Hiring Freeze là gì? Những cách thông minh để ứng phó với tình trạng Hiring Freeze

Hiring freeze là một trong các thuật ngữ công sở đang trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Vậy Hiring Freeze là gì? Những cách thông minh để ứng phó với tình trạng hiring freeze như nào? Cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa Hiring freeze 

Hiring freeze có nghĩa là đóng băng tuyển dụng. Thuật ngữ này chỉ động thái ngừng tuyển dụng tại công ty doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiring freeze, công ty sẽ không tìm kiếm các nhân sự mới. Kể cả khi có người thôi việc và vị trí công việc cũ của họ đang trống, công ty cũng sẽ không tìm người thay thế.

Việc tạm ngưng tuyển dụng có thể được thực hiện dài hoặc ngắn hạn (phổ biến nhất là khoảng 3 – 6 tháng), tuỳ vào tình hình chung của doanh nghiệp bấy giờ.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Lý do một vài công ty chọn cách hiring freeze 

Tiết kiệm chi phí

Các nhà quản lý quyết định thực hiện hiring freeze khi công ty cần tiết kiệm chi phí hoạt động, bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường hoặc tình trạng kinh tế suy thoái. Trong trường hợp công việc kinh doanh vẫn ổn định, công ty vẫn có thể đóng băng tuyển dụng để cân đối tài chính hơn.

Tránh việc sa thải nhân viên

Bản chất hiring freeze là phương án giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm hơn, vừa tránh sa thải các nhân sự hiện tại. Trong vài năm vừa qua, việc tìm kiếm ứng viên phù hợp dần trở nên khó khăn. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo và các nỗ lực khác để giúp hệ thống làm việc hiệu quả và trơn tru.

Các công ty lớn như Meta, Google, Apple, Amazon cũng đã sử dụng lựa chọn này. Thay vì cắt giảm nhân sự, vào tháng 11/2022, Apple thông báo rằng các khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ được ưu tiên giữ nguyên, chỉ là việc tuyển dụng sẽ tạm dừng trong các phòng ban khác.

Tái cơ cấu bộ máy làm việc

Khi chọn hiring freeze, bạn có thể hiểu rằng công ty đó đang nhắm tới cơ cấu lại nhóm công việc để tối ưu hóa năng suất và quá trình làm việc, đồng thời tăng hiệu suất kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những lý do dẫn đến hiring freeze

Đọc thêm:Cash flow là gì? Cách quản lý dòng tiền hiệu quả

Trường hợp khẩn

Trong bối cảnh khác, nguyên nhân dẫn đến hiring freeze là khi diễn ra các trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc toàn cầu như bùng phát dịch bệnh, thiên tai, v.v. Khi có khủng hoảng, các lãnh đạo có xu hướng tạm ngưng tuyển dụng đến khi có kế hoạch đối phó thích hợp hoặc khi tình hình khó khăn đã qua đi.

3. Những cách thông minh để ứng phó với tình trạng hiring freeze

Những cách thông minh để ứng phó với tình trạng hiring freeze là gì? Nhìn chung, bạn cần bình tĩnh, giữ tư duy tích cực và lên kế hoạch làm việc logic để không bị quá tải kéo dài. Chi tiết hơn, bạn nên:

Nghĩ theo hướng tích cực

Việc đầu tiên bạn nên làm sau khi nhận thông báo hiring freeze là giữ thái độ và tư duy tích cực. Hãy nhớ rằng, bản chất của đóng băng tuyển dụng còn ít tiêu cực hơn sa thải nhân viên nhiều.

Công ty và doanh nghiệp vẫn đang cố gắng cân bằng lại tình hình tài chính và tránh làm mất các nhân viên có giá trị như bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ có phong thái chuyên nghiệp hơn là việc hoảng loạn trong khi chưa kịp định hình tình hình.

Đọc thêm: Risk management là gì ? Những lợi ích và thách thức của quản lý rủi ro

Cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng

Tạm ngừng tuyển dụng đồng nghĩa với việc một số vị trí sẽ bị bỏ trống. Khi bạn phải làm việc thêm giờ và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi sự mệt mỏi. Nhưng bạn hãy tận dụng cơ hội này như một cách để học hỏi thêm các kiến thức mới. Chẳng hạn trong digital marketing, bạn sẽ không chỉ làm các công việc quảng cáo, phân tích SEO, mà còn có thể học thêm về phát triển content hoặc thiết kế hình ảnh.

Hãy nghĩ đây là lúc bạn có thể mở rộng kho kiến thức chuyên môn của mình trong ngành. Bạn được biết thêm nhiều thứ và làm lịch sử, kinh nghiệm làm việc của mình đa dạng hơn.

Củng cố các mối quan hệ

Làm việc mới cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần học hỏi và giao tiếp với sếp và đồng nghiệp nhiều hơn. Nếu bạn chưa thật sự nói chuyện với họ, đây là lúc để bạn tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn.

Và trong thời gian khó khăn này, nếu bạn không ngại tiếp thu những điều mới, bạn cũng có khả năng gây ấn tượng tốt trong mắt mọi người, trở thành một người đáng tin cậy hơn với tập thể.

4. Tác động của Hiring Freeze đến doanh nghiệp

Tác động tiêu cực

Tạm dừng tuyển dụng có thể được xem là một phương pháp ứng phó tạm thời hiệu quả. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này có thể gây ra một số tác động tiêu cực như:

  • Người lao động hoang mang khi doanh nghiệp ngừng tuyển dụng mà không công khai, giải trình minh bạch.
  • Mất động lực làm việc vì nhân viên sợ tình hình tài chính bấp bênh của doanh nghiệp hoặc sợ bị sa thải.
  • Khối lượng công việc gia tăng do thiếu nhân viên hoặc chịu trách nhiệm về khối lượng công việc phát sinh từ các vị trí bị cắt giảm.
  • Tỷ lệ doanh thu có thể tăng do nhân sự lo ngại về tương lai của công ty.

Tác động tích cực

Tác động của việc "đóng băng" sẽ hiệu quả nhất khi các nhà quản lý biết cách ứng phó hợp lý. Việc cắt giảm nhân sự sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp đánh giá lại các chiến lược kinh doanh hiện có. Mục đích đưa ra các giải pháp tốt hơn nhằm thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên.

Ngoài ra, một số tác động tích cực mà thời gian tuyển dụng có thể có đối với tổ chức bao gồm:

  • Ổn định tài chính mà không phải sa thải nguồn nhân lực hiện tại.
  • Đánh giá lại các chiến lược kinh doanh để thích ứng với những thay đổi của môi trường hiện tại.
  • Mở rộng thêm nhiều cơ hội thăng tiến cho đội ngũ nhân viên hiện có.
  • Cải thiện dòng tiền và nguồn lực tài chính của tổ chức.

Đọc thêm: Management Trainee – Quản lý thực tập sinh. Lợi ích khi làm quản trị viên tập sự

Bài viết trên đây của 1900 - tin tức việc làm  đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết về Hiring Freeze . Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!