04 câu hỏi bài tập QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP | Môn học Quản trị tài chính

Trọn bộ câu hỏi ôn tập QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH về "Quản lý tài sản trong doanh nghiệp" kèm lý thuyết và lời giải chi tiết giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Câu hỏi bài tập: QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP ( Có đáp án)

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Quản lý tài sản ngắn hạn

1.1 Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn

- Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng.

- Phân loại:

  • Tiền và tương đương tiền, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, vàng, bạc, kim khí, đá quý và tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn, thanh khoản cao.
  • Khoản phải thu:  Là số tiền còn phải thu của khách hàng và các đối tượng khác có liên quan hoặc tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận sản phẩm.
  • Hàng tồn kho: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại hiện vật dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm Hàng mua đi đường, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hoá, v.v…

1.2 Quản lý tồn kho

- Lợi ích của duy trì HTK: Giúp công ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Bất lợi: Làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt vào hàng tồn kho.

→ Các vấn đề cơ bản:

Lượng tồn kho tối ưu bằng bao nhiêu?

Khi nào thì đặt hàng và nhập kho lượng hàng mới

Tài liệu VietJack

- Chi phí phát sinh do HTK trong EOQ:

+ Chi phí lưu kho:

C1×Q2

  • C1 :Chi phí lưu kho của 1 đơn vị hàng hóa
  • Q/2: Lượng dự trữ trung bình

+ Chi phí đặt hàng:

C2×DQ

  • C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng
  • D: Lượng hàng cần sử dụng trong 1 kỳ
  • D/Q: Số lần đặt hàng trong 1 kỳ

+ Tổng chi phí tồn kho:

TC=C1×Q2+C2×DQ

- Lượng đặt hàng tối ưu trong EOQ:

Lượng đặt hàng tối ưu chính là lượng đặt hàng khiến cho tổng chi phí tồn kho TC đạt giá trị thấp nhất.

TC=C1×Q2+C2×DQ

 EOQ=Q*=2DC2C1×12

- Điểm đặt hàng mới và lượng dự trữ an toàn trong EOQ:

- Điểm đặt hàng mới: Mức dự trữ nguyên vật liệu mà tại đó DN cần liên hệ với nhà cung ứng để đặt hàng.

Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày x Độ dài thời gian giao hàng

- Lượng dự trữ an toàn:

Điểm đặt hàng mới  = Lượng dự trữ an tại thời điểm đặt hàng + Lượng dự trữ an toàn

1.3. Quản lý ngân quỹ

- Lợi ích của nắm giữ tiền mặt:

  • Đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày.
  • Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra.
  • Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. 
  • Giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội đầu tư thuận lợi.
  • Duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.

- Bất lợi:

Tiền không sinh lãi → Phát sinh chi phí cơ hội. → Vấn đề cơ bản: Lượng tiền mặt tối ưu bằng bao nhiêu?

Nội dung: Quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng, liên quan chặt chẽ tới quản lý các chứng khoán thanh khoản cao.

- Chu kỳ tiền mặt:

  • Là độ dài thời gian từ khi thanh toán cho mua vật tư, hàng hóa đến khi thu được tiền từ việc bán sản phẩm cuối cùng.
  • Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý tài sản lưu động.

Tài liệu VietJack

-  Rút ngắn chu kỳ tiền mặt:

+ Biện pháp:

  • Tăng tốc độ sản xuất & bán hàng: ↓ kỳ tồn kho bình quân
  • Đẩy mạnh thu tiền từ các khoản phải thu: ↓ kỳ phải thu bình quân
  • Trì hoãn thanh toán: ↑ kỳ phải trả bình quân.
  • Điều kiện: Các hoạt động trên không làm tăng chi phí hay giảm doanh thu.

+ Lợi ích:

  • Tăng dòng tiền tự do cả trong ngắn hạn & dài hạn.
  • Tăng giá trị của doanh nghiệp
  • Mô hình quản lý tiền mặt Baumol:

Giả định: Doanh nghiệp có dòng tiền tệ rời rạc với lưu chuyển tiền thuần ổn định, không đổi qua các kỳ

Chi phí lưu giữ tiền mặt:  i×M2

          i: Lãi suất

          M/2: Lượng dự trữ tiền mặt trung bình

Chi phí đặt hàng: Cb×MnM 

          Cb :Chi phí cho 1 lần bán chứng khoán thanh khoản

          Mn : Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm

Tổng chi phí của dự trữ tiền mặt:

TC=i×M2+Cb×MnM

Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu chính là lượng dự trữ tiền mặt khiến cho tổng chi phí dự trữ tiền mặt TC đạt giá trị thấp nhất.

TC=i×M2+Cb×MnM

 M*=2 Mn Cbi×12

 

Giả định: Lưu chuyển tiền thuần biến động ngẫu nhiên, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lượng là phương sai thu chi ngân quỹ.

+ Mức dự trữ tiền mặt của DN dao động trong một khoảng từ Mmin tới Mmax.

  • Lượng tiền < Mmin: Bán chứng khoán, thu tiền mặt
  • Lượng tiền > Mmax: Dùng tiền mặt để mua chứng khoán.

+ Khoảng dao động phụ thuộc:

  • Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày
  • Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán

+ Lãi suất

Tài liệu VietJack

1.4. Quản lý phải thu

Mua bán chịu là điều không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường

-,Lợi ích:

↑ doanh thu

↓ chi phí tồn kho

-  Quản lý phải thu:

↑ hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Thiệt hại:

↑ chi phí quản lý, đòi nợ

↑ chi phí trả cho nguồn tài trợ

↑ rủi ro thất thoát vốn

Phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị

- Công thức

NPV=(1-r)×P'Q'1+k-(PQ+VQ'-VQ+cP'Q')

Trong đó

+ P, Q: Giá và lượng bán được khi thanh toán ngay

+ P’, Q’: Giá và lượng hàng bán được khi trả chậm

+ r : % hàng bán chịu không thu được tiền

+ k : tỷ lệ sinh lời yêu cầu thu được từng tháng

+ V : chi phí biến đổi của 1 đơn vị hàng hóa

+ c : % chi phí đòi nợ và tài trợ bù đắp khoản phải thu

Chấp nhận nếu NPV > 0

2. Quản lý tài sản cố định

2.1 Khái niệm

 TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất, thỏa mãn 2 điều kiện:

+ Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

+ Tiêu chuẩn giá trị: ở nước ta hiện nay tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

TSCĐ còn bao gồm cả những tài sản không có hình thái vật chất - là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và cũng đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn nêu trên, ví dụ: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế kinh doanh, …

-  Phân loại:

+ TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh

  • Nhà cửa vật kiến trúc
  • Máy móc, thiết bị
  • Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý
  • Vườn cây lâu năm, súc vật

+ Các loại TSCĐ khác

  • Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng

2.2 Quản lý tài sản cố định:

a) Khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao

- Khái niệm:

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giảm dần giá trị.

Hao mòn hữu hình xảy ra do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường.

Hao mòn vô hình xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bị lỗi thời.

Trong mỗi chu kỳ sản xuất, DN chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn trên vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất TSCĐ, công việc đó gọi là khấu hao TSCĐ.

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp

-  Trích khấu hao TSCD:

+ Phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian:

Mk=NGT

Trong đó:    

  • Mk: số khấu hao hàng năm
  • NG: nguyên giá của TSCĐ
  • T: thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

+ Nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau:

NG = NGB - D + C1

Trong đó:    

  • NGB: Giá mua ghi trên hoá đơn
  • D: Chiết khấu mua hàng
  • C1 : Chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử lần đầu.

+ Đối với TSCĐ thuê tài chính, nguyên giá tài sản là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai.

-  Quản lý khấu hao lũy kế của TSCD:

  • Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ.
  • Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.
  • Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.

b) Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp:

- Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.

- Được đo lường bằng các chỉ tiêu:

  • Hiệu quả sử dụng vốn, TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ; Hiệu suất sử dụng vốn cố định; Hàm lượng vốn và TSCĐ; Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
  •  Hiệu quả sử dụng vốn, TSLĐ: Vòng quay tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân; Hiệu suất sử dụng TSLĐ; Hiệu quả sử dụng TSLĐ; Mức đảm nhiệm TSLĐ.
  • Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản; Hệ số doanh lợi; Hệ số sinh lợi tổng tài sản

CÂU HỎI BÀI TẬP

Xem thêm câu hỏi bài tập khác

Câu hỏi bài tập Quản trị tài chính về Giá trị thời gian của tiền

Câu hỏi bài tập Quản trị tài chính Phân tích tài chính

Câu hỏi bài tập Quản trị tài chính Chi phí vốn

Câu hỏi bài tập Quản trị tài chính Quản lý tài sản

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tài chính mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh phân tích tài chính mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tài chính là bao nhiêu?

 

 

 

04 câu hỏi bài tập QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP | Môn học Quản trị tài chính (trang 1)
Trang 1
04 câu hỏi bài tập QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP | Môn học Quản trị tài chính (trang 2)
Trang 2
04 câu hỏi bài tập QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP | Môn học Quản trị tài chính (trang 3)
Trang 3
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!