1. Work motivation là gì?
Work motivation chính là động lực làm việc là những yếu tố bên trong thúc đẩy con người nỗ lực làm việc trong điều kiện sức lực bản thân để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Động lực là việc từ góc độ tâm lý học là những yếu tố thúc đẩy hành động để thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, có tác dụng khơi dậy tính tích cực lao động của con người.
Những người có động lực luôn là những người sẵn sàng nỗ lực, say mê với công việc để đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Từ đó, hiệu suất và chất lượng làm việc được tăng cao. Vì vậy, trong một tổ chức, các nhà quản lý luôn muốn có được những nhân viên có động lực trong công việc. Nhưng không phải nhân viên nào cũng có động lực cá nhân, từ đó phát sinh ra cụm từ “tạo động lực làm việc”.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các loại động lực làm việc
Có 2 loại động lực tại nơi làm việc - nội tại và bên ngoài.
Động lực nội tại
Động lực nội tại đề cập đến động lực đến từ bên trong. Động lực này thúc đẩy một người thực hiện nhiệm vụ vì họ thấy nhiệm vụ thú vị, thử thách và thỏa đáng, chứ không phải vì được trả tiền.
Động lực bên ngoài
Động lực bên ngoài đến từ các phần thưởng bên ngoài, chẳng hạn như tiền bạc và lời khen. Tại nơi làm việc, công ty mang đến loại động lực này dưới hình thức tăng tiền lương, trao tiền thưởng và những lợi ích hữu hình khác, cũng như ghi nhận công khai khi nhân viên đạt hiệu quả cao.
Bạn cần hiểu được các khía cạnh trong cách tạo động lực cho lực lượng lao động gồm những người thuộc nhiều thế hệ và hoàn cảnh khác nhau. Nếu không trao phần thưởng và ghi nhận theo cách phù hợp với đúng nhân viên, bạn có nguy cơ mất đi nhân tài hàng đầu. Không có cách làm nào phù hợp với tất cả. Cách tạo động lực cho mọi người có thể phụ thuộc vào tuổi tác và cấp bậc công việc của họ.
Đọc thêm: Positive Working Environment là gì? Cách xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
3. 10 yếu tố thúc đẩy động lực làm việc
Nghĩ đến kết quả mà bạn đạt được khi làm việc chăm chỉ
Hãy vẽ ra bức tranh kết quả công việc mà bạn mong muốn đạt được. Đưa vào đó những con số cụ thể giúp bạn dễ hình dung hơn về nó và gắn thêm mốc thời gian nếu có thể.
Tưởng tượng bạn sẽ hạnh phúc và hài lòng như thế nào nếu đạt được kết quả đó. Nếu khao khát đủ mãnh liệt, bạn sẽ có động lực để mỗi ngày hoàn thành một đầu việc trong kế hoạch. Thời gian chạm tới bức tranh kết quả sẽ được rút ngắn nhờ động lực làm việc của bạn.
Uống nước và nghỉ ngơi
Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn cho phép bản thân được thảnh thơi đôi phút, một cơ thể tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn gấp bội phần. Sẽ rất ngán ngẩm và mệt mỏi nếu bạn cứ chăm chăm làm việc. Biểu hiện của chán việc không phải chỉ xuất hiện khi bạn gặp chuyện không suôn sẻ, mà kể cả khi bạn làm việc quá sức. Điều này dẫn đến việc chán làm mỗi ngày ở những khoảnh khắc mệt mỏi. Vậy làm gì khi chán việc? Câu trả lời đơn giản nhất chính là uống nước và nghỉ ngơi đôi chút. Nếu như cơ thể đang cảnh báo, bạn hãy đáp lời và cho phép nó được nghỉ ngơi.
Nước uống sẽ giúp bạn tỉnh táo, chợp mắt 5 phút sẽ giúp bạn xóa tan cơn uể oải, mỏi nhoài. Áp dụng một phương pháp làm việc khoa học có thể giúp ích bạn trong việc dần dần tìm lại động lực làm việc đấy.
Học gì đó mới mẻ
Nếu bạn đang quá chán nản mới những gì mình đang làm, hãy thử một thứ gì đó mới mẻ hơn. Nhiều trường hợp, công việc quá tẻ nhạt và không có thử thách khiến người ta dễ mất động lực.
Lúc này, bạn có thể đề xuất với cấp trên để có cơ hội được thử thách với mội nhiệm vụ mới. Hoặc đơn giản, hãy tạo động lực làm việc bằng cách gián tiếp hơn. Hãy học một kỹ năng hay môn nghệ thuật mới để “refresh” đầu óc khỏi mớ công việc ngổn ngang. Một khóa học vẽ tranh, chụp ảnh hay piano có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ và lấy lại nguồn năng lượng đã mất.
Đọc thêm: 18 cách thú vị để nâng cao tinh thần và động lực làm việc năm 2023
Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân
Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến bạn không còn động lực làm việc. Những lúc như thế hãy tỉnh táo và cẩn thận xem xét tình hình.
Tự hỏi bản thân xem mình chán công việc hiện tại, đánh mất động lực làm việc từ đâu và cố gắng tìm ra giải pháp cho nó. Có 5 yếu tố chính tác động đến động lực làm việc của một người:
- Kiến thức được học
- Lương
- Độ phù hợp của công việc với năng lực bản thân
- Môi trường làm việc
- Quan hệ đồng nghiệp / cấp trên
Chỉ cần một (hoặc một vài) trong số 5 yếu tố trên trở nên tệ đi, động lực làm việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều. Nếu động lực lớn nhất của bạn là tiền lương và bạn cho rằng mức lương hiện tại là chưa hợp lý, hãy ngỏ một lời đề nghị tăng lương với cấp trên (tất nhiên bạn cũng sẽ cần chứng minh bạn xứng đáng với điều đó). Nếu động lực lớn nhất của bạn là đồng nghiệp nhưng lại có mâu thuẫn, hãy tìm cách giải quyết. Một buổi cafe sau giờ làm việc, hoặc cùng chia sẻ đồ ăn vặt trong giờ làm cũng sẽ khiến mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt hơn rất nhiều.
Trang trí và dọn dẹp lại góc làm việc
Nếu bạn đang tự hỏi làm gì khi chán việc, thì việc trang hoàng lại không gian làm việc ở nhà giúp bạn mang lại một sự khởi đầu mới tại nơi làm việc. Điều đầu tiên bạn cần làm chính là thu dọn gọn gàng ngăn nắp lại các giấy tờ và văn phòng phẩm trong phạm vi làm việc của mình. Hãy sắp xếp lại không gian sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Một không gian gọn gàng tô điểm một chút dấu ấn cá nhân có tác động không nhỏ trong việc giúp bạn loại bỏ căng thẳng, và biết đâu có thể tìm lại động lực làm việc một ngày không xa.
Tự thưởng cho mình một kì nghỉ ngắn
Làm gì khi chán việc? Hãy đi du lịch. Việc thường xuyên làm việc quá sức và không dành đủ thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi và phục hồi có thể dẫn đến cảm giác bực bội và ghét bỏ công việc của mình.
Hãy dành thời gian cho một chuyến du lịch ngắn ngày, chọn những nơi bạn có thể hoàn toàn thư giãn và tạm quên đi văn phòng một vài ngày sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong việc tìm lại động lực làm việc và giúp bạn thoải mái tinh thần.
Đọc thêm: 5 động lực đổi mới nguồn nhân lực doanh nghiệp
Xem lại cách sinh hoạt của bạn
Nếu những yếu tố đến từ bên trong công ty không tác động đến động lực làm việc của bạn nhưng bạn vẫn cảm thấy chán nản. Hãy xem lại thói quen sinh hoạt của bản thân. Bạn có đang quá sức làm việc hay không? Bạn có thức khuya nhiều hay không? Hãy bạn có đang có tâm sự gì trong đời sống cá nhân mà không biết giãi bày cùng ai?
Những tác động đến từ thói quen sinh hoạt cũng khiến cơ thể bạn mất đi sinh lực, cảm thấy uể oải chẳng muốn làm gì đấy.
Chú ý đến cách sinh hoạt của bạn
Giải pháp cho vấn đề này chính là bạn chỉ cần ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giấc, nạp nước cho cơ thể đầy đủ. Nếu có nhiều thời gian, hãy xây dựng một chế độ ăn uống thật thanh đạm, cộng với áp dụng những cơ chế hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày.. Chỉ những điều đơn giản thế thôi cũng đủ để bạn hồi phục lại sức khỏe của bản thân.
Xác định lại mục tiêu công việc
Nếu bạn đang làm việc theo cảm tính và không có một mục tiêu cụ thể, hãy suy nghĩ nghiêm túc về nó. Bạn có thể nhìn lại công việc hiện tại của mình và xem xét liệu mình có đang đi đúng hướng không. Cần nhắc chuyển đổi công việc cũng có thể xảy ra.
Nếu đang tham gia một dự án, hãy nhìn lại mục tiêu bạn đã đề ra và gắn chặt với những hành động bạn có thể làm để đạt được nó. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung đi đúng hướng.
Phát tín hiệu trợ giúp tới cấp trên
Nếu nguyên nhân khiến bạn mất hết động lực làm việc bắt nguồn từ tính chất công việc, vấn đề về môi trường, văn hoá công ty, hay lương, hãy giãi bày với cấp trên. Hãy nói cho họ biết bạn đang gặp phải vấn đề gì và mong muốn cách giải quyết ra sao. Một người sếp biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực. Và khi đó tạo động lực làm việc không chỉ là vấn đề của cá nhân bạn nữa. Sếp bạn có thể sẽ quan tâm đến khía cạnh này hơn và bắt đầu xây dựng một nơi làm việc tràn ngập nhiệt huyết cho nhân viên.
4. Nguyên nhân khiến bạn mất động lực
Mất động lực do sợ hãi
Khi bạn sợ hãi, ngay cả khi bạn đang bước vào một lãnh thổ do chính bạn chọn, một phần của bạn quyết tâm tránh tiến về phía trước. Nỗi sợ hãi làm bạn chậm lại, khiến bạn do dự và thận trọng, điều này có thể có lợi, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi của bạn giống như một ảo tưởng hơn là đánh giá chính xác về rủi ro thực tế. Nếu nỗi sợ hãi đủ mạnh, thì ngay cả khi bản thân bạn mong muốn tiến về phía trước, một phần của bạn muốn giữ an toàn cho bạn vẫn có thể thành công trong việc ngăn bạn tiến về phía trước. vào vương quốc của cả giấc mơ và sự an toàn.
Mất động lực do thiết lập mục tiêu sai
Martha Beck có một hình mẫu tuyệt vời để hiểu động lực. Cô giải thích rằng mỗi người trong chúng ta đều có một Phần Thiết Yếu và Một Phần Xã Hội. The Essential là một phần của con người bạn, tự phát, sáng tạo và vui tươi, phần có ý thức về những gì quan trọng nhất đối với bạn. Phần Xã hội là một phần khác phát triển từ ngày bạn được sinh ra, học các quy tắc của cộng đồng và cố gắng rất nhiều để đảm bảo sự an toàn của bạn, bằng cách buộc bạn phải tuân thủ các mô hình chung.
Mất động lực vì tôi không biết chính xác những gì tôi muốn
Khi bạn không nhận thức và ý thức được những gì bạn muốn, bức tranh của bạn về tương lai sẽ trông mờ mịt. Chúng tôi thích những người quen thuộc, và vì vậy từ chối những người xa lạ, thay vào đó chúng tôi quay trở lại và thiết lập lại quen thuộc. Nếu bạn không rõ ràng về những gì bạn muốn tạo ra, có thể hiểu rằng bạn thiếu động lực để hành động, bởi vì bạn thà ở lại với thực tế quen thuộc hiện tại của mình.
Đọc thêm: Năng suất làm việc là gì? Cách tạo động lực thúc đẩy năng suất làm việc
Mất động lực do thiếu thách thức
Thử thách là một trong những yếu tố chính cho động lực mà các tác giả như Daniel Pinkand Mihaly Csikszentmihalyi, tác giả của “Flow: The Psychology of Optimal Experience”, đã nhấn mạnh. Khi bạn phải đối mặt với một thách thức, đó cũng là một điểm tuyệt vời. Nhưng một thách thức quá lớn có thể làm lung lay động lực của bạn (xem mục 1) và nếu nó quá tầm thường, chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán và phải làm việc chăm chỉ để duy trì động lực. Chúng ta được sinh ra để sống, phát triển và chúng ta cần những thách thức và cơ hội liên tục để học các kỹ năng mới. Nếu không có một thách thức, Phần Thiết yếu sẽ nhảy vào và không thúc đẩy chúng ta, như một cách cảnh báo rằng chúng ta đã đi lạc khỏi con đường đúng đắn.
Mất động lực vì cô đơn
Điều này cực kỳ quan trọng đối với những người làm việc một mình xa nhà. Bạn biết đấy, có những ngày bạn đột nhiên cảm thấy thất vọng bên trong, đơn giản là không muốn làm việc, và thà ra ngoài chơi, uống rượu với bạn bè hoặc chơi bóng đá. Có lẽ điều này là do chúng ta là những sinh vật xã hội, và đôi khi phần thiết yếu của bạn chỉ muốn có một chút kết nối với người khác, vì vậy nó nhảy vào, phá hoại động lực của bạn để bạn có thể dừng lại. làm việc một chút, sau đó đi ra ngoài, dành thời gian với người khác, cho nó những gì nó cần.
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Work Motivation từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.