1. Môi trường làm việc tích cực là gì?
Môi trường làm việc được định nghĩa là các điều kiện vô hình và hữu hình bao quanh các hoạt động thường ngày và công tác vận hành công việc của một doanh nghiệp. Đơn giản hơn thì có thể hiểu môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như là: không gian làm việc, cách bố trí nơi làm việc, vật dụng thiết bị cần thiết cho công việc,…
Và các điều kiện tinh thần như: văn hóa doanh nghiệp, tinh thần đồng đội, làm việc nhóm, sự tương tác, giao tiếp giữa các nhân viên trong doanh nghiệp,…
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tầm quan trọng của môi trường làm việc
Giảm tình trạng căng thẳng và kiệt sức
Theo khảo sát lực lượng lao động của Vương quốc Anh, 828.000 nhân viên đã trải qua tình trạng căng thẳng, trầm cảm hoặc lo âu liên quan đến công việc trong năm 2019-2020. Hậu quả là quốc gia này tổn thất 17,9 triệu ngày làm việc. Đây là con số rất lớn.
Do đó, công ty cần tạo ra một môi trường sao cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi yêu cầu nhận hỗ trợ quản lý tình trạng căng thẳng, ngăn ngừa trạng thái kiệt sức và giảm thiểu hiện tượng thường xuyên nghỉ làm.
Tăng năng suất
Hạnh phúc và năng suất luôn song hành với nhau. Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford về năng suất của nhân viên BT, nhân viên làm việc hiệu quả hơn 13% khi cảm thấy hạnh phúc. Cụ thể, họ làm việc nhanh hơn, hoàn thành nhiều cuộc gọi hơn trong mỗi giờ và bán được nhiều đơn hàng qua điện thoại hơn.
Giữ chân nhân viên
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi những nhân viên hạnh phúc sẽ ít có khả năng bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Bạn có thể thu hút nhân tài bằng mức lương tốt nhưng nếu văn hóa công ty, môi trường làm việc và cơ hội phát triển không đạt kỳ vọng thì nhân viên sẽ sớm bắt đầu tìm kiếm công việc mới.
Viện Việc làm (Work Institute) ước tính rằng chi phí thay thế một nhân viên tại Hoa Kỳ là .000 USD - tương đương khoảng 1/3 thu nhập hàng năm của nhân viên đó.2 Còn nếu nhân viên nghỉ việc trong năm làm việc đầu tiên, công ty gần như không thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư đã bỏ ra để tuyển dụng họ. Do đó, tình trạng nhân viên nghỉ việc nhanh là một trong những khoản chi phí tốn kém và dễ ngăn chặn nhất của công ty.
Nâng cao tinh thần làm việc
Nói ngắn gọn thì tinh thần làm việc của nhân viên là mức độ hài lòng, thái độ và triển vọng tổng thể mà họ cảm thấy tại nơi làm việc. Khi có tinh thần làm việc tốt, lực lượng lao động sẽ có động lực tương tác và cộng tác để làm việc, từ đó mang tư duy tích cực vào công việc.
3. Cách tạo nên môi trường làm việc tích cực
Tạo trải nghiệm đào tạo tuyệt vời
Chắc hẳn bạn từng nghe câu nói "ấn tượng đầu tiên rất khó phai". Và thật vậy, trải nghiệm nhân viên tốt bắt đầu từ ngày đầu tiên. Khảo sát Mong muốn của Nhân viên (What Workers Want) từ Hays cho thấy rằng môi trường công sở không chào đón khiến 64% ứng viên nản lòng. Bên cạnh đó, thái độ không chào đón của nhân viên làm cho 44% người mới cảm thấy thất vọng ngay từ ngày làm việc đầu tiên.
Bạn cần nắm được nhu cầu của nhân viên mới nhằm tạo ra ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Hoạt động giới thiệu với toàn bộ văn phòng và giải thích rõ vai trò của nhân viên mới, cũng như các chuyến tham quan nơi làm việc (ảo hoặc thực) sẽ mang đến cho họ cảm giác thoải mái và phần nào hiểu được văn hóa của công ty bạn.
Sống đúng với giá trị công ty
Có sự tương quan giữa công ty có văn hóa hoặc giá trị tổ chức được truyền đạt rõ ràng và hiệu quả kinh doanh tổng thể. Tuy nhiên, nhiều tổ chức thấy dễ nói một đằng, làm một nẻo hơn.
Giá trị công ty rõ ràng và truyền cảm hứng chính là yếu tố định hình tầm nhìn của doanh nghiệp cũng như gắn kết nhân viên. Nhưng bạn cần đảm bảo áp dụng những giá trị này vào thực tế thì mọi người mới thực sự cảm nhận được sự nỗ lực vì mục tiêu chung.
Khuyến khích quan hệ kết nối
Để tạo nên văn hóa cộng tác trong đội nhóm, bạn cần xây dựng quan hệ kết nối tích cực giữa mọi người sao cho nhân viên ở tất cả các cấp bậc đều cảm thấy mình là một phần của đội ngũ. Yếu tố này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong văn hóa làm việc từ xa hiện nay, khi mà mọi người sẽ ít có cơ hội gặp nhau trực tiếp.
4. Dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại
Lãnh đạo kém hiệu quả
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của môi trường làm việc độc hại liên quan đến khả năng lãnh đạo kém hiệu quả. Tự hỏi bản thân minh:
- Các nhà lãnh đạo và quản lý trong công ty của bạn có phải là người hay tự ái không?
- Sếp của bạn có tạo ra nhiều tiêu chuẩn được áp dụng một cách bất bình đẳng không?
- Họ có từ chối những lời góp ý mang tính xây dựng và chỉ nghe ý của họ không?
- Tệ hơn nữa, họ có coi thường và sa thải cấp dưới không?
- Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số những câu hỏi này là có, thì gần như thái độ của ban quản lý đang thúc đẩy một môi trường làm việc độc hại.
Thiếu giao tiếp tích cực
Bạn cũng có thể nhận thấy sự suy giảm trong giao tiếp hay tương tác tích cực giữa các đồng nghiệp và người quản lý của mình.
- Tinh thần làm việc có phải bị xuống thấp không?
- Mọi người có đang phớt lờ đồng nghiệp của họ không?
- Các nhà quản lý chỉ tập trung vào những mặt tiêu cực, ít đưa ra những củng cố tích cực?
Điều đó cũng có thể cho thấy một môi trường làm việc thù địch. Những rào cản giao tiếp trở nên đặc biệt nguy hiểm khi làm việc từ xa. Nếu bạn làm việc từ xa và cảm thấy quá cô độc và không được phản hồi thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của sự độc hại.
Đọc thêm: IT Support là gì? Các kỹ năng quan trọng của Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật CNTT
Phân nhóm & chia rẻ nội bộ
Nếu văn phòng gắn kết trước đây của bạn giờ đã bị chia nhỏ thành các nhóm, thì điều đó chắc chắn là độc hại. Những kiểu môi trường này thường tạo ra xung đột giữa giữa các nhân viên, cũng như một nền văn hóa với đầy những lời đàm tiếu và oán giận trong văn phòng.
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Positive Working Environment từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.
Được cập nhật 09/04/2024
223 lượt xem