1. Năng suất làm việc là gì?
Năng suất làm việc là kết quả phản ánh qua số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người lao động làm ra trong một khoảng thời gian nhất đinh. Nó thể hiện ở kết quả lao động của mỗi người trong khoảng thời gian. Cùng một khoảng thời gian đó có người năng suất làm việc cao đạt KPI nhưng cũng có người năng suất lao động của họ lại thấp.
Ví dụ về năng suất: có thể bao gồm tốc độ mà công nhân của bạn sản xuất sản phẩm tại nhà máy, xử lý các cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật cho một công ty công nghệ hoặc phục vụ khách hàng tại một nhà hàng.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 9 Cách tạo động lực thúc đẩy năng suất làm việc
Ghi nhận thành quả của nhân viên
Khi những cống hiến, đóng góp của bản thân được ghi nhận, khen thưởng sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, những nỗ lực của bản thân được đền đáp xứng đáng và từ đó có thêm động lực cống hiến cho công ty. Vì vậy, nhà quản lý nên thường xuyên có những hình thức khen thưởng khác nhau nhằm mang đến động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Chế độ lương thưởng phù hợp
Là người lao động, ai cũng quan tâm đến khoản thu nhập của bản thân. Chính vì thế, việc doanh nghiệp chi trả lương thưởng hợp lý với năng lực, đóng góp của nhân viên sẽ giúp cho họ sẵn sàng cống hiến sức lao động cho công ty.
Những công sức tăng ca, làm thêm giờ của nhân sự nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra cũng cần được doanh nghiệp ghi nhận bằng những khoản lương tương ứng. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy được sự ghi nhận, đền đáp xứng đáng của doanh nghiệp với bản thân và có thêm động lực để hoàn thành mọi công việc được giao. Chế độ lương thưởng tốt cũng chính là cách giúp thu hút nguồn nhân lực sau này.
Đọc thêm: Kỹ năng công việc cụ thể là gì? Các kĩ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc
Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện, cơ hội học tập, nâng cao chuyên môn của nhân viên. Khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng, chuyên môn tốt nhất phục vụ công việc, nhân viên sẽ mang lại hiệu suất cao hơn và từ đó nâng cao khả năng phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Nhân viên cũng nhận thấy được sự quan tâm, sẵn sàng trao cơ hội của doanh nghiệp dành cho mình, từ đó có thêm động lực để gắn bó lâu dài với công ty. Thông thường, các nhà quản lý sẽ lựa chọn những nhân sự ưu tú, có tiềm năng tham gia các khóa học phát triển kỹ năng, chuyên môn và trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác phát triển của doanh nghiệp.
Lắng nghe nhân viên
Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến người lao động. Chính vì vậy, khi nhân viên gặp phải những vấn đề, mối bận tâm làm ảnh hưởng đến năng suất lao động thì nhà quản lý cần chú ý, lắng nghe và đưa ra các ý kiến nhằm giải tỏa, giảm bớt ảnh hưởng đến với người lao động. Điều này cũng giúp cho nhân viên thấy được sự quan tâm của đội ngũ lãnh đạo đối với bản thân và có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề, tập trung vào công việc.
Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
Tổ chức các buổi họp mặt, ngoại khóa, teambuilding, … sẽ giúp cho nhân viên được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cho bản thân và gắn kết hơn với các thành viên khác cũng như với ban lãnh đạo. Điều này rất có lợi khi tạo ra một tập thể vững chắc, sẵn sàng đương đầu và giải quyết mọi khó khăn trong công việc.
Tạo môi trường làm việc thoải mái
Làm việc trong môi trường năng động, thoải mái cũng sẽ giúp cho nhân viên tránh được các áp lực công việc. Nhà quản lý nên chú trọng đến những vấn đề bên ngoài như phong cách, bối cảnh làm việc mới mẻ, … cũng có thể giúp nhân viên cảm thấy dễ chịu hơn.
Đọc thêm: 10 Cách cải thiện hiệu suất làm việc nhóm bạn cần "bỏ túi" ngay tức thì
Góp ý, chia sẻ với nhân viên
Một doanh nghiệp cứng nhắc, luôn áp dụng các hình thức kỷ luật bất kể lỗi gì sẽ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này khiến cho người lao động không thể thoải mái sáng tạo, đưa ra các ý kiến của bản thân nhằm đóng góp cho doanh nghiệp. Chính vì thế, hãy lắng nghe những góp ý của nhân viên cũng như tìm hiểu, khuyến khích những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải. Không chỉ tạo động lực cho nhân viên, nhà quản lý sẽ mang đến cảm giác gần gũi, thoải mái trong môi trường làm việc.
Khuyến khích làm việc nhóm
Hoạt động nhóm thường đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhà quản lý nên tạo ra những nhóm làm việc để phát huy hết thế mạnh của từng cá nhân. Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm giúp nhân viên có thêm nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề và từ đó đưa ra được cách giải quyết tốt nhất.
Phân quyền cho nhân viên
Việc trao quyền lực cho nhân viên trong phạm vi quyền hạn sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân nhân sự đó. Điều này cũng giúp cho nhân viên có cơ hội để phát huy hết năng lực của bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng
Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất. Người lao động khi có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng tốt sẽ có khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Môi trường
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến năng suất của người lao động. Một môi trường làm việc thuận lợi với điều kiện làm việc tốt, ánh sáng, không khí thoáng mát và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp sẽ giúp tăng năng suất.
Đọc thêm: 7 điều nên làm ở trường đại học để có công việc tốt sau tốt nghiệp
Công cụ, các trang thiết bị và công nghệ
Công cụ, các trang thiết bị và công nghệ cũng đóng một vai trò quan trọng trong tăng năng suất. Công cụ và trang thiết bị mới, tiên tiến sẽ giúp cho công việc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, giảm thời gian và tăng hiệu quả.
Quy trình làm việc
Quy trình làm việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Một quy trình làm việc rõ ràng, đơn giản và hiệu quả giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn và giảm thiểu sai sót. Hơn nữa động lực và sự phù hợp của công việc đóng vai trò quan trọng trong năng suất. Những công việc phù hợp với sở thích và khả năng của người lao động sẽ giúp họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
4. Lợi ích của việc tạo động lực thúc đẩy năng suất làm việc
Duy trì trạng thái tích cực cho nhân viên
Nếu không có động lực, các nhân viên chỉ cố gắng thực hiện các hoạt động tối thiểu trong doanh nghiệp. Nhưng động lực sẽ thúc đẩy họ thực hiện ở mức tối đa. Tất cả các nguồn lực của công ty sẽ bị lãng phí trừ khi hoặc cho đến khi được nhân viên sử dụng. Các nhân viên có động lực sử dụng tốt nhất các nguồn lực.
Tăng sự gắn kết của nhân viên
Khi nhân viên có động lực làm việc, nhìn chung họ sẽ nỗ lực hết mình trong các nhiệm vụ được giao. Động lực tạo ra niềm tin cho nhân viên trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ trong công ty. Họ luôn chọn cách ở lại và tăng thu nhập hơn là rời khỏi công ty và tăng thu nhập của họ. Với động lực, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ ít hơn vì những nhân viên hài lòng không bao giờ rời bỏ công việc.
Đọc thêm: Chức danh công việc là gì? Tầm quan trọng của chức danh công việc
Cải thiện sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên là quan trọng đối với mọi công ty vì điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tích cực cho công ty. Động lực có thể tạo điều kiện cho người lao động đạt được mục tiêu cá nhân của mình và có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bản thân của một cá nhân. Một khi người lao động đó đạt được một số mục tiêu ban đầu, họ nhận ra mối liên hệ rõ ràng giữa nỗ lực và kết quả, điều này sẽ thúc đẩy họ tiếp tục làm việc ở mức cao hơn.
Cải thiện hiệu quả của nhân viên
Mức độ hiệu quả của một nhân viên không chỉ dựa trên khả năng hoặc trình độ của họ. Để công ty có được kết quả tốt nhất, nhân viên cần có sự cân bằng tốt giữa khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao và sự sẵn sàng muốn thực hiện nhiệm vụ. Sự cân bằng này có thể dẫn đến tăng năng suất và cải thiện hiệu quả.
Ai trong chúng ta cũng cần những động lực để hoàn thành và thúc đẩy bản thân về phía trước. Thông qua bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm mong bạn đã có thể có cho mình thật nhiều kiến thức để phát triển.