?

Theo Luật Giáo dục tại khoản 2 Điều 54 được ban hành năm 2012 và sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định Trợ Giảng (Tutors)  như sau: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Vì vậy, trợ giảng cũng có thể được xem có vai trò như một giảng viên. Tuy nhiên, từ “trợ” trong cụm “trợ giảng” mang ý nghĩa là hỗ trợ, nên công việc chính của một trợ giảng sẽ là hỗ trợ các giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục Nhà nước và tư nhân trong công cuộc giảng dạy. 

Mô tả công việc của Trợ giảng

Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể nhiệm vụ, công việc của trợ giảng tại Điều 4 và Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục tại Điều 2 như sau:

  • Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài (thuộc Điểm a, Khoản 1 Điều 4);
  • Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (thuộc Điểm b, Khoản 1 Điều 4);
  • Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.8 ★
Khoảng lương năm 78 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
4.1 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Trợ giảng có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ giảng

Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Trợ giảng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
48%
2 - 4
33%
5 - 7
19%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng?

Yêu cầu tuyển dụng trợ giảng

Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:

Về trình độ:

Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.

Về kiến thức và kỹ năng: 

Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử  dụng photoshop và các phần mềm design khác. Bên cạnh các kiến thức nền cơ bản thì mỗi trợ giảng cũng cần có thêm những kỹ năng về sư phạm, điều hành và quản lý lớp học để đảm bảo được nhiệm vụ chính đề ra trong công  việc. Tiếp đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một yêu cầu cần thiết đối với ứng viên trợ giảng trong tiếp cận và trò chuyện với học viên của mình.

Về phẩm chất, tác phong:

Đối với vị trí trợ giảng đòi hỏi các bạn phải có tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và luôn vui vẻ, hòa đồng, thân thiện tạo bầu không khí chung thoải mái cho các học viên và nhân viên của cơ sở đào tạo.

Lộ trình thăng tiến của Trợ giảng

Mức lương bình quân của Trợ Giảng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động:

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Giám sát lớp học

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí giám sát lớp học. Nhiệm vụ chính của giám sát lớp học là thực hiện các công việc hỗ trợ học viên hàng ngày, như kiểm tra bài tập, hướng dẫn thêm cho học sinh hay giải đáp các thắc mắc. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường giáo dục và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày.

Từ 2 - 3 năm: Trợ giảng chính

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng. Với nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

Từ 3 - 5 năm: Giảng viên 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

Từ 5 - 7 năm: Quản lý đào tạo

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý đào tạo. Vai trò của Quản lý đào tạo là quản lý các hoạt động hàng ngày của lớp học, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Đánh giá, chia sẻ về Trợ giảng

Các Trợ giảng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Trợ giảng

Tại sao bạn tin rằng bản thân có thể làm trợ giảng?
1900.com.vn
Trợ giảng
Q: Tại sao bạn tin rằng bản thân có thể làm trợ giảng?
25/07/2023
1 câu trả lời

“Khi còn học cấp 3, tôi tham gia tình nguyện trong một hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tiểu học. Tôi yêu thích công việc này đến nỗi tôi quyết định theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Tôi đã học được rất nhiều điều trong thời gian học đại học, nhưng kinh nghiệm giảng dạy sinh viên của tôi thực sự khiến tôi sẵn sàng trở thành một trợ giảng. Tôi thích ở trong lớp học và làm việc với học sinh ”.

Làm thế nào để thuyết phục một học sinh hoàn thành bài tập khi các em không làm?
1900.com.vn
Trợ giảng
Q: Làm thế nào để thuyết phục một học sinh hoàn thành bài tập khi các em không làm?
25/07/2023
1 câu trả lời

“Nếu học viên chưa hoàn thành bài tập, nhiệm vụ của tôi là xác định lý do và đề nghị các em hoàn thành bài tập; tôi sẽ hỏi họ những câu hỏi để xác định lý do tại sao bạn không muốn làm; sau đó tôi sẽ nói chuyện với họ và giải thích lý do tại sao làm bài tập lại quan trọng và họ nhận được lợi ích gì khi làm nó; nếu cần, tôi nuôi dưỡng thêm động lực để họ hoàn thành; và một khi học viên làm được, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của những gì họ làm và tôi tự hào như thế nào về họ.”

Trong tình huống giáo viên làm điều mà bạn rất không ủng hộ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
1900.com.vn
Trợ giảng
Q: Trong tình huống giáo viên làm điều mà bạn rất không ủng hộ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
25/07/2023
1 câu trả lời

“Mặc dù điều chưa bao giờ xảy ra với tôi, nếu giáo viên làm điều gì đó mà tôi không đồng ý, tôi sẽ làm vài bước để hiểu rõ hơn tại sao họ làm điều đó; khi có cơ hội, tôi nói chuyện riêng với giáo viên về hành động của họ; điều này có thể giúp giải quyết tình huống; tuy nhiên, nếu không, tôi sẽ giải quyết mối quan tâm của mình với Giám đốc hoặc Hiệu trưởng sau giờ học; tôi hy vọng họ sẽ can thiệp để điều chỉnh hành vi của giáo viên hoặc hiểu biết của tôi về tình huống; trong cả hai trường hợp, các vấn đề sẽ được giải quyết trong phạm vi giáo viên và tôi có thể tiếp tục làm việc cùng họ.”

Khi có một nhóm học sinh gây rối trong lớp bằng cách cười, nói chuyện và các hành vi khác, bạn sẽ xử lý thế nào?
1900.com.vn
Trợ giảng
Q: Khi có một nhóm học sinh gây rối trong lớp bằng cách cười, nói chuyện và các hành vi khác, bạn sẽ xử lý thế nào?
25/07/2023
1 câu trả lời

“Khi có vấn đề gì xảy ra trong lớp, tôi thực hiện theo quy trình mà tôi đã thống nhất với giáo viên. Nếu có sự xáo trộn trong nhóm, việc đầu tiên tôi làm là tách học sinh ra. Sau đó, tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái gì đó phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch bài học của bạn và những thứ mà bạn cần chú ý. Điều này thường giải quyết vấn đề ở trên.”

Câu hỏi thường gặp về Trợ giảng

Trợ giảng là công việc thường có tại các trung tâm tư nhân, khi mà mỗi buổi học thường chỉ xảy ra khoảng 2-2,5h/buổi, giáo viên đến lớp chủ yếu chỉ chú tâm đến vấn đề giảng dạy nên vai trò của trợ giảng trong trường hợp này chính là quản lý lớp học về sĩ số, điểm danh học viên vắng mặt, lý do vắng mặt để báo cáo với trung tâm hoặc phụ huynh học sinh (nếu cần), nội quy, kỷ luật lớp học, quản lý giờ giấc và sắp xếp lịch học…

Hiện nay, mức lương của trợ giảng tương đối tốt, đặc biệt là trợ giảng tại các trung tâm đào tạo quốc tế. Trung bình lương cứng của một trợ giảng được trả theo hợp đồng có thể ở ngưỡng là 6 - 10 triệu/1 tháng.

Kiến thức chuyên môn

Tùy vào mỗi ngành nghề, mà trợ giảng cũng có yêu cầu về trình độ không giống nhau.

Ví dụ: Trợ giảng tiếng Anh phải có trình độ về ngoại ngữ, thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe - Nói – Đọc – Viết. Đa số các trung tâm tiếng anh đều yêu cầu trợ giảng phải IELTS tương đương 6.5 để đảm bảo chất lượng.

Yếu tố kỹ năng của trợ giảng

Công việc trợ giảng không chỉ yêu cầu trình độ cao mà còn cần phải đi kèm với kiến thức và kỹ năng về sư phạm, quản lý lớp học,… để xây dựng buổi học thú vị, cuốn hút hơn cũng như theo dõi lớp học một cách sát sao nhất.

Một số kỹ năng cần có của một trợ giảng sẽ bao gồm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình, giải thích, kỹ năng quan sát và đánh giá, biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc,... Ngoài ra, các kỹ năng như PowerPoint, Word là không thể thiếu bởi trợ giảng là người tổng hợp tài liệu cũng như tạo slide bài giảng cho giảng viên.

Công việc của một trợ giảng yêu cầu ứng viên phải có một sự tự tin, linh hoạt và hòa đồng để gần gũi hơn với học viên. Ngoài ra, trợ giảng cũng cần phải có sự kiên trì trong quá trình giảng dạy, phụ đạo và biết cách kiềm chế cảm xúc khi học viên không hòa nhã, không chịu học,...

Muốn làm trợ giảng bạn nên có những bằng cấp về sư phạm hay các chứng chỉ về ngoại ngữ khác là một lợi thế. Thông thường trợ giảng sẽ không yêu cầu tốt nghiệp đại học hay những bằng cấp quá cao. 

Bài viết xem nhiều