Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng?
Trợ giảng đóng vai trò là một loại hình giảng viên trong giảng dạy tại đại học. Nếu phân tích từ tên gọi, thì từ “trợ” ở đây được hiểu là trợ trong “hỗ trợ”. Do vậy, trợ giảng được hiểu là người đóng vai trò hỗ trợ trong việc giảng dạy bên cạnh các giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Các cá nhân này chưa được đóng vai trò chính trong việc giảng dạy mà chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ. Bên cạnh đó những công việc như Trợ giảng Tiếng Anh, Trợ giảng Toán, Trợ giảng Ngữ văn,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Lộ trình nghề nghiệp của Trợ giảng
Số năm kinh nghiệm | 0 - 1 năm | 3 - 5 năm | 5 - 7 năm | Trên 8 năm |
Vị trí | Trợ giảng | Giảng viên | Cố vấn học tập | Phó Trưởng khoa trường Đại học |
Mức lương trung bình của Trợ giảng và các ngành liên quan:
- Trợ giảng Toán: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Trợ giảng Ngữ Văn: 3.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng
- Trợ giảng IELTS: 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
1. Trợ giảng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở.
2. Giảng viên
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Cố vấn học tập
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
4. Phó Trưởng khoa trường Đại học
Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.
5 bước giúp Trợ giảng thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Trợ giảng, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trợ giảng.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Trợ giảng là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Trợ giảng nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Trợ giảng là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của Trợ giảng là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Yêu cầu tuyển dụng của Trợ giảng
Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Trợ giảng cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Trợ giảng sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Trợ giảng có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Trợ giảng phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Trợ giảng cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Trợ giảng cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Trợ giảng nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng, gia sư,... hoặc các nghề nghiệp liên quan
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Các trường đào tạo ngành Sư phạm - Giáo dục tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Sư phạm - Giáo dục trên cả nước là:
- Đại Học Sư Phạm Hà Nội
- Đại Học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Học Viện Quản Lý Giáo Dục
- Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
- Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Đại Học Sư Phạm TPHCM
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
- Đại Học Mỹ Thuật TPHCM
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành của từng môn học riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm trợ giảng thì hãy ưu tiên chọn chuyên ngành mà mình giỏi nhất.
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Trợ giảng. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Trợ giảng phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.